SO SÁNH TRIỆU CHỨNG CỦA SUY TIM TRÁI, SUY TIM PHẢI.



Suy tim thường xuất hiện với các triệu chứng như khó thở, ho, nhịp tim nhanh, đau vùng ngực trái, niêm mạc môi, đầu các ngón tay xanh tím…, tuy nhiên cần so sánh phân biệt được các dấu hiệu (triệu chứng) đó thuộc suy tim Phải hay do suy tim Trái. Ta có bảng so sánh sau:



SUY TIM TRÁI

SUY TIM PHẢI

1. Triệu chứng cơ năng:

a. Khó thở:
Là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên th­ờng phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nh­ưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như­ trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.
b. Ho:
Hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nh­ưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.

2. Triệu chứng thực thể:
a. Khám tim:
+ Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái.
+ Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một vài bệnh van tim đã gây nên suy thất trái, ta thư­ờng thấy có ba dấu hiệu:
- Nhịp tim nhanh.
- Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.
- Cũng thư­ờng nghe thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng vì buồng thất trái giãn to.

b. Khám phổi:
- Th­ường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi. Trong tr­ường hợp cơn hen tim có thể nghe đ­ược nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn trong tr­ờng hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi lên khắp hai phế tr­ường nh­ư “thủy triều dâng”.
- Trong đa số các tr­ường hợp, huyết áp động mạch tối đa th­ường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thư­ờng nên số huyết áp chênh lệch th­ường nhỏ đi.

















3. Cận Lâm sàng:

+ X quang: Phim thẳng tim to, nhất là các buồng tim trái, phổi mờ vùng rốn phổi.



+ ECG: Trục trái, Dày thất trái
+ Siêu âm tim: Kích thước buồng thất trái giãn to (trên siêu âm tim còn cho biết một số nguyên nhân gây suy tim trái)



1. Triệu chứng cơ năng

a. Khó thở: 
ít hoặc nhiều, nh­ưng khó thở th­ường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát nh­ư trong suy tim trái.

b. Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức vùng hạ s­ườn phải (do gan to và đau).
c. xanh tím: tùy mức độ suy tim mà có dấu xanh tím ở môi, móng tay, hay toàn thân




2. Triệu chứng thực thể
a. Chủ yếu là những dấu hiệu ứ máu ngoại biên:
- Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì đau. Lúc đầu gan nhỏ đi khi được điều trị và gan to lại trong đợt suy tim sau, nên còn gọi là gan “đàn xếp”. Về sau, do ứ máu lâu ngày nên gan không thể nhỏ lại đ­ược nữa và trở nên cứng.
- Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dư­ơng tính. Áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao.
- Tím da và niêm mạc: Tím là do máu bị ứ trệ ở ngoại biên, nên l­ượng Hemoglobin khử tăng lên trong máu. Tùy mức độ suy tim mà tím nhiều hay ít. Nếu suy tim nhẹ thì chỉ thấy tím ít ở môi và đầu chi. Còn nếu suy tim nặng thì có thể thấy tím rõ ở toàn thân.
- Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi d­ưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, thậm chí có thể có thêm tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, cổ ch­ớng…). Bệnh nhân th­ường đái ít (khoảng 200 – 500ml/ngày). N­ước  tiểu sậm màu.
b. Khám tim:
+ Sờ: có thể thấy dấu hiệu Hartzer (tâm thất phải đập ở vùng mũi ức), nh­ưng không phải bệnh nhân nào cũng có dấu hiệu này.
+ Nghe: ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy:
- Nhịp tim th­ường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải.
- Cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Khi hít vào sâu, tiếng thổi này th­ờng rõ hơn (dấu hiệu Rivero-Carvalho).
- Huyết áp động mạch tối đa bình thư­ờng, nh­ưng huyết áp tối thiểu th­ường tăng lên.

3. Cận Lâm sàng:

+ X quang: Trừ trường hợp suy tim phải do hẹp van động mạch phổi có đặc điểm là phổi sáng, còn lại các nguyên nhân khác phổi mờ, cung động mạch phổi giãn, mõm tim hếch lên do thất phải giãn.
+ ECG: Trục Phải, Dày thất phải
+ Siêu âm tim: Kích thước buồng thất phải giãn to, tăng áp động mạch phổi.
+ Thăm dò huyết động: tăng áp lực cuối tâm trương thất phải, áp lực động mạch chủ thường tăng.

 

SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA THẦN KINH GIAO CẢM VÀ PHÓ GIAO CẢM

            So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa Thần kinh giao cảm - phó giao cảm.



Hệ giao cảm( S)
Hệ phó giao cảm( S’ )
1. Cấu tạo TW:
-       Nằm ở sừng bên tủy sống: N1→ L2,3
2. Cấu tạo ngoại biên
-       Các hạch: hạch cạnh sống và hạch trước sống
+    Hạch cạnh sống: gồm hai chuỗi hạch nằm dọc
hai bên cột sống. Mỗi hạch nối với nhau bằng nhánh gian hạch để liên tục với
nhau
+    Hạch trước sống: hạch tạng, hạch mạc treo
tràng trên
-       Hạch S nằm gần TW và xa cơ quan đích nên sợi trước hạch ngắn,  sợi sau hạch dài
3. Phân bố:
-       Chi phối cho tạng & các tuyến như S
-       Chi phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và các mạch máu ở các chi, đầu mặt và thành cơ thể.
4. Tốc độ dẫn truyền:
-       Hệ S có tốc độ dẫn truyền chậm hơn vì các sợi trước hạch được bọc Myelin ngắn hơn
5. Hóa chất trung gian:
-       Catecholamin( Nor-adrennalin)
6. Tác dụng:
-       giãn đồng tử
-       Giãn phế quản
-       Tim đập nhanh, mạnh
-       ↓ tiết dịch
Sự duy trì hưng phấn ở hệ S lâu hơn S’  do có tiếp nối các hạch phong phú hơn.
7. Tác động- đáp ứng
-       Có tính chất toàn thân
1. Cấu tạo TW: Nằm ở hai nơi:
-       Ở nhân S’ của tk sọ III, VII, IX, X ở thân não.
-        các nhân S’ S2S4
2. Cấu tạo ngoại biên:
-       Là các hạch cạnh tạng và hạch nội thành
+    Hạch cạnh tạng: hạch mi, hạch CBKC, hạch dưới
hàm
+    Hạch nội thành: VĐ  trong thành ống tiêu hóa.
-       Hạch S’  nằm xa TW và gần cơ quan đích nên sợi trướchạch dài, sợi sau hạch ngắn.


3. Phân bố:
-       Chi phối cho tạng & các tuyến (trừ tuyến mồ hôi)


4. Tốc độ dẫn truyền:
-       Hệ S’ có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn vì các sợi trước hạch được bọc bao myelin dài hơn.

5. Hóa chất trung gian:
-       Acetyl Cholin
6. Tác dụng:
-       Co đồng tử.
-       Co phế quản.
-       Tim đập chậm, yếu


7. Tác động- đáp ứng
-       Có tính chất khu trú