CÁC ĐƯỜNG RẠCH CHÍNH TRÊN THÀNH BỤNG TRƯỚC BÊN, MỞ VÀ ĐÓNG Ổ BỤNG.



1. Đặc điểm giải phẫu định khu thành bụng trước - bên.
1.1. Da và tổ chức dưới da.
Tổ chức dưới da có thể dày, mỏng khác nhau, nếu dày (ở người béo) thì vết mổ dễ bị nhiễm khuẩn nên thường khâu thêm lớp tổ chức dưới da.
1.2. Lớp cân cơ thành bụng trước bên.
1.2.1. Lớp cơ: (có 3 khối cơ):

SỐC ĐIỆN - CHỈ ĐỊNH - CHỐNG CHỈ ĐỊNH - CÁCH TIẾN HÀNH




            Liệu pháp sốc điện: chỉ định, chống chỉ định, cách tiến hành, tai biến.


1.      Định nghĩa:
Sốc điện là cho một dòng điện từ máy sốc điện có một điện thế, một cường độ, một thời gian nhất định chạy qua não gây một cơn co giật kiểu động kinh. BN mất ý thức trong một thời gian ngắn, sau đó tỉnh dần lại. Nhằm điều trị BN tâm thần mà không gây tổn hại cho não bộ.

2.      Chỉ định:
-        Tất cả những trường hợp trầm cảm.
-        Căng trương lực (bất động hay kích động).
-        Trong những trường hợp sử dụng an thần kinh lâu ngày nhưng không có kết quả. Hiện tượng kháng thuốc an thần kinh.
-        Hoang tưởng trường diễn, kém đáp ứng với các an thần kinh.
-        Kích động dữ dội, hưng cảm kéo dài.

3.      Chống chỉ định:
-        Trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi.
-        Phụ nữ có thai.
-        Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
-        Bệnh tim mạch: THA, suy vành, phồng và xơ vữa động mạch não.
-        Tăng nhãn áp.
-        Lao phổi.
-        Bệnh gan, thận, cường giáp, bệnh khớp.
-        Cơ thể suy yếu.

4.      Cách tiến hành:
a)      Chuẩn bị dụng cụ: máy sốc điện, gạc.

b)      Chuẩn bị bệnh nhân:
-        Giải thích cho BN và người nhà.
-        Căn dặn BN không được ăn uống ít nhất 2 giờ trước khi sốc điện.
-        Cất bỏ răng giả....

c)      Tiến hành:
*        Sốc điện thông thường (2 bên):
-        BN nằm ngửa, gối vai, thắt lưng, khoeo.
-        Một người giữ khớp vai, khớp gối, khớp hàm.
-        Một người đặt 2 điện cực ở 2 bên thái dương.
-        Sau khi bấm nút, BN  lên cơn co giật kiểu động kinh, hôn mê 2 – 5 phút sau đó tỉnh lại dần.
-        30’ – 1h sau sốc điện, ý thức BN trở lại bình thường.
-        Sau khi hết cơn, theo dõi M, nhiệt độ, HA, nhịp thở.

*        Sốc điện một bên:
-        Chỉ đặt 1 điện cực ở thái dương phía bán cầu não không ưu thế.
-        Ưu điểm: không gây lú lẫn, giảm trí nhớ, trí tuệ.

*        Sốc điện có gây mê:
-        Trước sốc 10 – 20 phút, kiểm tra M, HA, tim phổi cho BN.
-        Tiêm tĩnh mạch 1 ống 10 ml dung dịch 2,5% Pentothal 50 mg.
-        Sau khi BN ngủ sâu, tiến hành sốc điện như thông thường.
-        Sốc điện có gây mê BN không lên cơn co giật.


5.      Tai biến:
-        Những tai biến xảy ra khi không tuân thủ những CCĐ, kỹ thuật tiến hành không đúng.
-        Những tai biến thường gặp:
+        Trật khớp vai, khớp hàm, cắn phải lưỡi.
+        Ngừng thở lâu.
+        Áp xe phổi, suy hô hấp cấp do thức ăn trào ngược vào đường khí quản.
+        Nhịp tim nhanh nhất thời, rung nhĩ.
+        Trạng thái lú lẫn, trí nhớ giảm.

HỘI CHỨNG TRẦM CẢM

     HỘI CHỨNG TRẦM CẢM

HỘI CHỨNG TRẦM CẢM

Mô tả hội chứng trầm cảm (điển hình và không điển hình).
Hội chứng này gặp trong những bệnh nào.
 
Một phức hợp các triệu chứng mà trong bệnh cảnh rối loạn cảm xúc trầm cảm chiếm ưu thế và các mặt khác của hoạt động tâm thần cũng biểu hiện rối loạn tương ứng. Người bệnh biểu hiện khí sắc giảm cùng với sự giảm năng lượng hoạt động tâm thần và cơ thể.

1.      Hội chứng trầm cảm điển hình:

a)      Biểu hiện bằng tam chứng trầm cảm cổ điển:

*        Cảm xúc ức chế:
-        Người bệnh khí sắc suy sụp, buồn rầu, phiền não không tương xứng với hoàn cảnh.
-        Giảm hoặc mất quan tâm, ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú.
-        Cảm giác âm u khó xác định về một điều bất hạnh, cảm giác nặng nề về thể chất, nhìn thế giới tẻ nhạt, xám  ngắt, ảm đạm, không có tiền đồ.

*        Tư duy ức chế:
-        BN ít nói, ngại tiếp xúc, suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, giọng nói đơn điệu, lời nói chậm, ngắt quãng.
-        Ý tưởng tự ti, tự cho mình hèn kém.
-        Giảm tính tự trọng và lòng tự tin.
-        Ý tưởng bị tội, không xứng đáng, nặng có hoang tưởng tự buộc tội dẫn đến hành vi tự sát.

*        Vận động ức chế:
-        BN chậm chạp vận động, ngồi nằm lâu một tư thế
-        Điệu bộ nghèo nàn, cứng nhắc, các cử chỉ chậm, hiếm.
-        Nặng có thể bất động.

b)      Gặp trong:
-        Rối loạn cảm xúc giai đoạn trầm cảm.
-        Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại trầm cảm.
-        Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm.
-        Trầm cảm tái diễn.

c)      Hội chứng trầm cảm là một hội chứng cấp cứu trong lâm sàng tâm thần học.
Đứng trước một hội chứng trầm cảm, cần đánh giá mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát, tính đa dạng về mặt lâm sàng.

*        Theo ICD 10, một giai đoạn trầm cảm chủ yếu bao gồm:
-        Triệu chứng đặc trưng (chủ yếu):
+        Khí sắc trầm.
+        Mất mọi quan tâm thích thú.
+        Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.

-        Triệu chứng phổ biến (7):
+        Giảm sút tập trung và sự chú ý.
+        Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định.
+        Ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
+        Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan.
+        Ý tưởng và hành vi huỷ hoại hoặc tự sát.
+        Rối loạn giấc ngủ.
+        Rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm muốn ăn uống)  và thay đổi trọng lượng cơ thể.

*        Tiêu chuẩn xác định các mức độ trầm cảm:
Dựa vào số lượng các triệu chứng chủ yếu và các triệu chứng phổ biến, mức độ trầm trọng của các triệu chứng ảnh hưởng đến phạm vi các hoạt động xã hội và nghề nghiệp BN, có triệu chứng  loạn thần hay không loạn thần và thời gian diễn biến của giai đoạn trầm cảm.


Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm vừa
Trầm cảm nặng
Triệu chứng chủ yếu
³ 2
³ 2
3
Triệu chứng phổ biến
³ 2
3 hoặc 4
³ 4
Độ nặng của triệu chứng
Không có triệu chứng nặng
Có thể có một số triệu chứng nặng
Tất cả các triệu chứng nặng
Thời gian bị bệnh
³ 2 tuần
³ 2 tuần
³ 2 tuần
Test BECK
14 – 19 điểm
20 - 29 điểm
³ 30 điểm
Test Hamilton
14 – 18 điểm
19 – 25 điểm
³ 35 điểm

2.      Các trạng thái trầm cảm không điển hình:

(1)   Trầm cảm cơ thể: Theo ICD 10, trầm cảm cơ thể (hay trầm cảm không điển hình) là một trạng thái trầm cảm thực thụ nhưng không đủ tiểu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm điển hình, biểu hiện sự pha trộn các triệu chứng trầm cảm nhẹ với các triệu chứng dạng cơ thể kéo dài không do nguyên nhân thực tổn.

(2)   Trầm cảm vật vã, trầm cảm kích động: một số trường hợp thay cho sự ức chế vận động là hưng phấn, rên rỉ, than vãn, bối rối, đi đi lại lại, vật vã kích thích.

(3)   Sững sờ trầm cảm: trong trạng thái trầm cảm nặng, sự ức chế vận động có thể đạt tới mức độ bất động hoàn toàn. BN không trả lời những câu hỏi, không phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài. Bề ngoài giống căng trương lực nhưng khác căng trương lực là không rõ nét hiện tượng phủ định, uốn sáp tạo  hình, đặc biệt quan trọng là có tính chất diễn đạt cảm xúc trên mặt đau khổ của họ.

(4)   Xung động trầm cảm: Khi trầm cảm có ức chế vận động nặng bất ngờ được thay bằng cơn kích động buồn rầu, mãnh liệt. BN trong cơn tuyệt vọng, không nén được, xông tới cửa sổ, đập đầu vào tường, tự cào cấu mặt mày mình.

(5)   Trầm cảm lo âu: trầm cảm kèm theo lo lắng, sợ hãi, nói lặp đi lặp lại liên tục một cách  lo âu.

(6)   Trầm cảm tuần hoàn hay nỗi buồn sinh thể: buồn rầu kèm bứt rứt toàn thân (cảm giác khó chịu ở ngực, toàn thân uể oải, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc rõ).

(7)   Trầm cảm loạn cảm giác bản thể: trong cơn trầm cảm có loạn cảm giác bản thể nổi lên hàng đầu (cảm giác nặng nề, đau đớn ở những phần khác nhau của cơ thể, tăng dị cảm...).

(8)   Trầm cảm thực vật: cảm xúc buồn rầu kèm theo lo âu, nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm thất thường, rối loạn giấc ngủ, táo bón, xu hướng sụt cân, rối loạn kinh nguyệt.