PHÂN BIỆT U ÁC VÀ U LÀNH TÍNH



Phân biệt u lành và u ác, đáp ứng của cơ thể chống lại Tế bào u.   
Định nghĩa tổ chức u:
U là tổ chức phát triển vượt mức giới hạn của tổ chức bình thường thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Sự phát triển đó vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi nguyên nhân gây u không còn nữa.
  - Cấu trúc bình thường của khối u đặc chắc, bao gồm tế bào cơ bản u và tổ chức đệm xung quanh nó. Trong đó tế bào u thường có hình thái và cấu trúc phần nào tương tự mô sinh ra nó
Dựa vào hình thái và cách sinh sản u thì chia u làm 2 loại : u lành và u ác
+ Tại chỗ:
- U lành phát triển tương đối chậm, đè ép lên tổ chức xung quanh, phát triển có giới hạn.
- U ác thì phát triển nhanh, mọc thành múi, có chân xuyên sâu vào mô lành, gây chèn ép hủy hoại tổ chức gây hoại tử.
+ Toàn thân :
 - U lành gây đè ép tắc nghẽn các cơ quan.
- U ác gây chảy máu làm cơ thể suy kiệt, xuất hiện ổ di căn xa.
+ Tái phát:
- U lành ít tái phát sau khi phẫu thuật cắt bỏ.
- U ác dễ tái phát tại chỗ và khu vục xung quanh, cả những chỗ di căn xa.
+ Di căn:
- U lành không di căn.
- U ác di căn dễ lan đi xa, tạo các u thứ phát, di căn theo máu bạch huyết tới các tổ chức khác.
+ Biểu hiện tổn thương Tế Bào và tổ chức:
- U lành có ranh giới rõ ràng xung quanh có vỏ bọc, u tương tự như tế bào gốc có khả năng biệt hóa cao, u gây chèn ép tổ chức làm tắc nghẽn sự lưu thông tuần hoàn nhưng điều trị khỏi ít tái phát.
- U ác xâm lấn các tổ chức khác do có chân, rễ, xung quanh  không có vỏ bọc, tế bào u khác tế bào gốc, mất hay khả năng biệt hóa kém, u phát triển làm cơ thể suy kiệt, u hay di căn xa lan rộng khắp cơ thể gây tử vong.

** Đáp ứng của cơ thể chống lại tế bào u:
   - Khi hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể bị suy giảm thì các tế bào u sẽ phát triển không kiểm soát được . Thực tế lâm sàng cho thấy:
  + Ở bệnh nhân ung thư thấy suy giảm hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào
  + Tỉ lệ bệnh nhân điều trị cần ức chế đáp ứng miễn dịch thì nguy cơ mắc ung thư cao
  + Tỉ lệ mắc u ác tính tăng theo lứa tuổi, do tuổi càng cao hệ thống miễn dịch càng suy giảm
  + Ở bệnh nhân bị ung thư được điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ nâng cao miễn dịch thì thời gian sống tăng, tỉ lệ di căn giảm và ngược lại
- Vì vậy hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào là đáp ứng có hiệu quả để chống lại các tế bào u ác tính
- tế bào u là tế bào mang kháng nguyên lạ nên kích thích cơ thể sinh kháng thể và các hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào làm hạn chế sự phát triển của khối u.
- Một số kháng nguyên đã biết như CEA-1_glycoprotein, bình thường chỉ thấy trên bề mặt tế bào biểu mô trong thời kì bào thai.
- Cơ thể vật chủ thông qua các Tế bào như LT gây độc, các Đại thực bào, Tế bào NK chế tiết ra IFN-γ có tác dụng hoạt hóa các đại thực bào, lympho.
- Các đại thực bào được hoạt hóa bởi lymphokin trong giai đoạn quá mẫn muộn nhờ sự hoạt hóa của Tế bào TCD4 hay bởi sự tác động trực tiếp của Tế bào TCD8  gây độc trực tiếp cho Tế bào u, mặt khác sự hợp giữa KT-BT có t/d làm mất tính ổn định về tính thẩm thấu của màng Tế Bào u làm Tế bào u tan và vỡ ra.
- Khi tất cả các đáp ứng miễn dịch của cơ thể không thể tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của Tế bào u thì Tế bào u sẽ phát triển mạnh di căn xa làm cơ thể bị rối loạn và chết.


SƠ ĐỒ VÒNG ĐẠI TUẦN HOÀN -TIỂU TUẦN HOÀN

                           
                                    Sơ đồ mô tả Vòng Đại tuần hoàn - Tiểu tuần hoàn ở cơ thể người

TẠI SAO CÓ THỂ DÙNG THUỐC CHỐNG VIÊM CHUNG CHO CÁC PHẢN ỨNG VIÊM



định nghĩa các giai đoạn của phản ứng viêm. tại sao có thể dùng thuốc chống viêm chung cho các phản ứng viêm, mặc dù nguyên nhân gây nên viêm khác nhau?

- viêm là 1 phản ứng có tính quy luật do tác nhân viêm gây ra, là 1 quá trình phức hợp điều hòa phản ứng xảy ra ở bộ máy liên kết và vi mạch máu gây ra những rối loạn chủ yếu về hóa tổ chức và tính thấm mao mạch dẫn đến biểu hiện thoát dịch, bạch cầu xuyên mạch, thâm nhiễm tăng sinh tế bào và thực bào tại ổ viêm.
- Quá trình viêm không phân biệt nguyên nhân đều diễn biến giống nhau qua 3 giai đoạn có tính chất quy luật, các giai đoạn xuất hiện theo 1 trình tự kế tiếp nhau 1 cách xen kẽ:
+ giai đoạn tổn thương tổ chức
+ giai đoạn rối loạn mạch máu thoát dịch rỉ viêm
+ giai đoạn tăng sinh tổ chức.

1.giai đoạn tổn thương tổ chức:
Giai đoạn này vừa gây rối loạn tuần hoàn, chuyển hóa tại chỗ xâm nhập, vừa làm tổn thương tổ chức gây ra rối loạn về trao đổi chất và chết tế bào.
- Quá trình này hình thành và giải phóng các chất có hoạt tính sinh học là các mediators viêm, các mediators viêm đã quyết định tính chất diễn biến đồng nhất giống nhau của các phản ứng viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân đó chính là cơ sở sử dụng thuốc chống viêm chung trong điều trị viêm.
- hậu quả :
+ nhiễm toan, ưu trương ngoại bào gây phù
+ rối loạn trao đổi điện giải, thiếu máu và thiếu oxy khu vực
+ hình thành dịch rỉ viêm do giãn mạch và tăng tính thấm
+ bạch cầu xuyên mạch và hấp dẫn tới ổ viêm
+Enzym nội bào bị hoạt hóa gây tiêu hủy làm ổ viêm lan rộng

2. Giai đoạn  rối loạn mạch máu thoát dịch rỉ viêm(gđ xuất tiết)
- các mediators viêm ở giai đoạn 1 tác dụng lên mạch máu làm:
+ giãn mạch dẫn đến tăng tuần hoàn, tăng chuyển hóa và trao đổi chất tại ổ viêm, sau đó làm giãn liệt các tiểu động mạch tận cùng gây hiện tượng ứ máu ở mao mạch khu vực viêm, dòng máu bị chậm lại, sau đó các tiểu tĩnh mạch cũng bị giãn làm ngừng chảy dòng máu hậu quả làm tăng tính thấm thành mạch
+ dưới tác dụng của các mediators viêm nơi tiếp giáp giữa các tế bào nội mạc bị giãn cách tạo thành các khe để cho protein huyết tương, các tế bào máu thoát khỏi lòng mạch ra tạo ra dịch rỉ viêm và gây phù viêm, ngoài ra các mediators như histamine, serotonin còn tác dụng làm tăng tính thấm thành mạch.
+ trong khi các hồng cầu thoát mạch bị động thì các bạch cầu di chuyển đến ổ viêm 1 cách chủ động kiểu amip qua các khe giữa các tế bào nội mạc, tại ổ viêm thấy có mặt các tế bào lymphocyte thoát mạch, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân monocyte có khả năng thực bào
+ dịch rỉ viêm gây chèn ép tổ chức tràn vào các kẽ tổ chức gây rối loạn dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa hoại tử tổ chức.

3. Giai đoạn tăng sinh tổ chức:
- kích thích viêm giảm và kích thích phân bào tăng dẫn đến tăng sinh tế bào ở khắp khu vực viêm
- giảm rối loạn mạch máu và bạch cầu ở ổ viêm
- đại thực bào tăng sinh rất nhanh xắp xếp lại trật tự tại ổ viêm cùng với những tế bào lymphocyte,histocyte,và fibroblaste
- tế bào non, mạch máu tân tạo phát triển thay thế, tổ chức cũ đã bị hủy hoại ở các giai đoạn trước