viêm gan siêu vi; uống nhiều rượu; và các nguyên nhân khác như suy tim, lạm dụng các thuốc có hại cho gan, các bệnh rối loạn bẩm sinh, bệnh gây tắc mật, bệnh gan tự miễn.
+Tăng áp tĩnh mạch cửa:
Áp
lực tĩnh mạch cửa bình thường vào khoảng 3-6 mmHg. Áp lực tĩnh mạch cửa
sẽ tăng thoáng qua khi ăn, vận động hay làm nghiệm pháp Valsava. Khi áp
lực tăng trên 10 mmHg, bắt đầu xuất hiện thông nối cửa chủ thông qua
các tĩnh mạch bàng hệ.
Sự
hình thành và dãn của các tĩnh mạch bàng hệ, kết quả của tăng áp lực
trong hệ cửa, được cho là kết quả của sự tân tạo mạch máu. Quan trọng
nhất là tĩnh mạch vành vị và tĩnh mạch vị ngắn, hai tĩnh mạch chịu trách
nhiệm giải áp máu tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch đơn thông qua các tĩnh
mạch bàng hệ ở lớp dưới niêm của dạ dày và thực quản. Sự tái thông
thương tĩnh mạch rốn sẽ giải áp máu tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch thượng
vị, tạo ra sự phình dãn của các tĩnh mạch trên thành bụng mà chúng ta
gọi là dấu hiệu “đầu sưá”. Thông cửa-chủ còn có thể xảy ra thông qua các
tĩnh mạch sau phúc mạc và hậu môn-trực tràng.
Sự
phình dãn các tĩnh mạch bàng hệ là hậu quả tất yếu của sự tăng áp tĩnh
mạch cửa kéo dài tác động lên một thành mạch có kháng lực thấp. Khi áp
lực tăng trên 12 mmHg, sự căng dãn thành mạch mỏng manh của các tĩnh
mạch bàng hệ đủ để gây vỡ các tĩnh mạch này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét