TUẦN HOÀN MẠCH VÀNH
Tuần hoàn mạch vành là tuần hoàn đưa máu tới dinh dưỡng tim, tạo điều kiện cho tim hoạt động.
● Đặc điểm của tuần hoàn mạch vành
- Tuần hoàn mạch vành vừa là tuần hoàn dinh dưỡng của tim, đảm bảo cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho tim hoạt động, lại vừa chịu ảnh hưởng của hoạt động tim, vì tim co bóp tống máu vào động mạch chủ, nơi xuất phát của động mạch vành.
- Tuần hoàn mạch vành quan trọng ở chỗ nó đảm bảo cho tim hoạt động, tức là đảm bảo tưới máu cho toàn bộ cơ thể.
- Về mặt cấu trúc - chức năng, tuần hoàn mạch vành gồm hai động mạch là động mạch vành phải và động mạch vành trái, xuất phát từ quai động mạch chủ, ngay sau van tổ chim. Động mạch vành trái chủ yếu cung cấp máu cho mặt trước và mặt bên của tâm thất trái. Động mạch vành phải cung cấp máu cho toàn bộ tâm thất phải và mặt sau tâm thất trái
(hình dưới - Sơ đồ các động mạch vành).
HEMOGLOBIN LÀ GÌ.
cấu tạo và Chức năng của hemoglobin
Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển oxy tới các tổ
chức. Ngoài ra hồng cầu còn có các chức năng sau: vận chuyển một phần CO2 (nhờ hemoglobin), giúp huyết tương vận
chuyển CO2 (nhờ enzym
carbonic anhydrase), điều hoà cân bằng toan kiềm nhờ tác dụng đệm của
hemoglobin.
HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
Chu kỳ hoạt động của tim
Tim đập nhịp nhàng, đều đặn, khoảng 3000 triệu lần cho một đời người. Có thể chia chuỗi hoạt động này thành từng chu kỳ lập đi lập lại riêng rẽ. Khoảng thời gian từ đầu của một tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác gọi là một chu kỳ tim. Trong mỗi chu kỳ tim, sự thay đổi áp lực trong trong tâm nhĩ, tâm thất, khiến chúng co và giãn, máu sẽ đi từ vùng áp lực cao đến vùng áp lực thấp. Hình 8 cho thấy mối quan hệ giữa điện tâm đồ, các hiện tượng cơ học (co và giãn) và những thay đổi về ì áp lực tâm nhĩ, tâm thất, thể tích tâm thất,và áp lực động mạch chủ trong suốt chu kỳ tim. Ap lực ở hình vẽ này ở thất trái, còn thất phải thì áp lực thấp hơn nhiều vì thành thất phải mỏng hơn tuy nhiên thể tích tống máu là như nhau. Ở một chu kỳ tim bình thường, hai tâm nhĩ co trong khi hai tâm thất giãn và ngược lại.1. Các giai đoạn của chu kỳ tim
Chu kỳ tim bao gồm giai đoạn co (tâm thu), và giai đoạn giãn (tâm trương) của tâm nhĩ và của cả tâm thất. Có thể chia một chu kỳ tim thành 3 giai đoạn chính :1.1. Đổ đầy thất
Xảy ra trong giai đoạn tâm trương. Lúc này cơ thất hoàn toàn giãn, áp lực trong thất giảm xuống, áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất do máu từ tĩnh mạch liên tục đổ về ì nhĩ. Sự chênh lệch áp suất này khiến cho van nhĩ-thất mở ra và máu từ nhĩ xuống thất, gọi là giai đoạn đầy thất nhanh (80% lượng máu trong nhĩ đổ xuống thất). Cuối thời kỳ này, tâm nhĩ co (khử cực nhĩ : sóng P trên điện tâm đồ) và tống nốt 20% lượng máu còn lại, để khởi đầu cho sự co của thất. Sự co của tâm nhĩ không tuyệt đối cần thiết cho lưu lượng máu đầy đủ ở một tần số tim bình thường.Cuối kỳ tâm thất trương, có khoảng 130ml máu ở mỗi tâm thất, được gọi là thể tích cuối tâm trương ( EDV : end-diastolic volume ), chỉ số này quan trọng để đánh giá chức năng tim. Trong giai đoạn đổ đầy thất, có một sự chênh lệch áp lực qua van bán nguyệt, áp lực động mạch chủ lớn hơn áp lực thất trái, tác động lên van, khiến chúng vẫn đóng trong suốt thời kỳ này. Điều này ngăn máu chảy ngược trở lại từ động mạch về tim.
YẾU TỐ GÂY CAO HUYẾT ÁP
Sơ đồ: Điều hòa huyết áp qua hệ RAA (tổ chức cạnh cầu thận)
Do vậy, một khi thận bị tổn thương chức năng như suy thận mãn, suy thận cấp, teo thận...., thì chức năng điều hòa Huyết áp của hệ RAA tại tổ chức cạnh cầu thận giảm, dẫn đến bệnh cảnh cao Huyết áp.
THÀNH PHẦN CỦA BẠCH CẦU
phân loại và chức năng của Bạch cầu
Bạch cầu là những tế
bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Dựa vào hình dáng, cấu
trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính
là bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.
Chứa những hạt trong
bào tương mà có thể thấy dưới kính hiển vi quang học. Tuỳ theo cách bắt màu
phẩm nhuộm của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu hạt trung tính, ưa acid, ưa
kiềm. Ngoài ra, do nhân của các bạch cầu hạt này có nhiều thuỳ nên chúng còn có
tên là bạch cầu đa nhân.
Trong bào tương không
có các hạt mà có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học do kích thước chúng
nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém. Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu
lympho và bạch cầu mono. Nhân của các bạch cầu không hạt này không chia thuỳ
nên chúng còn có tên là bạch cầu đơn nhân.
TÁC DỤNG CỦA DỊCH RUỘT
nguồn gốc và tác dụng của dịch ruột
Do các tế bào niêm mạc ruột và các tuyến nằm ngay trên thành
ruột bài tiết:
- Tuyến Brunner: bài tiết chất nhầy và
HCO3-
- Tuyến Liberkuhn: bài tiết nước
- Tế bào niêm mạc: bài tiết enzym
Như vậy, các tế bào niêm mạc ruột non đóng vai trò quan trọng
trong việc bài tiết dịch ruột còn các tuyến ruột chỉ bài tiết các chất phụ.
Số lượng dịch ruột khoảng 2 - 3 lít/24 giờ .
1. Thành phần và tác dụng của dịch ruột
- Nhóm
enzym tiêu hóa protid
+ Aminopeptidase
Có tác dụng cắt rời từng acid amin một đứng ở đầu N của chuỗi
polypeptid.
+ Dipeptidase,
tripeptidase
Phân giải các dipeptid và tripeptid thành từng acid amin riêng
lẻ .
- Nhóm
enzym tiêu hóa glucid
+ Amylase dịch ruột
Phân giải tinh bột sống lẫn chín thành đường đôi maltose.
+ Maltase
Phân giải maltose thành glucose.
+ Sucrase
Phân giải đường sucrose (đường mía) thành đường glucose và
fructose.
+ Lactase
Phân giải đường lactose (đường sữa) thành đường glucose và
galactose.
- Lipase
dịch ruột
Phân giải các triglycerid đã nhũ tương hóa thành glycerol và
acid béo.
2. Điều hòa bài tiết dịch ruột
Dịch ruột được điều hòa bài tiết chủ yếu do cơ chế cơ học. Khi
thức ăn đi qua ruột, nó sẽ kích thích các tuyến bài tiết ra dịch kiềm và chất
nhầy đồng thời làm các tế bào niêm mạc ruột non bong và vỡ ra, giải phóng các
enzym vào trong lòng ruột. Do vậy mà tế bào niêm mạc ruột non cứ 3 - 5 ngày đổi
mới một lần.
HUYẾT ÁP LÀ GÌ
các thông số huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng
Huyết áp (HA) là áp suất máu trong động mạch. Máu chảy được trong động mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của thành động mạch, trong đó lực đẩy máu của tim thắng nên máu chảy được trong động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định.1. Huyết áp tâm thu: còn gọi là huyết áp tối đa, thể hiện khả năng co bóp của tim, là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch. Huyết áp tối đa thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.
2. Huyết áp tâm trương: còn gọi là huyết áp tối thiểu, thể hiện sức cản của thành mạch, là giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch. Huyết áp tối thiểu thay đổi từ 50-90mmHg.
3. Huyết áp trung bình: còn gọi là huyết áp hữu hiệu, là trung bình của tất cả áp suất máu được đo trong một chu kỳ thời gian, nó thể hiện sức làm việc thực sự của tim. Huyết áp trung bình gần với huyết áp tâm trương hơn huyết áp tâm thu trong chu kỳ hoạt động của tim.
HA trung bình = HA tâm trương + 1/3 HA hiệu số