CHỈ SỐ BMI
Chỉ số cơ thể (BMI) đã được các bác sĩ sử dụng từ nhiều năm nay như một
cách đơn giản nhất về mặt lâm sàng trong việc đánh giá các nguy cơ sức
khỏe liên quan đến cân nặng.
BMI là gì:
BMI là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên
gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó
có bị béo phì, thừa cân hay không.
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể
tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên
quan đến sức khỏe tương lai.
Những thông tin mới đây nhất được công bố trong
Khảo sát về Sức khỏe của Anh 2006 cho thấy 1/4 người trưởng thành bị béo
phì. Điều này có nghĩa chúng ta đang đứng trước những nguy cơ lớn của
sự gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư vú và ung
thư ruột.
Một số vấn đề sức khỏe khác liên quan tới chứng
thừa cân là sự phát triển và biến chứng của bệnh viêm khớp xương mãn
tính, tự kỷ và trầm cảm.
Chuẩn bị có thai:
Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì đây là thời điểm
thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của
mình nằm trong giới hạn chuẩn.
- Nếu chỉ số BMI < 18,5: Bạn quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.
- Nếu chỉ số BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.
Cách tính:
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:
BMI = kg (trọng lượng cơ thể)/m*m (chiều cao).
Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:
- Nhẹ cân: BMI ít hơn 18.5
- Bình thường: BMI từ 18,5 - 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo phì (độ 1): BMI 30 - 35
- Béo phì (độ 2): BMI 35 - 40
- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
Chú ý:
Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậyKHÁM LÂM SÀNG BỘ MÁY HÔ HẤP
1.1. Nhìn:
nhìn hình thái toàn bộ lồng ngực, quan sát nhịp thở nếu cần,
đo vòng lồng ngực, chú ý kết hợp với quan sát toàn thân (xem phần thăm
khám hô hấp trên lâm sàng).
a.
Quan sát phần mềm:
chú ý nhìn hố trên đòn, các khoảng gian sườn, các nhóm
cơ ở ngực: ở người gầy, các hố trên đòn và các khoảng gian sườn lõm xuống. Một
số người ít luyện tập hoặc gầy mòn, các cơ gian sườn, cơ ngực trên và dưới gai
xương bả, cơ cùng lưng, bị teo lại, nên có dáng lom khom, vai so ra phía
trước, ngực lép, lưng cong, xương bả vai nhô ra như hai cánh.
b.
Quan sát khung xương:
chú ý hình thái chung và sự cân xứng của lồng ngực.
-
Lồng ngực còi xương có chuỗi hạt sườn, là nốt to ở chỗ tiếp xúc giữa xương sườn
và sụn sườn, xương ức nhô ra phía trước, tạo nên hình mũi thuyền, hoặc ngược
lại lõm vào trong như hình phễu.
-
Lưng gù bẩm sinh hayy hậu phát (tai nạn, lao cột sống).
-
Lưng vẹo: cột sống cong theo chiều ngang, gây ra tình trạn gmất cân xứng của
lồng ngực và vai: vai cao vai thấp.
-
Lồng ngực giãn phế nang nặng: giãn to về mọi phía, các khoảng gian sườn giãn,
phồng làm lồng ngực có hình thùng.
-
Lồng ngực mất cân xứng do tổn thương các tạng ở trong:
+
Gĩan to một bên: tràn dịch, tràn khí màng phổi.
+
Xẹp một bên: Di chứng viêm màng phổi gây dày dình, xẹp phổi.
-
Lồng ngực phồng ở dưới do gan, lách to, cổ trướng.
-
Viêm cơ, u xương ức, xương sườn, cột sống: gây ra khối u ở một vùng trên lồng
ngực.