CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TMH - DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ



DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

1. Nguyên nhân gây dị vật đường thở nào sau đây bệnh nhân khó phòng tránh:
A. Hít vào sâu mạnh và đột ngột
B. Ngậm vật dễ hóc cười đùa
C. Ngậm vật dễ hóc trong lúc quá ngạc nhiên quá sợ hải 
D. Ngậm thức ăn dễ hóc bị sặc 
@E. Thủ thuật nạo VA, nội soi, nhổ răng sửa 

2. Một cháu bé bị ho, khàn tiếng, khó thở..., triệu chứng quan trọng nhất để nghĩ tới dị vật đường thở là:
A. Khó thở thanh quản điển hình
@B. Có hội chứng xâm nhập
C. Phim phổi thắng có hình ảnh phế quản phế viêm
D. Các triệu chứng trên hay tái phát thành cơn, không sốt
E. Tiền sử có tiếp xúc với dị vật dễ hóc

3. Nguy cơ chính của dị vật đường thở di động ở trẻ em là:
@A. Mắc kẹt vào buồng thanh thất Morgagnie gây ngạt thở
B. Viêm khí- phế -quản
C. Tràn khí dưới da
D. Xẹp phổi
E. Gây chấn thương chảy máu trong lòng khí quản

4. Cần phải làm gì với một trẻ bị phế quản phế viêm kéo dài, tái phát nhiều lần, mặc dù đã điều trị tích cực, X quang có xẹp phổi?
A. Tăng liều kháng sinh
B. Lấy đờm thử vi trùng và làm kháng sinh đồ
@C. Tiến hành nội soi khí phế quản kiểm tra 
D. Làm phản ứng nội bì IDR
E. Chụp CT phổi cắt lớp


5. Vị trí dị vật hạt đậu phụng trong đường thở thường gặp ở trẻ em là:
A. Thanh quản
@B. Phế quản gốc phải
C. Phế quản gốc trái
D. Khí quản
E. Hạ thanh môn


BỆNH HYSTERIA


Bệnh tâm căn Hysteria: chẩn đoán và điều trị?
1.      Định nghĩa:
Hysteria là một bệnh tâm căn, tức là một bệnh căn nguyên tâm lý, xuất hiện sau những sang chấn tâm thần trên một nhân cách có những điểm riêng nhưng nói chung là yếu.

2.      Chẩn đoán:
2.1.   Lâm sàng:
2.1.1.      Các biểu hiện cơ thể:
a)      Các cơn Hysteria:
*        Cơn quá động:
-        Cơn co giật:
+        Xuất hiện lúc có người ở xung quanh.
+        Biết trước cơn, chuẩn bị tư thế nằm hay ngã.
+        Cơn kéo dài.
+        Ý thức không bị rối loạn nặng.
+        Sau cơn tỉnh ngảy.
-        Cơn kích động xúc động: vùng chạy, leo trèo, cười khóc, chịu tác dụng của ám thị.
*        Cơn thiểu động: cơn ngất, cơn ngủ.
b)      Các rối loạn vận động:
*        Hiện tượng quá động:
-        Hay gặp run, run tăng khi chú ý.
-        Biểu hiện khác: lắc đầu, gật đầu, múa giật, múa vờn.
*        Hiện tượng thiểu động:
-        Liệt tay chân.
-        Rối loạn cơ quan phát âm.

SO SÁNH CƠN HYSTERIA VÀ ĐỘNG KINH

                                      So sánh cơn giãy dụa Hysteria và cơn co giật động kinh
Đôi lúc trên lâm sàng chúng ta bắt gặp các triệu chứng co giật, trợn mắt, mất ý thức...mà cụ thể là ở cơn co giật động kinh và cơn Hysteria. Đứng trước các triệu chứng trên và để phân biệt đâu là do động kinh và đâu là do Hysteria thì chúng ta cùng xem bảng so sánh sau.
con dong kinh

Cơn giãy dụa Hysteria
Cơn co giật động kinh
Nguyên nhân
-        Các SCTT tác động vào 1 nhân cách yếu và loại hình TK nghệ sĩ yếu.
-        Thực tổn do tổn thương não.
-        Bất kể loại nhân cách nào
Định nghĩa
Là rối loạn vận động do quá động vận động trong tâm lý
Là rối loạn vận động do sự phóng điện kịch phát của noron TK
Hoàn cảnh xuất hiện
-        Thường lên cơn lúc có người ở xung quanh.
-        Biết trước cơn và chuẩn bị tự thế nằm hay ngã.
Không biết trước cơn, xảy ra đột ngột
Biểu hiện cơn
Cơn biểu hiện bằng cơn giật không điển hình, động tác lộn xộn, không định hình; có thể cắt cơn bằng kích thích mạnh hay ám thị.
Cơn giật biểu hiện qua 4 giai đoạn: co cứng, co giật, giật cách, giật mềm.
Thời gian
Cơn thường kéo dài: vài phút ® vài giờ
Ngắn: vài giây ® vài phút
Trong cơn
Ý thức không bị rối loạn nặng, vẫn có thể phản ứng theo thái độ và nhận xét của người xung quanh
Ý thức bị rối loạn, BN không biết gì
Sau cơn
Tỉnh táo ngay, nhớ những việc vừa xảy ra
Không nhớ gì, không tỉnh táo ngay
Điện não đồ
Bình thường
Có sóng động kinh
Điều trị
LPTL: ám thị khi thức
Thuốc chống động kinh

PHÁT HIỆN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TRẦM CẢM



BẠN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM THEO CÁC MỤC VÀ DỰA VÀO BẢNG ĐIỂM BÊN DƯỚI ĐỂ NHẬN XÉT MỨC ĐỘ TRẦM CẢM
(Đây là bảng đầy đủ - bạn có nhiều lựa chọn hơn – Trong mỗi đề mục chỉ chọn 1 điểm)
Đề mục 1: ---------------------------------------------------------------------------- điểm đạt: ……
0 : Tôi không cảm thấy buồn.
1 :  Nhiều lúc tôi cảm thấy chán hoặc buồn.
2 :  Lúc nào tôi cũng cảm thấy chán hoặc buồn và tôi không thể thôi được.
2 :  Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn và bất hạnh đến mức hoàn toàn đau khổ.
3 :  Tôi rất buồn hoặc rất bất hạnh và khổ sở đến mức không thể chịu được.
Đề mục 2: ---------------------------------------------------------------------------- điểm đạt: ……
0 : Tôi hoàn toàn không bi quan và nản lòng về tương lai.
1 : Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai hơn trước.
2 : Tôi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả.
2 : Tôi cảm thấy sẽ không bao giờ khắc phục được những điều phiền muộn của tôi.
3 : Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình chỉ có thể tiếp tục xấu đi hoặc không thể cải thiện được.
Đề mục 3: ---------------------------------------------------------------------------- điểm đạt: ……
0 : Tôi không cảm thấy như bị thất bại.
1 : Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác.
2 : Tôi cảm thấy đã hoàn thành rất ít điều đáng giá hoặc đã hoàn thành rất ít điều có ý nghĩa.
2 : Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình đã có quá nhiều thất bại.
3 : Tôi cảm thấy mình là một người hoàn toàn thất bại.
3 : Tôi tự cảm thấy hoàn toàn thất bại trong vai trò của tôi (bố, mẹ, chồng, vợ …)
Đề mục 4: ---------------------------------------------------------------------------- điểm đạt: ……
0 : Tôi hoàn toàn không bất mãn
0 : Tôi còn thích thú với những điều mà trước đây tôi vẫn thường ưa thích.
1 : Tôi luôn luôn cảm thấy buồn.
1 : Tôi ít thấy thích những điều mà tôi vẫn thường ưa thích trước đây.
2 : Tôi không thõa mãn về bất kỳ cái gì nữa.
2 : Tôi rất ít thích thú về những điều trước đây tôi vẫn thường ưa thích.
3 : Tôi không còn chút thích thú nào nữa.
3 : Tôi không hài lòng với mọi cái.
Đề mục 5: ---------------------------------------------------------------------------- điểm đạt: ……
0 : Tôi hoàn toàn không cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả.
1 : Phần nhiều những việc tôi đã làm tôi đều cảm thấy có tội.
1 : Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình tồi hoặc không xứng đáng.
2 : Tôi cảm thấy mình hoàn toàn có tội.
2 : Giờ đây tôi luôn cảm thấy trên thực tế mình tồi hoặc không xứng đáng.
3 : Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình có tội.
3 : Tôi cảm thấy như là tôi rất tồi hoặc vô dụng.

CÂU HỎI ÔN TẬP THI YHCT 5

châm cứu


Câu 10:
-        Nêu TC, cách xử trí, đề phòng tai biến xảy ra khi châm kim.
-        Nêu TC, CĐ bát cương, pháp điều trị, các huyệt cần châm để điều trị BN bị cảm mạo phong nhiệt.

1.      Nêu triệu chứng, cách xử trí, đề phòng tai biến xảy ra khi châm kim. T.70
1.1.   Vựng châm (say kim):
-        Triệu chứng:
+        Người bệnh chóng mặt, hoa mắt, tức ngực, tim đập nhanh, buồn nôn, mặt xanh tái.
+        Trường hợp nặng có thể lạnh toát chân tay, mồ hôi đầm đìa, mạch trầm, ngất choáng.
-        Nguyên nhân:
+        Do người bệnh quá căng thẳng thần kinh, do sợ hãi.
+        Do đói, quá yếu
+        Do kích thích châm cứu quá ngưỡng chịu đựng của người bệnh.
-        Xử lý:
+        Rút ngay các kim đã châm, đặt người bệnh nằm duỗi thẳng tay chân, kê đầu hơi thấp.
+        Cho uống nước chè nóng có pha đường hoặc nước nóng có vài lát gừng.
+        Nếu bất tỉnh, day ấn Nhân trung, Nội quan. Thường người bệnh sẽ tỉnh lại sau vài phút.

1.2.   Mắc kim:
-        Khi châm vào huyệt bỗng nhiên kim bị mắc cứng không vê hoặc rút ra được.
-        Nguyên nhân: do co thắt các cơ tại vùng huyệt, do vê kim quá mạnh các sợi cơ quấn vào mũi kim, người bệnh quá căng thẳng, hoặc tự gồng mình chịu đựng khi châm.
-        Xử lý:
+        Nói người bệnh thả lỏng cơ, xoa nhẹ xung quanh huyệt, thường sau đó kim sẽ lỏng ra.
+        Nếu còn mắc kim, để BN nằm bất động vài phút, châm kim gần chỗ mắc để nới lỏng cơ.
+        Nếu không đạt kết quả, cần vê nhẹ đốc kim theo chiều ngược lại cho đến khi kim lỏng ra.

1.3.   Cong kim:
-        Kim bị cong là do người bệnh thay đổi tư thế trong khi châm, do kích thích mạnh làm cơ vùng huyệt co thắt đột ngột, hoặc châm kim quá mạnh.
-        Xử lý: Để người bệnh trở lại tư thế cũ, rút kim ra lựa theo chiều cong, tránh kéo hoặc vê kim quá mạnh đề phòng gãy kim.

CÂU HỎI ÔN TẬP THI YHCT 4



Câu 7:
-        Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Hãn, Hạ, Thổ trong bát pháp của của YHCT.
-        Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị đau đầu mất ngủ trong tâm căn suy nhược thể Can thận âm hư.

1.      Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Hãn, Hạ, Thổ trong bát pháp của của YHCT. T.59, 60
1.1.   Hãn pháp:
*        Dùng các thuốc có tính vị cay nóng gây ra mồ hôi giúp cơ thể đưa tà khí ra ngoài theo mồ hôi.
*        Chỉ định: các trường hợp bệnh còn ở phần biểu.
*        CCĐ: bệnh đã vào lý hay bệnh thuộc bán biểu, bán lý.
*        Ứng dụng:
-        Phù thận do viêm cầu thận cấp:
Phù thận cấp thời kỳ đầu dùng các vị: Thạch cao, Ma hoàng, Cam thảo, Sinh khương...
-        Cảm mạo không có mồ hôi:
+        Cảm mạo phong hàn. Thường dùng các vị thuốc: Gừng, Quế chi, Ma hoàng, Kinh giới...
+        Cảm mạo phong nhiệt. Thường dùng các vị thuốc: Bạc hà, Cúc hoa, Lá dâu, Bèo cái,...
-        Các bệnh nhiễm khuẩn trong giai đoạn đầu viêm long khởi phát.
*        Khi dùng hãn pháp cần chú ý:
-        Không dùng trong các trường hợp: ỉa chảy, mất nước, mất máu (ho, nôn ra máu, rong kinh), cơ thể suy nhược...
-        Không nên cho ra quá nhiều mồ hôi đề phòng mất nước, nhất là trong mùa hè làm mất thêm quá nhiều mồ hôi.

CÂU HỎI ÔN TẬP THI YHCT 3



Câu 5:
-        Trình bày cương lĩnh: Biểu lý, hư thực trong chẩn đoán bát cương của YHCT
-        Nêu triệu chứng, kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN đau dây TK hông to do lạnh

1.      Cương lĩnh Biểu lý, hư thực trong chẩn đoán bát cương – SGK T. 54 & 57
1.1.   Biểu – Lý:
*        Biểu: bệnh bên ngoài
-        Bệnh thuộc kinh lạc, gân xương: Thấp khớp, đau dây TK ngoại biên
-        Bệnh nhiễm khuẩn giai đoạn đầu, viêm long, chưa có rối loạn như mất nước, nhiễm độc TK, rối loạn tinh thần.
-        Thường phối hợp cương lĩnh khác: biểu nhiệt (sợ nóng, sốt), hư (có mồ hôi), thực (không có mồ hôi)
*        Lý: bệnh bên trong cơ thể
-        Bệnh thuộc tạng phủ như: viêm loét dạ dày - tá tràng, THA, bệnh tâm thần, cơ quan tạo máu…
-        Bệnh truyền nhiễm gđ cuối có RL về chức năng như mất nước, nhiễm độc thần kinh, RL điện giải, tinh thần…

CÂU HỎI ÔN TẬP THI YHCT 2



Câu 3:
-        Trình bày chức năng sinh lý của tạng Can, tạng Thận
-        Nêu triệu chứng, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để điều trị BN đau vai gáy cấp do sai tư thế, do mang vác nặng

1.      Trình bày Chức năng sinh lý của tạng Can, tạng Thận
1.1.   Chức năng sinh lý của tạng Can: theo vở
a)      Tàng huyết
-        Tàng trữ, điều tiết lượng máu đến cơ quan phủ tạng theo nhu cầu hoạt động, phụ trách các hoạt động kinh nguyệt và nuôi dưỡng cân cơ, TK.
-        Khi có bệnh, Can không tang được huyết – Can huyết hư sinh ra các chứng: hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, run chân tay, kinh nguyệt ít, bế kinh…
b)      Chủ về sơ tiết:
-        Là sự thư thái, đều đặn, thông xướng.
-        Giúp sự vận hành khí các tạng phủ được dễ dàng thông suốt, thăng giáng được điều hoà.
-        Tình chí và tiêu hoá bị ảnh hưởng sẽ liên quan hoạt động tinh thần.
+        Can khí uất thường do tình chí làm mất khả năng sơ tiết, biểu hiện: lo lắng, u uất, cáu gắt, giận dữ, kinh nguyệt không đều, thống kinh…
+        Can khí thịnh: gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai mặt đỏ…
c)      Chủ cân và vinh nhuận ra móng tay, móng chân:
-        Cân tức là cân mạch (khớp, cân cơ, gân cơ)
-        Can mạch tức phụ trách việc vận động của cơ thể, được nuôi dưỡng bởi huyết của can, nuôi dưỡng tốt thì hoạt động sẽ hoạt bát, nhanh nhẹn à Can huyết hư: run tay chân, tê tay chân, tay chân co quắp, teo cơ, cứng khớp…
-        Móng tay, móng chân được coi là phần thừa ra của cân mạch:
+        Can huyết đầy đủ: có móng tay móng chân cứng, hồng.
+        Can huyết hư: nhược màu, thay đổi hình dạng, dễ gãy.
d)      Khai khiếu ra mắt:
-        Nuôi dưỡng mắt nhờ kinh can có nhánh đi lên mắt.
-        Can huyết hư: giảm thị lực, quáng gà
-        Can khí thực do phong nội động: miệng méo, mắt nhắm không kín
e)      Can mộc sinh tâm hoả, khắc tỳ thổ, biểu lý với đởm, mật.

1.2.   Chức năng sinh lý của tạng Thận: theo vở + sách
a)      Chủ về tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể:
-        Tàng tinh: tinh tiên thiên và tinh hậu thiên được tang trữ ở thận gọi là thận tinh (thận âm). Tinh biến thành khí nên có thận khí (thận dương)
+        Thận hư không có hiện tượng hàn hoặc nhiệt gọi là thận tinh hư hay thận khí hư biểu hiện:
·        Trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng
·        Người lớn: hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương
+        Nếu thận hư có hiện tượng hư nhiệt (nội nhiệt) là thận âm hư có biểu hiện: họng khô, răng đau, tai ù, nhức xương …
+        Nếu thận hư có hiện tượng hư hàn (ngoại hàn) là thận dương hư gây các chứng: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, liệt dương, tiểu nhiều, ỉa chảy…
-        Chủ sinh trưởng và phát dục: Sự phát triển trưởng thành và sinh con cái do thận tinh và thận khí quyết định
+        Đối với nữ:
·        Thiên quý thịnh: 21 – 28 tuổi
·        Thiên quý giảm sút: 35 tuổi
·        Thiên quý cạn: 49 tuổi
+        Đối với nam:
·        Thiên quý đến khi tinh khí tràn đầy: 16 tuổi
·        Thiên quý thịnh: 34 tuổi
·        Thiên quý cạn: 64 tuổi.
b)      Chủ cốt tuỷ, thông với não, vinh nhuận ra tóc:
-        Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tuỷ vào trong xương nuôi dưỡng xương nên gọi là thận chủ cốt, sinh tuỷ.
-        Tuỷ lên não, thận lại sinh tuỷ nên thận thông với não.
-        Tinh do huyết sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm dư thừa của huyết được huyết nuôi dưỡng, nên thận biểu hiện ra tóc.
c)      Chủ thuỷ (chủ về khí hoá nước):
-        Là đem nước do đồ ăn uống do tỳ vận hoá và hấp thu đưa tới tưới cho các tổ chức cơ thể và bài tiết ra ngoài à thận hư không khí hoá được nước dẫn đến ứ nước, sinh phù thũng…
d)      Chủ về nạp khí:
-        Không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận
-        Thận hư không nạp được phế khí thì phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, suyễn, khó thở…
e)      Khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm:
-        Tai nghe do thận tinh nuỗi dưỡng nên thận hư gây ù tai, tai điếc.
-        Tiền âm: nơi bài tiết nước tiểu, thuộc bộ phận sinh dục nam hay nữ; thận lại chủ về khí hoá bài tiết nước và sinh dục nên gọi là thận chủ tiền âm.
-        Hậu âm: nơi đại tiện ra phân do tỳ đảm nhiệm, nhưng phải nhờ sự khí hoá của thận nên gọi là thận chủ về hậu âm.
f)       Thận thủy sinh can mộc, khắc tâm hoả, biểu lý với phủ BQ.

2.      Triệu chứng, tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để điều trị BN đau vai gáy cấp do sai tư thế, do mang vác nặng: T. 186
2.1.   Triệu chứng:
-        Thường xảy ra sau khi mang vác nặng hoặc sau khi nằm nghiêng, gối quá cao
-        Đau cứng vai gáy, vận động cổ khó, ấn vào cơ thang đau, co cứng cơ
-        Chất lưới có điểm ứ huyết, mạch phù khẩn
2.2.   Chẩn đoán bát cương: Thực chứng
2.3.   Pháp điều trị: Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc
2.4.   Điều trị cụ thể:
-       Châm cứu - chẩm tả các huyệt như thể do lạnh (6 huyệt): Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Thiên tông, Dương lăng tuyền, Dương trì cùng bên
-       Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng các thủ thuật: Xát, lăn, day, bóp, bấm, vận động bên vai gáy bị đau.
-       Châm vùng vai gáy ở loa tai
-       Thủy châm: Dùng vit B1, B6, B12 tiêm vào huyệt ở vai bị đau, mỗi huyệt 0,5 – 1 ml
*       Lưu ý: Khuyên BN nên vận động từ từ.

Câu 4:
-        Trình bày đặc điểm các nguyên nhân gây bệnh: Phong, hàn, thấp của YHCT.
-        Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị bệnh nhân bị liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh.

1.      Trình bày đặc điểm các nguyên nhân gây bệnh: Phong, hàn, thấp của YHCT (T.42à44)
1.1.   Phong:
-        Có 2 loại:
+        Ngoại phong là gió chủ khí về mùa xuân, nhưng  mùa nào cũng gây bệnh.
+        Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường (can huyết hư sinh phong...) gây co giật, hoa mắt, chóng mặt...
-        Đặc tính của phong:
(1)   Thường xuất hiện theo mùa
(2)   Xuất hiện đột ngột, mất đi không để lại dấu vết
(3)   Hay di chuyển, hay gây co giật, rung giật “phong động”
(4)   Gây ngứa, sốt, sợ gió, mạch phù
(5)   Phong là dương tà hay đi lên trên và ra ngoài nên hay gây bệnh ở phần trên cơ thể (đầu, mặt) và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết, gây ra mồ hôi…
(6)   Gây ra các bệnh diễn biến mau lẹ, chuyển biến nhanh
(7)   Thường phối hợp với các thứ khí khác thành các nguyên nhân gây bệnh phức tạp hơn: phong nhiệt, phong hàn, phong thấp…
-        Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong:
+        Phong hàn:
·        Cảm mạo do lạnh gây ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù khẩn
·        Đau dây TK ngoại biên
·        Đau các khớp do lạnh
·        Ban chẩn di ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh
+        Phong nhiệt:
·        Cảm mạo phong nhiệt, gđ đầu của các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, sợ nóng, họng đỏ đau, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
·        Viêm màng tiếp hợp cấp theo mùa do virus.
·        Viêm khớp cấp.
·        Viêm đau các dây TK do phong nhiệt.
+        Phong thấp: thường gây các triệu chứng đau mình, cử động nặng nề gặp trong
·        Đau khớp và đau các dây TK ngoại biên, thoái khớp
·        Phù dị ứng, eczema…
-         Lưu ý: Cần phân biệt với các chứng nội phong (bên trong) như: Sốt cao co giật (nhiệt cực sinh phong); Liệt nửa người do THA (huyết hư sinh phong); Hoa mắt, chóng mặt… (do can âm hư làm can dương vượng sinh phong)

1.2.   Hàn:
-        Có 2 loại:
+        Ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông.
+        Nội hàn do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh.
-        Đặc tính của hàn:
(1)   Hay làm tắc lại (ngưng trệ) không ra mồ hôi.
(2)   Là âm tà hay làm tổn thương dương khí.
(3)   Ít di chuyển, gây đau tại chỗ, đau buốt, đau chói, lạnh đau tăng.
(4)   Chườm nóng thì đỡ đau.
(5)   Khi gây bệnh:
·        Tác động vào kinh lạc gây ra đau khớp, đau dây TK do lạnh.
·        Tác động vào tạng phủ (trúng hàn): vào phế gây ho hen; vào vị, tỳ gây nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, ỉa chảy…
-        Các chứng bệnh hay xuất hiện do hàn:
·        Phong hàn: (…)
·        Hàn thấp: gây ỉa chảy, nôn mửa, đau và đầy bụng do lạnh
-        Cần phân biệt với chứng bệnh gây ra do nội hàn thường do dương hư gây nên: Thận dương hư gây tay chân lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần… Tỳ vị hư hàn: gây ăn kém, đầy bụng, đau bụng, ỉa chảy, sợ lạnh, tay chân lạnh…

1.3.   Thấp:
-        Có 2 loại:
+        Ngoại thấp là độ ẩm thấp chủ khí về cuối hạ.
+        Nội thấp sinh ra do tỳ hư không vận hoá được tân dịch, gây đình trệ thành thấp.
-        Đặc tính của thấp:
(1)   Thấp gây ra mình mẩy nặng nề, đau mỏi, cử động khó khăn
(2)   Hay bài tiết ra các chất đục (thấp trọc) như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm …
(3)   Hay gây dính nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp)…
(4)   Làm tổn thương dương khí của tỳ vị dẫn đến công năng vận hoá thuỷ thấp suy giảm làm cho thuỷ thấp đình lại gây phù; làm ảnh hưởng đến vận hoá đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn.
(5)   Khi gây bệnh thường phối hợp với các khí khác như phong thấp, thấp nhiệt, thử thấp…
-        Các chứng bệnh hay xuất hiện do thấp:
+        Phong thấp: …
+        Hàn thấp: …
+        Thử thấp: gây ỉa chảy về mùa hè do tắm lạnh, ăn đồ sống lạnh, nếu bị thấp nhiệt kết hợp gây ỉa chảy nhiễm trùng.
+        Thấp chẩm: bệnh chàm, ngứa, chảy nước…
+        Thấp nhiệt: gây các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hoá (lị, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản nhiễm khuẩn…), tiết niệu (viêm thận bể thận, viêm BQ), sinh dục (viêm loét CTC, viêm âm đạo, viêm tinh hoàn…)
-        Cần phân biệt với các chứng bệnh gây ra do nội thấp do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp sinh ra, thường gặp các biểu hiện: bụng đầy trướng, ăn kém, chậm tiêu, miệng dính, ỉa chảy, tay chân mệt mỏi nặng nề, phù chân, phụ nữ ra khí hư (đới hạ).
2.      Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị liệt dây VII ngoại biên do lạnh: T. 168
-        Cứu hoặc ôn châm các huyệt:
Tại chỗ
1
Tình minh (kinh bàng quang)
Chỗ lõm phía trong khoé mắt trong 2 mm
2
Toản trúc (kinh BQ)
Chỗ lõm đầu trong cung lông mày
3
Dương bạch (kinh đởm)
Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn
4
Ngư yêu
Điểm giữa cung lông mày.
5
Ty trúc không (kinh tam tiêu)
Chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày
6
Đồng tử liêu (kinh đởm)
Chỗ lõm cách khoé mắt ngoài 5/10 thốn
7
Thừa khấp (kinh vị)
Dưới mi mắt dưới 7/10 thốn tương ứng hõm dưới ổ mắt
8
Nghinh hương (kinh đại trường)
Từ chân cánh mũi, đo ra ngoài 1/10 thốn, ở điểm rãnh mũi – má.
9
Nhân trung (mạch đốc)
1/3 trên rảnh nhân trung
10
Giáp xa (kinh vị)
Từ góc hàm dưới đo ra 1 thốn, từ Địa thương đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm
11
Thừa tương (mạch nhâm)
Chỗ lõm dưới môi dưới trên cằm
12
Ế phong (kinh tam tiêu)
Chỗ lõm giữa xương góc hàm dưới & xương chũm, ấn dái tai xuống tới đâu là huyệt ở đó
Toàn thân
1
Phong trì (kinh đờm)
Từ hõm dưới xương chẩm đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở lõm ngoài co thang sau cơ ức đòn chũm
2
Phong môn (kinh BQ)
D2 –D3 đo ra 1,5 thốn
3
Hợp cốc bên đối diện (kinh đại trường)
Dùng lằn ngón tay cái bên này đặt lên màng liên đốt ngón 1 -2 tay bên kia, gấp ngón tay cái lại tận cùng ngón tay cái, gần sát xương bàn ngón ngón tay  trỏ bên kia là huyệt