BỆNH SỞI

I. Định nghĩa:
Sởi là bệnh truyền nhiễm do siêu vi sởi (Polinosa morbillarum) gây ra.
Lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 2 – 6 tuổi.

II. Chẩn đoán: dựa vào dịch tể, lâm sàng và cận lâm sàng

1. Dịch tể: lứa tuổi, đang có dịch bệnh xãy ra, có tiếp xúc với bệnh nhân sởi

2. Lâm sàng:
-Hội chứng nhiễm độc: sốt, mệt mỏi, uể oải toàn thân, ăn uống kém, nôn ói,…
- Hội chứng viêm long (viêm xuất tiết): chảy nước mắt, nước mũi gây hắt hơi, ho; viêm kết mạc mắt gây chảy nước mắt, nhiều ghèn, phù nề mi mắt, mắt đỏ. Viêm long đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
- Nốt Koplik thường xảy ra trước hay ngày đầu ra ban (ngày thứ 2 của sốt), biến mất sau 24 – 48 giờ sau phát ban (tồn tại 12 – 14 giờ): nốt trắng có kích thước bằng đầu kim, ở niêm mạc má vùng răng hàm.
- Hồng ban toàn thân:
o Phát ban vào ngày thứ 4 – 6 của bệnh, hồng ban không tẩm nhuận, dạng dát, sẩn, kích thước nhỏ, giữa các nốt ban là khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay dính liền nhau thành mảng tròn 3 – 6 mm, sự phát ban diễn ra theo trình tự:
- Ngày đầu: mọc sau tai rồi lan dần ra hai bên má, cổ
- Ngày 2: ban lan xuống ngực, bụng và 2 tay
- Ngày 3: ban lan ra sau lưng, hông và 2 chân
o Ban tồn tại đến ngày thứ 6 kể từ ngày bắt đầu phát ban, kế đó sẽ dần dần biến mất theo trình tự xuất hiện, từ mặt đến thân mình và chi, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn giống bụi phấn hay vảy cám.



3. Cận lâm sàng:
Xét nghiệm huyết thanh tìm IgM anti virus sởi (thương dương tính ngày thứ 3 sau khi phát ban).

III. Điều trị:
1. Nguyên tắc:
- Bổ sung vitamine A
- Phát hiện và điều trị biến chứng
- Tất cả trẻ sởi biến chứng nặng cần được nhập viện

A. Bổ sung vitamine A:
a. Chỉ định: tất cả trẻ bị sởi, trừ những trẻ đã uống đủ liều trong một tháng.
b. Cách dùng:
- Cho 2 liều: liều đầu ngay khi chẩn đoán, liều thứ 2 ngày hôm sau
- Liều lượng:
o Trẻ < 6 tháng: 50.000 đv/liều
o Trẻ 6 – 11 tháng: 100.000 đv/liều
o Trẻ 12 tháng – 5 tuổi: 200.000 đv/liều
- Nếu trẻ có tổn thương mắt do thiếu vitamine A hoặc suy dinh dưỡng nặng thì cho thêm liều thứ 3 sau liều thứ 2 từ 2 – 4 tuần.

B. Điều trị triệu chứng và nâng đỡ:
a. Sốt: paracetamol 10 – 15 mg/kg x 4 lần/ngày khi sốt trên 38.5 0C
Còn sốt sau phát ban 3 – 4 ngày: bội nhiễm hoặc sốt do nguyên nhân khác.
b. Giảm ho: Pectol
c. Dinh dưỡng
d. Vệ sinh: thoáng mát, khô ráo, ngừa bội nhiễm.

C. Điều trị biến chứng:
a. Viêm phổi, viêm tai giữa:
- Kháng sinh viêm phổi
- Chảy mủ tai: bấc sâu kèn
b. Tiêu chảy:
c. Viêm thanh quản
d. Viêm kết mạc mắt, tổn thương giác mạc, võng mạc: vitamine A, vệ sinh, băng mắt ngừa bội nhiễm, pommade Tetracyclin tra mắt 3 lần/ ngày, 7 ngày, không được dùng các loại thuốc có steroid.
e. Loét miệng:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất ngày 4 lần
- Thoa tím Gentian 0.25%
- Loét nặng và có hôi: Benzyl penicilline 50.000 đv/kg mỗi 6 giờ hoặc Metronidazol uống 7.5 mg/kg x 3 lần/ngày trong 5 ngày
- Không ăn uống được nên nuôi ăn qua thông dạ dày
f. Biến chứng thần kinh
g. Suy dinh dưỡng nặng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét