PHÁT HIỆN UNG THƯ VÚ SỚM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ KHÁM TẠI NHÀ


                                      Phương Pháp tự khám vú để phát hiện sớm Ung thư vú:

- Bước 1: Đứng trước gương tự kiểm tra sự cân đối, những biến đổi trên vú (xem có nốt, u.., bất thường hay không)

- Bước 2: Dùng đầu ngón tay của ngón 2,3,4 ấn và day nhẹ từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ, để phát hiện nốt u (nếu có).

- Bước 3: dùng 2 ngón trỏ và ngón cái day nặn nhẹ đầu vú xem có dịch hoặc chất tiết bất thường chảy ra không.


Đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc phát hiện sớm ngăn ngừa bệnh ung thư vú, Nên được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng.

PHẢN ỨNG SỐT QUA CÁC GIAI ĐOẠN & THÁI ĐỘ XỬ TRÍ SỐT




phản ứng sốt các giai đoạn thái độ xử trí của thầy thuốc với bệnh nhân sốt cao kéo dài?

1/ Định nghĩa:
Sốt là 1 trạng thái cuả cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi bị kích thích bởi các chất gây sốt, làm tăng sản nhiệt kết hợp giảm thải.
 Bao gồm:
- chất gây sốt ngoại sinh: các độc tố vi khuẩn, các sảm phẩm chuyển hóa của chúng. các tác nhân nay gây sốt thông qua các chất gây sốt nội sinh.
 - chất gây sốt nội sinh: các IL chủ yếu do đại thực bào tiết ra như: IL_1,6,8 , TNF_anpha.


2/ các giai đoạn của sốt:
Sốt thường diễn biến qua 3 giai đoạn dài ngắn tùy thuộc tính chất và mức độ bệnh:
+ Giai đoạn sốt tăng :
Có thể bắt đầu đột ngột , sốt cao sau vài giờ ( viêm phổi , cúm ) hay tăng dần sau vài ngày ( thương hàn , sởi ) . Trong giai đoạn này thân nhiệt thường tăng cao hơn so với thải nhiệt ( sản nhiệt > thải nhiệt ) do các chất gây sốt ngoại sinh và nội sinh kích thích trung khu điều nhiệt gây tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt . Sản nhiệt tăng nhờ tăng các quá trình oxy hoá và chuyển hoá năng lượng chủ yếu ở gan và cơ , tăng trương lực cơ và xuất hiện rùng mình . Rùng mình phát sinh theo cơ chế phản xạ , các xung động thần kinh từ da ( do mao mạch bị co ) tới vùng dưới đồi qua phần bên thể lưới theo dây thần kinh vận động tới cơ gây co cơ kèm theo cảm giác lạnh run nổi gai ốc là do các cơ trơn của chân lông co lại làm lớp không khí cách nhiệt dày lên do đó ức chế quá trình thải nhiệt còn giảm thải nhiệt là do co mạch ngoại vi nên da nhợt nhạt ức chế quá trình bài tiết mồ hôi
 + Giai đoạn sốt đứng :
Thân nhiệt duy trì ở mức cao do sản nhiệt tăng đồng thời thải nhiệt cũng tăng nên đã có một cân bằng ở mức độ nhất định nhưng vẫn chưa thải được lượng nhiệt tích luỹ trong thời gian đầu nên thân nhiệt vẫn duy trì được ở mức cao . Sự xuất hiện thải nhiệt biểu hiện bằng dãn mạch ngoại vi do kích thích các sợi thần kinh phó giao cảm nên da từ trạng thái nhợt nhạt chuyển thành xung huyết nhiệt độ da tăng cơ thể hết rét run
 + Giai đoạn sốt lui :
Thân nhiệt giảm xuống tới mức bình thường, sản nhiệt lúc này < thải nhiệt . Thải nhiệt tăng mạnh bằng cách ra mồ hôi , đái nhiều .Thải nhiệt có thể giảm hẳn hay giảm từ từ nhưng cũng có trường hợp giảm nhanh đột ngột sau vài giờ tình trạng này có thể dẫn tới thiểu năng mạch cấp truỵ tim mạch do giảm trương lực các mao mạch nghiêm trọng.

 Khi bệnh nhân sốt cao kéo dài ( >420C ) thì thường phát sinh các rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương và phát sinh nhiễm nóng. Trong quá trình bệnh lý nhiễm độc hay nhiễm khuẩn thì có thể phát sinh những biến chứng nặng kèm theo tăng thân nhiệt quá mức làm cho bệnh nhân mất ý thức lâm vào tình trạng co giật thâm chí có thể tử vong. Do đó người thầy thuốc phải có thái độ sử chí đúng đắn phải dùng thuốc hạ sốt kết hợp với điều trị đặc hiệu với nguyên nhân gây bệnh đồng thời phải chú ý tới điều trị toàn thân dinh dưỡng hợp lý giải quyết kịp thời các rối loạn chuyển hoá và chức phận để người bệnh chóng hồi phục  

CƠ CHẾ PHÁT SINH SỐT - Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG SỐT



Định nghĩa , cơ chế  phát sinh sồt ,  ý nghĩa của phản ứng sốt ?
1/ Định nghĩa:
Sốt là 1 trạng thái cuả cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm diều nhiệt ở vùng dưới đồi bị kích thích bởi các chất gây sốt, làm tăng sản nhiệt kết hợp giảm thải.
 Bao gồm:
- Chất gây sốt ngoại sinh:
các độc tố vi khuẩn, các sản phẩm chuyển hóa của chúng. các tác nhân này gây sốt thông qua các chất gây sốt nội sinh.
 - Chất gây sốt nội sinh:
các IL chủ yếu do đại thực bào tiết ra như:IL_1,6,8, TNF_anpha.

2/ cơ chế gây sốt:
Các chất gây sốt ngoại sinh kích thích các tế bào đặc biệt là đại thực bào tiết ra các chất gây sốt nội sinh. các chất này sẽ kthích sản xuất pgE1,E2 nhờ hoạt hóa emzym COX. pgE2 tác động lên trung tâm đièu nhiệt ở vùng dưới đồi làm thay đổi điểm điều nhiệt. lúc này nhiệt độ 37 độ C bị coi là lạnh và kết quả làm khởi động các cơ chế làm tăng thân nhiệt, bao gồm tăng chuyển hóa và giảm thải. các cơ chế  này được thực hiện nhờ hệ thàn kinh thực vật.
    Ngoài trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi: nhóm nhân giữa và sau điều hòa giữ nhiệt, nhóm nhân trước điều hòa thải nhiệt 1 số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến phản ứng sốt:
    a/ vai trò vỏ não:
não hưng phấn thì sốt cao hơn và ngươc lại
     b/ yếu tố tuổi:
người già phản ứng sốt yếu, tuổi nhỏ lại hay có cơn sốt cao gây                                                       co giật. Điều này này liên quan đến yếu tố cường độ chuyển hóa.
     c/ nội tiêt:
ảnh ương đến chuyển hóa. Ưu năng tuyến giáp làm sốt cao hơn trường hợp bình thường.

3/ ý nghĩa của phản ứng sốt:
 - sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể.
      + sốt làm tăng cương khả năng miễn dịch :tăng tộng hợp cácyeu to tăng sinh,hoat hóa bạch cầu làm tăng khả năng thực bào,trung hòa tác nhân gây bệnh(tăng tổng hợp khang thể,bổ thể)
      + tăng chuyển hóa tạo năng lượng, tăng khả năng chống độc.
Thực tế: nếu tiêm cho động vật chất gây sốt rồi mới cho nhiễm khuẩn thì bệnh nhẹ hoặc không bị. Người già bị viêm phổi mặc dù sốt nhẹ hoặc không sốt  nhưng bệnh lại nặng.
- sốt là phản ứng có hại:
khi mà sốt cao kéo dài, sốt ở cơ thể suy yếu kém dự trữ thì làm cơ thể suy kiệt, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc mê sảng co giật....

NGUYÊN NHÂN GÂY GIẢM PROTEIN HUYẾT TƯƠNG



nguyên nhân cơ chế giảm protein huyết tương

   Giảm protein huyết tương có thể là dấu hiệu giảm protein toàn phần cơ thể vì protein huyết tương phản ánh tổng lượng protein cua cơ thể. Giảm protein chủ yếu là giảm albumin, nguyên nhân có thể do rối loạn tổng hợp, tăng thoái biến hay cơ chế mất protein.:

1/ rối loạn tổng hợp protein do:
- cung cấp thiếu
- rối loạn tiêu hóa hấp thu
- rối loạn chức năng cơ quan tạo protein:
 đặc biệt trong viêm xơ gan albumin, fibrinogen, prothombin giảm rõ.
- do bệnh di truyền:
giảm albumin máu giảm fibrinogen, globulin 

2/ tăng thoái biến protein:
trong sốt, đái tháo đường , uư năng tuyến giáp, nhiễm trùng đều thấy giàm.

3/ mất protein ra ngoài:
 - do chày máu, chấn thuơng, nôn tiêu chảy...
- protein niệu trong thận hư nhiễm mỡ, viêm xung huyết tĩnh mạch, tăng tính thấm thành mạch. Đặc biệt trong bỏng  protein giảm rõ phụ thuộc vào diện bỏng do tăng tính thấm thành mạch.

** Kết Luận:
protein giảm phản ánh trạng thái suy mòn của cơ thể. nó gây ra hàng loat hậu quả nghiêm trọng:
1/ giảm áp lực keo gây phù tuy nhiên nó chỉ xảy ra khi mất số lượng lớn
2/ giảm khả năng kết hợp, vận chuyển của protein với nhiều chất gây nên rối loạn 1 số chất nặng làm cơ thể nhiễm độc.
ví dụ: thiếu vitamin B làm rối loạn chuiyển hóa Pr,L,G, giảm tổng hợp protein ở gan và các cơ quan khác,giảm hoat tính xúc tác của enzym chuyển hóa tạo ure  làm ure máu giảm dẫn đến tăng NH3 gây hôn mê gan
3/ rối loạn đông máu, tăng chảy máu
4/ giảm sức đề kháng do gan giảm tổng hợp kháng thể.

RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI Ở BN NÔN MỬA & TIÊU CHẢY



Rối loạn chuyển hoá nước điện giải và rối loạn cân bằng axit bazơ ở bệnh nhân nôn mửa và đi lỏng kéo dài. Phân tích cơ chế bệnh sinh và nguyên tắc điều trị?

Cân bằng nước điện giải và cân bằng acid bazơ là những yếu tố đặc biệt quan trọng với sự sống. Những rối loạn cân bằng nước điện giải và cân bằng acid bazơ sẽ làm cho cơ thể lâm vào tình trạng bệnh lý và có thể gây tử vong. Ở bệnh nhân đi lỏng và nôn mửa kéo dài nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây RLCH nước và điện giải, RLCB acid bazơ.

  Cơ chế bệnh sinh
 + Ở bệnh nhân nôn mửa : 
Khi nôn kéo dài sẽ gây mất dịch và kéo theo mất nước cùng với acid HCl ở dịch dạ dày làm cho cơ thể nhiễm kiềm, số lượng dịch mất đi không nhiều nhưng kéo dài, các biện pháp ăn uống khó bù đắp được nên lượng nước mất nếu nôn kéo dài là rất lớn khi đó cơ thể sẽ có những rối loạn và đặc biệt là RLCH glucid gây ứ đọng các sản phẩm trung gian làm cho cơ thể từ nhiễm kiềm trở thành nhiễm toan.Nôn nhiều gây mất nc,gây rối loạn huyết động học ,khối lượng tuần hoàn giảm ,máu cô, huyết áp giảm ,máu qua thận ít ,thận kém đào thải àcuối cùng dẫn đến tình trạng nhiễm độc, nhiễm toan nặng nếu ko kịp thời đc xử lý.
 + Ở bệnh nhân đi lỏng kéo dài :
 - Dịch tiêu hoá tiết ra khoảng 8l mỗi ngày kèm theo nhiều chất điện giải bao gồm phần lớn là chất điện giải đẳng trương, nước bọt (1,5l), dịch dạ dày (2,5l), dịch mật ( 0,5l), dịch tuỵ ( 0,7l), và dịch ruột (3l) Dịch tiêu hoá được hấp thu toàn bộ cùng 2-3 l nước từ thức ăn nước uống. Khi cần ống tiêu hoá có thể hấp thu và đào thải 30-40 l/ngày. Do vậy khi đi lỏng mất nước nhanh với số lượng lớn .
 - Mất dịch tiêu hoá làm cơ thể nhiễm toan rất nặng do trong dịch có rất nhiều thành phần kiềm gây nên những hội chứng suy sụp tuần hoàn nặng nề, HA giảm
 - Cơ thể RLCH nặng nề gây nên vòng xoắn bệnh lý nghiêm trọng.Có riêng sơ đồ kèm theo:
Trong ỉa lỏng những rối loạn quan trọng xuất hiện là
+ Rối loạn huyết động học do mất nước nhiều làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới huyết áp giảm
+ Nhiễm toan nặng do truỵ tim mạch làm thiếu oxy cùng rối loạn hấp thu làm RLCH , cơ thể nhiễm toan
+ Truỵ tim mạch làm máu qua gan thận giảm dẫn tới ứ đọng sản phẩm độc sản phẩm toan mặt khác cơ thể mất dịch kiềm dịch mật và dịch tuỵ làm cơ thể nhiễm toan nặng thêm
+ Nhiễm độc thần kinh do thiếu oxy, nhiễm độc, nhiễm toan quay lại ức chế tuần hoàn, hô hấp hình thành vòng xoắn bệnh lý 

   Biểu hiện lâm sàng
+ Huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, khát, đái ít , thân nhiệt giảm
+ Thở nhanh và sâu , nôn nhiều
+ Vật vã, buồn ngủ , hôn mê
   Nguyên tắc điều trị
+ Truyền dịch đẳng trương trong giai đoạn đầu nếu nôn và đi lỏng nhiều
+ Uống nước đơn thuần hay huyết thanh ngọt cho đến khi lượng nước tiểu trở về bình thường nếu là mất nước ưu trương
+ Nếu nhiễm toan nặng , dùng dung dịch NaHCO3 để trung hoà acid

RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA NƯỚC ĐIỆN GIẢI DO THỜI TIẾT NÓNG BỨC



Rối loạn chuyển hoá nước điện giải ở bộ đội chiến đấu mùa hè cung cấp nước không đủ.
 Phân tích cơ chế bệnh sinh và nguyên tắc điều trị?
                 Do tính chất công việc của bộ đội phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhất là trong mùa hè dưới cái nắng như đổ lửa cho nên việc mất nước và muối do ra mồ hôi là tình trạng diễn ra thương xuyên. Nếu như không được bù đắp kịp thời và để xảy ra kéo dài thì có thể dẫn đến trụy tim mạch, hạ HA và nhiễm độc thần kinh
             Do làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao mà khó tỏa nhiệt do mặc áo bộ đội dày cho nên cơ thể phải thải nhiệt ra ngoài qua con đường mồ hôi đồng thời cũng có cả muối cũng bị mất nữa.Mồ hôi có tính chất nhược trương nhưng nồng độ điện giải trong đó cũng rất dao động trong đó Na là 10-80mEq,Cl la5-56mEq tùy thuộc vào sự thích nghi, rèn luyện và sự bù đắp nước cũng đơn giản(uống )nhưng nếu lượng nước mất quá lớn(>5l) thì lượng muối mất đi cũng đáng kể cho nên vẫn phải bù đắp thêm.Trong trường hợp không cung cấp đủ sẽ gây rối loạn chuyển hóa muối nước
                Cơ chế bệnh sinh:
 là do nhiệt độ cơ thể quá cao hơn mức bình thường cho nên cơ thể phải thải nhiệt qua mồ hôi (cơ chế tự bảo vệ) đồng thời cũng thải luôn cả một lượng muối nhất định ra khỏi cơ thể,nếu không bù đắp được cả muối và nước thì sẽ gây rối loạn về chuyển hóa muối nước trong cơ thể.Vì mồ hôi có tính chất hơi nhược trương cho nên khi mất điện giải và nước qua mồ hôi làm cho dịch cơ thể trở thành nhược trương và hậu quả là nước từ ngoại bào xâm nhập vào trong tế bào gây phù tế bào làm cho khối lượng tuần hoàn giảm,huyết áp giảm có thể dẫn đến trụy tim mạch dẫn đến giảm hoặc ngừng bài tiết ở thận gây nhiễm độc thần kinh.
              Về nguyên tắc điều trị
1.bù đủ nước và điện giải.Có thể cho bộ đội uống nước có bổ sung muối như dung dich omezol….
2.tăng giải nhiệt cho cơ thể như mặc áo thoáng mát nhất là về mùa hè nóng nực

NGUYÊN NHÂN GÂY HÔN MÊ DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


Tại sao nói đái tháo đường là một bệnh có RLCB nội tiết tố . 
Hôn mê đái tháo đường chủ yếu do nguyên nhân nào gây ra .
                                                            
I.ĐTĐ là một rối loạn về cân bằng nội tiết tố là vì:
  +   Trước đây người ta cho rằng đái tháo đường là do tổn thương tuỵ đảo nhưng trên thực tế lâm sàng ở những người bị bệnh này thì không phải bao giờ cũng là do tổn thương tuỵ đảo
  +  Một số thống kê cho thấy ĐTĐ đơn thuần tương đối ít gặp mà nó hay đi kèm các rối loạn nội tiết khác và thường thì cứ 1 trường hợp ĐTĐ đơn thuần thì thấy có 2 ĐTĐ có kèm theo ưu năng tuyến giáp, 5 ĐTĐ có kèm theo ưu năng vỏ thượng thận, 20 ĐTĐ có kèm theo ưu năng tuyến yên . Khi mổ xác thấy 25% có tổn thương tuỵ đảo, 50% thấy tế bào beta  tăng tiết còn 25% thì  tuỵ đảo hoàn toàn bình thường .
  +   Thực tế bệnh sinh đái tháo đường rất phức tạp nhưng chủ yếu do hai nguyên nhân sau gây nên :
  +   Bệnh phát sinh do nguyên nhân tuỵ : do thiếu nguyên liệu tổng hợp insullin,tổn thương mao mạch  tuyến tuỵ , nhiễm trùng, nhiễm độc ,u tuỵ …, dẫn tới tụy đảo không sản xuất ra được insulin dẫn tới sự thiếu hụt về số lượng insulin đó là thiếu insulin tuyệt đối hay còn gọi là ĐTĐ typ I.
+   Bệnh phát sinh  ngoài nguyên nhân từ tụy đó là tế bào beta hoạt động bình thường đôi khi còn tăng tiết insulin nhưng do nhiều nguyên nhân ngoài tuỵ gây ra đã hạn chế tác dụng của insulin là cho insulin bị mất tác dụng đó là thiếu insulin tương đối. Thiếu insulin tương đối có thể là do tăng tiết hormon làm tăng đường máu chủ yếu là STH, ACTH và glucocorticoid(tăng tương đối do tác dụng của insulin bị giảm).Bệnh này xảy ra khi tiền yên hay vỏ thượng thận tăng cường hoạt động hay khi giảm chức năng hoặc cắt bỏ tiền yên thì thấy triệu chứng đái tháo đường giảm rõ rệt. Bệnh nhân có u vỏ thượng thận hay u tuỷ thượng thận sau khi cắt bỏ u thì bệnh chấm dứt .
  +   Những lý do trên chứng tỏ bệnh đái tháo đường không những là do thiếu insulin mà còn do tăng tiết hormon có tác dụng đối lập như hoocmon tuyến tiền yên, vỏ thượng thận và đặc biệt khi chức năng tế bào beta đã giảm sẵn
  +   Do đó có thể quan niêm rằng bệnh đái tháo đường là một bệnh do rối loạn cân bằng nội tiết tố giữa 2 loại hoocmon có tác dụng ngược nhau.Một có tác dụng hạ đường máu và một nhóm có tác dụng tăng đường máu.
  +   Với khái niệm này có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất như cắt bỏ u tiền yên vỏ hay tuỷ thượng thận , ức chế chức năng của các tuyến nội tiết khác
  +   Bệnh đái tháo đường còn do insulin tăng cường phân huỷ dưới tác dụng của enzym insulinase và  kháng thể kháng insulin có tác dụng trung hoà , kết hợp, phong bế insulin, ở người tiêm insulin dài ngày thi trong máu nồng độ kháng thể kháng insulin cao nên phải tiêm insulin nồng độ cao hơn so với bình thường
  +   Tóm lại nguyên nhân gây bệnh đái thoá đường rất phức tạp cho nên cần quan niệm đái tháo đường là hội chứng chứ không phải là một bệnh .

II.Nguyên nhân gây hôn mê đái tháo đường
  +   Có rất nhiều nguyên nhân gây nên trạng thái hôn mê trong hội chứng đái tháo đường nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tăng mạnh thể ceton trong máu .
  +   Nguyên nhân tăng thể ceton trong máu là do thiếu insulin nên enzym pyruvatkinase không được hoạt hoá dẫn tới giảm tổng hợp acid pyruvic từ PEP mà  acid pyruvic là nguyên liệu tổng hợp acid  oxaloacetic , mà muối của oxaloacetic là oxaloacetat lại là chất mồi của AcetylCoA trong vòng Krebs , nên khi giảm insulin thì AcetylCoA không vào được vòng Krebs dẫn tới giảm sử dụng vòng  Krebs ( chuyển hoá ái khí ) thiếu năng lượng nên cơ thể sẽ tăng chuyển hoá yếm khí, chuyển hoá yếm khí tạo ít năng lượng nên giảm tổng hợp glucid, protid và lipid từ AcetylCoA do quá trình tổng hợp cần nhiều năng lượng. 
  +   AcetylCoA không được sử dụng để tổng hợp không vào được vòng Krebs nên chuyển sang sử dụng để tổng hợp cholesterol và các thể cetonic gây nhiễm độc tế bào và ức chế thần kinh gây trạng thái hôn mê, tăng tổng hợp cholesterol trong máu dẫn tới xơ cứng mạch máu có thể gây nhồi máu cơ tim, viêm thận…
  +   Tuy nhiên trong một số trường hợp thể cetonic trong máu tăng nhiều song vẫn không phát sinh hôn mê đái tháo đường do đó có những yếu tố khác cũng góp phần gây nên trạng thái này như :
  +   Thiếu insulin đã giảm sử dụng glucose trong tế  bào do đó hạn chế năng lượng giải phóng làm hạn chế chức năng bình thường của mọi cơ quan đặc biệt là vỏ não, mặt khác thì tế bào não hấp thu oxy cùng với glucose nên khi giảm hấp thu glucose thì não thiếu oxy làm giảm hoạt động góp phần tạo  trạng thái hôn mê
  +   Ngoài ra thì khi cơ thể mất nước mất muối hay rối loạn cân bằng điện giải cũng là yếu tố đáng kể gây hôn mê trong đái tháo đường .

PHÂN TÍCH QUY LUẬT NHÂN QUẢ TRONG BỆNH TẬT


Phân tích quy luật nhân quả trong bệnh tật.
Cho vd chứng minh và nêu ý nghĩa thực tiễn?

           Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể, do ảnh hưởng của những tác nhân phá hoại khác nhau, sự rối loạn ấy dẫn tới một cân bằng mới kém bền vững, hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại mô và giảm khả năng lao động của con người.
          Bất cứ bệnh nào cũng do những nguyên nhân nhất định gây nên.Nguyên nhân là những yếu tố quyết định sự phát sinh bệnh tật và quyết định đặc điểm riêng từng bệnh như trực khuẩn lao là nguyên nhân gây bệnh lao với những đặc điểm riêng của bệnh…(tuy nhiên hiện nay còn 1 số bệnh chưa xác định đc nguyên nhân chứ ko phải ko có nguyên nhân như bệnh bạch cầu,1 số bệnh tâm thần…).Có rất nhiều nguyên nhân ta có thể chia ra nguyên nhân bên ngoài(là những mầm bệnh,những yếu tố ngoại mô tác động lên cơ thể như yếu tố cơ học:chấn thương,tai nạn.yếu tố vật lý :quá nóng,quá lạnh.yếu tố hoá học,yếu tố sinh học…) và nguyên nhân bên trong như tuổi tác ,thể trạng,di truyền.Nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì khi nó tác động vào cơ thể gây rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể,vượt quá khả năng thích ứng của cơ thể thì đều gây ra hậu quả là cơ thể bị bệnh.
          Những bệnh phức tạp thường diễn biến qua nhiều khâu, tiếp nối nhau theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Chính bệnh sinh học nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của các khâu đó cung xnhư mối tương tác giữa chúng với nhau. Thí dụ liên cầu khuẩn gây viêm họng, rồi từ đó có thể gây viêm màng trong tim, mà hậu quả là hở van và hẹp van. Những thay đổi về cấu tạo của tim dẫn tới những rối loạn tuần hoàn máu trong tim. Lúc đầu cơ tim còn mạnh, bù đắp được, song dần dần mất bù, tim bị suy, dẫn tới ứ máu tĩnh mạch mà hậu quả là phù và tràn dịch, rối loạn chuyển hoá và chức năng toàn thân, và cứ thế diễn biến làm cho bệnh ngày một nặng.
          Cho nên trong quá trình bệnh sinh, nguyên nhân ban đầu gây ra những hậu quả nhất định, những thay đổi này lại trở thành nguyên nhân của những rối loạn mới và các rối loạn này lại có thể dẫn tới các hậu quả khác vv...  Kết quả là một quá trình bệnh lý không ngừng phát triển và bệnh ngày một nặng.
    Đặc biệt quan trọng là trong nhiều quá trình bệnh lý, những khâu sau tác động lại khâu trước làm cho bệnh nặng thêm. Thí dụ trong sốc chấn thương nặng gây rối loạn thần kinh trung ương nghiêm trọng (hưng phấn rồi ức chế) mà hậu quả là thiếu oxy do rối loạn tuần hoàn (suy mạch cấp), thiếu oxy lại tăng cường trạng thái ức chế thần kinh trung ương khiến rối loạn tuần hoàn và hô hấp thêm nặng, vv... Cứ như vậy khâu nọ tác động lên khâu kia làm cho sốc diễn biến nặng thêm , tạo ra vòng xoắn bệnh lý làm cho sốc không hồi phục.

               Ý nghĩa thực tiễn:
             Nhiệm vụ của người thầy thuốc là thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng bệnh lý, đánh giá đúng những thay đổi ấy và kịp thời phát hiện những thay đổi chủ yếu nghĩa là những khâu chính trong quá trình bệnh sinh. Điều này rất quan trọng để có một cách điều trị thích đáng (điều trị bệnh sinh ), để kịp thời ngăn chặn vòng xoắn bệnh lý khỏi xảy ra và một khi đã xảy ra thì phải kịp thời cắt đứt., phá vỡ vòng xoắn, trừ bỏ các rối loạn và phục hồi các chức năng . 
             Thí dụ trong suy tim, trọng tâm điều trị là phục hồi sức co bóp cơ tim kết hợp với chế độ nghỉ ngơi để giảm bớt gánh nặng đối với cơ tim đã bị suy. hoặc trong sốc, trọng tâm điều trị là phục hồi lượng máu lưu thông bằng cách truyền dịch. Trong nhiều trường hợp, phải tìm cách tác động lên nhiều khâu cùng một lúc, điển hình là trong sốc, phải  tìm cách tác động lên nhiều khâu : rối loạn thần kinh, rối loạn tuần hoàn, rối loạn hô hấp, rối loạn chuyển hoá, vv...
        

PHÂN TÍCH VÒNG XOẮN BỆNH LÝ



Phân tích vòng xoắn bệnh lý trong bệnh sinh?
 Cho vd và nêu ý nghĩa thực tiễn?
 
Bệnh sinh là diễn biến của một bệnh từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc . bình thường bệnh sinh tuân theo một trình tự nối tiếp nhau , khâu trước làm tiền đề cho khâu sau đến khi kết thúc
Nhưng khi 1 khâu phía sau lại làm tiền dề cho một khâu trước đó thì xuất hiện vòng xoắn bệnh lý, đa số làm bệnh năng hơn và có khả năng tự duy trì. Vòng này có thể cấp diễn hoặc trường diễn 

+ Vòng xoắn cấp diễn : là vòng xoắn nhanh chóng dẫn đến những hậu quả nặng nề
vd: vẽ thành sơ đồ
Mất máu -> Giảm khối lượng tuần hoàn -> Thiếu oxy não -> Tim tăng c/n -> Tăng nhịp , co mạch  -> Giảm nuôi dưỡng cơ tim -> Qúa tải -> Suy tim -> Thiếu oxy não.
                        
+ Vòng xoắn trường diễn: diễn ra trong thời gian dài
Vd: Viêm ruột cấp -> Viêm mạn -> Ruột dễ kích ứng -> Tăng nhu động, co thắt -> Tiêu chảy, đau quặn -> Kém hấp thu -> Suy mòn -> Thức ăn giàu đạm ->  Ruột dễ kích ứng.      
                          
Ý NGHĨA: trong tiên lượng và điều trị bệnh phải nắm rõ cơ chế bệnh sinh và dự đoán các vòng xoắn bệnh lý có thể xảy ra, để trong phòng và điều trị co biện pháp dự phòng rơi vào vòng xoắn đó, và khi đã xảy ra phải tìm cách phá vỡ nó bằng cách cắt đứt nhiều khâu nhất là khâu chính

MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN GÂY BỆNH


Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh? Cho ví dụ chứng minh và nêu ý nghĩa thực tiễn ?

        Trong lịch sử y học nhân loại đã có rất nhiều thuyết nhằm giải thích tại sao dẫn đến bệnh , trong đó có những thuyết thật sự sai lạc nhưng cũng đã đc áp dụng vào thực tiễn như:
- thuyết một nguyên nhân ( cho rằng mọi bệnh đều do vi khuẩn gây ra) 
- thuyết điều kiện ( cho rằng để gây bệnh phải có tập hợp các đk trong đó nguyên nhân cũng chỉ là một đk )
- thuyết thể tạng( cho rằng bệnh tự phát không cần nguyên nhân , nếu có thì do cùng một nguyên nhân , bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc thể tạng mỗi người)
          Quan điểm hiện đại dựa trên những thành tựu khoa học và lập trường duy vật  biện chứng đã chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố nguyên nhân , điều kiện và bệnh và  mối quan hệ nhân quả của bệnh tật Trong mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện thì:
- Nguyên nhân là yếu tố quyết định gây bệnh , bệnh nào cũng phải có nguyên nhân dù đã tìm ra hay chưa , và nguyên nhân quyết định tính dặc hiệu của bệnh , nhưnng nguyên nhân muốn gây đc bệnh phải đạt đc ngưỡng về số lượng , độc lực , và phải có những điều kiện hỗ trợ .
- Điều kiện hỗ trợ và tạo thuận lợi cho nguyên nhân , NN chỉ gây bệnh khi có những đk nhất định  có thể là nhiều đk nhưng cũng có thể là rất ít.Nhưng phải khẳng định một mình đk không thể gây bệnh nếu thiếu nguyên nhân 
           Ví dụ: để nhiễm khuẩn tiết niệu do Escherichia coli thì chắc chắn phải có vk ecoli ,nhưng ecoli là vk thuộc hộ vk bt ở ruột chỉ gây bệnh khi cơ thể có sức đè kháng suy giảm, và dĩ nhiên chỉ suy giảm đề kháng mà không có mặt ecoli thì không thể nhiễm khuẩn ecoli đường niệu đc
-Trong quan hệ giữa nguyên nhân và đk có sự hoán đổi : Nn trong trường hợp bệnh này có thể là đk cho một bệnh khác(ăn thiếu thốn là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng nhung cũng có thể là đk cho bẹnh lao), ngược lại đk trong t/h này có thể là nguyên nhân cho bệnh khác ( lạnh là đk cho nhiễm cúm nhưng cũng là nguyên nhân của nhiêm lạnh)
Ý nghĩa: trước mỗi bệnh phải có hướng tìm ra nguyên nhân của nó để xác định và loại trừ nguyên nhân (nếu còn ) , đồng thời phải biết các đk thuân lợi để loại bỏ nhằm hạn chế nguyên nhân

TẠI SAO MỘT CÂN BẰNG MỚI CỦA BỆNH LÀ KÉM BỀN VỮNG



       Tại sao nói bệnh có tính chất một cân bằng mới kém bền vững ? cho vd minh họa ?

     Bệnh là bất kỳ sự sai lệch hoặc tổn thương nào về cấu trúc , chức năng của bất kỳ bộ phận , cơ quan , hệ thống nào của cơ thể , biểu hiện bằng một bộ TC đặc trưng giúp cho thầy thuốc có thể chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt dù  nhiều khi ta chưa rõ về nguyên nhân , bệnh lý học và tiên lượng.

     Khi nói về tính chất của bệnh các nhà sinh lý bệnh đã coi bệnh là một cân bằng mới kém bền vững . điều đó được chứng tỏ qua các luận điểm :
      -Bình thường cơ thể luôn có sự cân bằng giữa các quá trình (đồng hóa và dị hóa) , sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan về chức phận và cấu trúc.
      -Khi bênh nguyên tác động vào cơ thể làm thay đổi về cấu trúc hoặc chức phận của một hay nhiều co quan nào đó của cơ thể . điều này làm mất đi sự cân bằng sinh lý của cơ thể . Lúc đó cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra một cân bằng mới( chứ không phải  mất cân bằng) để phòng ngự .trong cân bằng này các bộ phận hoạt động không theo quy luật sinh ly sẵn có 

TẠI SAO TRONG LÂM SÀNG KHÔNG CÓ 2 NGƯỜI MẮC BỆNH HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU



 Tại sao trong lâm sàng không có 2 người bệnh (mắc cùng một bệnh) hoàn toàn giống nhau về biểu hiện và diễn biến lâm sàng. Cho ví dụ chứng minh và nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề?

    Trong lâm sàng không có 2 người bệnh (mắc cùng một bệnh) hoàn toàn giống nhau về biểu hiện  và diễn biến lâm sang vìMỗi người luôn sống và tiếp xúc với ngoại cảnh, trong những điều kiện  sinh hoạt và ở một chế độ xã hội nhất định, cho nên bệnh tật phát sinh  rất phong phú đa dạng và phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau đây:                    
 1. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh: 
   
     là những yếu tố hiển nhiên quyết định sự phát sinh bệnh ở đa số trường hợp. Cùng một yếu tố bệnh nguyên nhưng bệnh sinh có thể thay đổi theo cường độ liều lượng thời gian tác dụng và vị trí tác dụng của bệnh nguyên 


KHÁI NIỆM VỀ BỆNH - TÁC DỤNG CỦA SINH LÝ BỆNH CHO ĐIỀU TRỊ & DỰ PHÒNG



 Học môn Sinh lí bệnh giúp ích gì cho công tác điều trị dự phòng và điều trị bệnh.
 Cho ví dụ chứng minh?

        Sinh lý bệnh học hay gọi là gọi tắt là sinh  lý bệnh là môn khoa học nghiên cứu về nhưng quy luật hoại động của cơ thể bị bệnh trong những trường hợp cụ thề ,để rồi từ  đó rút ra quy luật hoạt động của cơ quan bị bệnh ,của các quá trình bệnh lý  điển hình  và cuối cùng để tìm hiểu những  quy luật hoạt động của bệnh nói chung
         Sinh lý bệnh học là môn khoa học có nhiều môn khoa học khác của y học nhưng giữ mọt vai tro quan trọng trong nên y học hiện đại .Nó là một môn y học cơ sở soi sáng công tác phòng và điều trị , là lý  luận ,triết  học của y học
           Y học hiện đại lấy dự phòng là chính ,nhưng muốn dự  phòng dc bất cứ bệnh nào thì cần nắm dc quy luật hoạt động của chúng . Sinh lý bệnh nghiến cứu về quy luật hoạt động  của bệnh ,tất nhiên phải đóng góp quan trọng trong công tác này .Nhưng công tác dự phòng ko phải chỉ như vậy .Ngay  trong  công tác điều trị ý thức dự phòng cũng cần có

CÂU HỔI TRẮC NGHIỆM TAI MŨI HỌNG BÀI 1



MTHT
QCM
§/S
QROC
PMP

1
2



2
2
3



2
3
3
1


4
4





TS
7
1


8
                                                                       (đáp án ở cuối bài)
I. QCM. Khoanh trßn vµo ch÷ c¸i ®Çu ý ®óng nhÊt
1.      Viªm tai gi÷a cÊp tÝnh lµ t×nh tr¹ng:
A.     Mưng mủ vòi nhĩ
B.     Mưng mủ sào bào
C.     Mưng mủ hốc thông bào
D.    Mưng mủ hòm nhĩ.
2.      Viªm tai gi÷a cÊp tÝnh thường gặp ë:
A.       Người già
B.       Người lớn
C.       Trẻ lớn
D.      Trẻ nhỏ.
3.      §­êng vµo cña t¸c nh©n g©y bÖnh viªm tai gi÷a cÊp:
A.       Trần hòm tai
B.       Ống tai
C.       Sào đạo.
D.      Vòi nhĩ.
4.      Bệnh tích chính cña viªm tai gi÷a cÊp lµ:
A.       Viêm xương
B.       Huỷ hoại xương con
C.       Viêm niêm mạc hòm nhĩ
D.      Phá huỷ vách thông bào.
5.      Nguyên nhân chính cña viªm tai gi÷a cÊp lµ:
A.   U vòm
B.   Chấn thương
C.   V.A
D.   Viêm xoang.
E.    Sởi