CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH LÝ BỆNH BÀI 19



(đáp án ở cuối bài)

Phần 1: Đúng/ Sai (T/F).

Đánh dấu X vào cột Đ nếu cho là đúng, đánh dấu X vào cột S  nếu cho là sai

Câu 1. Các yếu tố chính chi phối hoạt động của các tuyến nội tiết
Đ
S
1.Mức độ kích thích của các xung động thần kinh từ não xuống


2.Nồng độ tăng hay giảm của các nội tiết tố trong máu


3.Tính chất của các Stress


4.Mức độ biến động của sự cân bằng nội môi


5.Tình trạng mất máu mạn tính


Câu 2. Nguyên nhân thường gặp gây rối loạn hoạt động (ưu năng. nhược năng) của tuyến nội tiết
Đ
S
1.Tổn thương vỏ não và vùng dưới đồi


2.Tuyến nội tiết bị viêm, nhiễm độc


3.U lành, u ác tuyến nội tiết


4.Thiếu máu nhẹ


5.Tuyến nội tiết bị xơ hóa, hoại tử do tắc mạch, chấn thương


Câu 3. Các yếu tố chính gây thay đổi rõ rệt nồng độ các nội tiết tố trong máu
Đ
S
1.Tình trạng ưu năng hay nhược năng của tuyến


2.Tăng hay giảm mức độ tiếp nhận của các cơ quan đích


3.Tăng hay giảm tốc độ tuần hoàn


4.Tốc độ tổng hợp và thoái hóa của các nội tiết tố


5.pH máu


Câu 4. Các biểu hiện thường thấy trong thiểu năng thùy trước tuyến yên
Đ
S
1.Suy mòn: gầy rộc, teo cơ và mô liên kết


2.Teo tuyến giáp


3.Teo tuyến thượng thận


4.Tăng glucose máu


5.Teo tuyến sinh dục


Câu 5. Vai trò của ADH
Đ
S
1.Tái hấp thu nước ở đoạn xuống của quai henlê


2.Tái hấp thu nước ở ống góp


3.Tái hấp thu nước ở ống lượn gần


4.ADH tác dụng gián tiếp lên tế bào ống thận


5.Giảm tiết ADH gây bệnh đái nhạt


Câu 6. Ưu năng tuyến giáp trạng
Đ
S
1.Basedow là bệnh thuộc loại này


2.Bướu giáp địa phương (do thiếu iod) cũng thuộc loại này


3.Tăng thyroxin


4.Tăng LAST trong máu (chất kích thích tuyến giáp tác dụng kéo dài)


5.Bệnh có cơ chế tự miễn


Câu 7. Biểu hiện của bệnh Basedow
Đ
S
1.Tuyến giáp to


2.Gầy nhanh


3.Mắt lồi, run tay


4.Tim đập chậm, giảm thân nhiệt


5.Tăng phản xạ


Câu 8. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy giáp trạng
Đ
S
1.Bẩm sinh: thiểu sản, rối loạn tổng hợp hocmôn


2.Mắc phai: Ăn uống thiếu iod, viêm, sau điều trị thuốc kháng giáp


3.Phù


4.Tăng thân nhiệt


5.Suy giảm trí tuệ, giảm sút trí nhớ (đần giáp)


Câu 9. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy cận giáp
Đ
S
1.Xảy ra do tổn thương ngẫu nhiên hoặc do cắt nhầm trong phẫu thuật tuyến giáp


2.Giảm khả năng huy động Ca từ xương, giảm hấp thu Ca ở ruột


3.Tăng hưng phấn thần kinh cơ


4.Rung cơ, co cứng cơ


5.Trong máu giảm Ca giảm phosphat hữu cơ


Câu 10. Nguyên nhân và các bệnh của suy thượng thận
Đ
S
1.Lao thượng thận, teo thượng thận


2.Do sai sót trong điều trị bằng nội tiết tố thượng thận: không tuân thủ nguyên tắc, lạm dụng và điều trị kéo dài


3.Bệnh Conn


4.Bệnh Addison


5.Bệnh Cushing


Câu 11. Các yếu tố gây Stress làm rối loạn chức năng nội tiết
Đ
S
1.Tâm lý: xúc động mạnh, căng thẳng. mỏi mệt quá độ


2.Chấn thương cơ học, bỏng


3.Nhiệt độ: nóng quá, lạnh quá


4.Nhiễm khuẩn


5.Stress hầu như không làm rối loạn hoạt động thần kinh


Câu 12. Các tuyến nội tiết tham gia điều hòa
Đ
S
1.Tăng, giảm huyết áp, áp lực thẩm thấu


2.Tăng, giảm glucose máu


3.Tăng, giảm Ca máu


4.Rất ít vai trò trong điều hòa cơ chế thích nghi, đề kháng


5.Ít vai trò trong điều thân nhiệt


Câu 13. Những yếu tố cần dựa vào để chẩn đoán đúng trạng thái ưu năng hoặc thiểu năng một tuyến nội tiết
Đ
S
1.Định lượng nội tiết tố của tuyến đó có trong máu


2.Định lượng các sản phẩm chuyển hóa tương ứng của nội tiết tố đó


3.Triệu chứng lâm sàng không điển hình nên ít giá trị


4.Kết quả nghiệm pháp kìm hãm tuyến khi tuyến ưu năng


5.Kết quả nghệm pháp kích thích tuyến khi tuyến thiểu năng



Phần 2: Câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ)
Hãy chọn một ý đúng nhất trong 5 ý A,B,C,D,E và khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đó.

Câu 1. Hậu quả nào nặng nề hơn cả khi bị suy giáp do thiếu iod
A.Rối loạn chuyển hóa nước (giữ nước)
B.Rối loạn chuyển hóa protid, lipid (giảm sinh trưởng)
C.Rối loạn thân nhiệt (giảm thân nhiệt)
D.Rối loạn dinh dưỡng, sinh dục (tóc đễ rụng, giảm nội tiết tố sinh dục)
E.Suy giảm trí tuệ, giảm trí nhớ
Câu 2. Trước một công kích (Stress), cơ thể phản ứng thích ứng qua
A.Giai đoạn chống lại:Phản ứng báo động (cơ thể bị “sốc”và chống sốc
B.Giai đoạn đề kháng
C.Giai đoạn suy kiệt
D.Hội chứng thích ứng thường qua 3 giai đoạn này
E.Không nhất thiết phải theo trình tự 3 giai đoạn trên
Câu 3. Vai trò thường xuyên nhất của tuyến nội tiết
A,Điều hòa huyết áp
B.Điều hòa glucose máu
C.Điều hòa duy trì hằng định nội môi
D.Điều hòa Ca máu
E.Điều hòa thân nhiệt
Câu 4. Cặp nội tiết tố nào tham gia hiệu quả nhất trong cơ chế đề kháng
A.Adrenalin. glucocorticoid
B.Adrenalin, thyroxin
C.Adrenalin, cortisol
D.Glucocorticoid, glucagon
E.Glucocorticoid, thyroxin