CHỈ SỐ BMI

Chỉ số cơ thể (BMI) đã được các bác sĩ sử dụng từ nhiều năm nay như một cách đơn giản nhất về mặt lâm sàng trong việc đánh giá các nguy cơ sức khỏe liên quan đến cân nặng.

BMI là gì:

BMI là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không.
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Những thông tin mới đây nhất được công bố trong Khảo sát về Sức khỏe của Anh 2006 cho thấy 1/4 người trưởng thành bị béo phì. Điều này có nghĩa chúng ta đang đứng trước những nguy cơ lớn của sự gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư vú và ung thư ruột.
Một số vấn đề sức khỏe khác liên quan tới chứng thừa cân là sự phát triển và biến chứng của bệnh viêm khớp xương mãn tính, tự kỷ và trầm cảm.

Chuẩn bị có thai:

Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn.
  • Nếu chỉ số BMI < 18,5: Bạn quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.
  • Nếu chỉ số BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.

Cách tính:

Chỉ số BMI của bạn được tính như sau: 
BMI = kg (trọng lượng cơ thể)/m*m (chiều cao).

Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:
  • Nhẹ cân: BMI ít hơn 18.5
  • Bình thường: BMI từ 18,5 - 25
  • Thừa cân: BMI từ 25-30
  • Béo phì (độ 1): BMI 30 - 35
  • Béo phì (độ 2): BMI 35 - 40
  • Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40

Chú ý:

Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét