TRẮC NGHIỆM HẬU SẢN THƯỜNG

TRẮC NGHIỆM HẬU SẢN THƯỜNG
trac nghiem san khoa

Câu 1: Thời gian trở lại bình thường của cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lý gọi là thời kỳ hậu sản. Thời gian này bình thường là :
A.  4 tuần sau khi sinh
B.  6 tuần sau khi sinh
C.  8 tuần sau khi sinh
D. 10 tuần sau khi sinh
E. 12 tuần sau khi sinh




Câu 2: Ngay sau khi sinh tử cung có trọng lượng nặng khoảng:
A.  750gr
B.  850gr
C.  1000gr
D. 1100gr
E. 1500gr

Câu 3: Khi mang thai tử cung đã phát triển lên bao nhiêu lần so với khi không mang thai:
A.  Khoảng 10 lần 
B.  Khoảng 16 lần
C.  Khoảng 20 lần
D.  Khoảng 22 lần
E.  Khoảng 24 lần

Câu 4: Thay đổi ở thân tử cung: Về mặt lâm sàng, trong thời kỳ hậu sản người ta nhận thấy có 3 biểu hiện:
A. Tử cung co cứng, tử cung co bóp và cầu an toàn
B. Tử cung co cứng, hiện tượng đau bụng và cầu an toàn
C. Tử cung co cứng, tử cung co bóp và tử cung co hồi 
D. Tử cung co bóp, tử cung co hồi và cầu an toàn
E. Tử cung co hồi biểu hiện bởi đau bụng, tử cung co cứng và cầu an tòn

Câu 5: Điều nào sau đây đúng nhất khi tử cung co cứng sau khi đẻ:
A. Tử cung co cứng trong vài giờ tạo thành một khối chắc, trên lâm sàng tương ứng là cầu an toàn.
B. Tử cung co cứng trong vài giờ tạo thành một khối chắc, trên lâm sàng tương ứng là cầu an toàn, đáy tử cung ở ngay dưới rốn.
C. Tử cung co cứng trong vài giờ tạo thành một khối chắc, trên lâm sàng tương ứng là cầu an toàn, đáy tử cung ở ngay trên rốn.
D. Tử cung co cứng trong vài giờ tạo thành một khối chắc, trên lâm sàng tương ứng là cầu an toàn, đáy tử cung ở ngang rốn. Biểu hiện bởi đau bụng, ra máu và  sản dịch chảy ra ngoài.
E. Các cơn đau khi tử cung co cứng biểu hiện ở người con rạ nhiều hơn ở người con so.


Câu 6: Câu nào sau đây không đúng với hiện tượng tử cung co hồi sau đẻ:
A. Sau khi đẻ đáy tử cung ở trên khớp vệ khoảng 13 cm
B . Mỗi ngày co hồi được khoảng 1cm
C. Riêng ngày đầu có thể co hồi được nhanh hơn có thể được khoảng 2-3cm.
D. Sau 2 tuần lễ sẽ không sờ thấy được tử cung ở trên khớp vệ nữa.
E. Tử cung bị nhiễm khuẩn, tử cung người con so, người bí đái và táo bón tử cung cũng go hồi chậm hơn.

Câu 7: Sự thay đổi ở đoạn dưới tử cung trong thời kỳ hậu sản: Đoạn dưới ngắn lại và thành eo tử cung vào :
A.  Ngày thứ  5 sau khi đẻ
B.  Ngày thứ 5 đến thứ 8 sau khi đẻ
C.  Ngày thứ 8 đến thứ 12 sau khi đẻ
D.  Ngày thứ 12 đến 16 sau khi đẻ
E.  Ngày thứ 20 sau khi đẻ

Câu 8: Sau khi sinh cổ tử cung ngắn và nhỏ lại, lỗ ngoài đóng vào ngày thứ 12 hoặc hé mở, có khi thấy hình ảnh của lộ tuyến. Tình trạng lộ tuyến này có thể tồn tại bao lâu sau khi đẻ ?
A.  45 ngày sau khi đẻ
B.  2 tháng sau khi đẻ
C.  6 tháng sau khi đẻ
D.  7 tháng sau khi đẻ
E.  Một năm sau khi đẻ

Câu 9: Sau khi sinh, niêm mạc tử cung sẽ trãi qua hai giai đoạn để trở lại chức phận của niêm mạc tử cung bình thường. Đó là :
A. Giai đoạn thoái triển và giai đoạn phát triển
B. Giai đoạn tái sinh và giai đoạn phát triển
C. Giai đoạn thoái triển và giai đoạn tái sinh
D. Giai đoạn ảnh hưởng bởi estrogen và giai đoạn ảnh hưởng progesteron
E. Giai đoạn khong có rụng trứng và giai đoạn rụng trứng.

Câu 10: “ Dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron sau 6 tuần lễ niêm mạc tử cung được phục hồi hoàn toàn và sẽ thực hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên nếu không cho con bú.”  Diễn biến của thay đổi này xảy ra vào giai đoạn nào trong thời kỳ hậu sản:
A. Giai đoạn thoái triển
B. Giai đoạn tái sinh 
C. Giai đoạn phát triển
D. Giai đoạn không có rụng trứng  
E. Giai đoạn rụng trứng.

Câu 11: “ Xảy ra trong 14 ngày đầu sau đẻ. Lớp bề mặt bị hoại tử và thoát ra ngoài cùng với sản dịch, lớp đáy gồm đáy tuyến vẫn còn nguyên vẹn và là nguồn gốc của niêm mạc tử cung mới.” Diễn biến của thay đổi này xảy ra vào giai đoạn nào trong thời kỳ hậu sản:
A. Giai đoạn thoái triển
B. Giai đoạn tái sinh 
C. Giai đoạn phát triển
D. Giai đoạn không có rụng trứng  
E. Giai đoạn rụng trứng.

Câu 12: Vài ngày sau đẻ vú phát triển nhanh căng to rắn: Núm vú to và dài ra, tĩnh mạch vú nổi rõ. Tuyến sữa phát triển to lên có khi lan tới tận nách. Có hiện tượng tiết sữa, thường xảy ra sau đẻ 2 - 3 ngày. Cơ chế của hiện tượng xuống sữa là do:
A. Nồng độ estrogen tụt xuống đột ngột sau đẻ
B. Prolactin được giải phóng và tác dụng lên tuyến sữa gây ra sự tiết sữa
C. Sự tiết sữa được duy trì bởi động tác bú.
D. Câu A và B đều đúng
E. Cả A,B và C đều đúng.

Câu 13: Hiện tượng lâm sàng nào sau đây không xảy ra trong thời kỳ hậu sản :
A. Sự co hồi tử cung
B. Sự tống xuất của sản dịch
C. Sự tiết sữa 
D. Trọng lượng cơ thể giảm từ  3 - 5kg
E. Hiện tượng kinh nguyệt sau đẻ.

Câu 14:  Thế nào gọi là táo bón sau khi đẻ ?
A. Sau đẻ 2 ngày
B. Sau đẻ 3 ngày
C. Sau đẻ 4ngày
            D. Sau đẻ 5ngày
            E. Sau đẻ một tuần

Câu 15:  Câu nào sau đây không phù hợp với sản dịch sau đẻ:
A. Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ đầu của thời kỳ hậu sản.
B. Sản dịch có thành phần là những mảnh vụn của màng rụng, máu cục và máu loãng các tế bào và dịch tiết ra từ âm đạo.
C. Ngày thứ 1 và 2 sản dịch ra nhiều, sau 2 tuần lễ sẽ hết hẳn. Ba tuần sau sinh có thể thấy kinh non do niêm mạc tử cung  đã phục hồi.
D. Sản dịch thường vô trùng, mùi tanh nồng, pH hơi toan, 2 - 3 ngày đầu sản dịch màu đỏ tươi về sau đỏ sẫm.
E. Từ ngày 4 - 8, sản dịch loãng hơn lẫn nhầy lờ lờ máu cá, từ ngày 8 - 12 sản dịch chỉ là chất nhầy, trong.

Câu 16: Hãy chọn triệu chứng nào sau đây đúng nhất cho hiện tượng xuống sữa
A. Là hiện tượng lâm sàng thường gặp sau khi đẻ với sốt hơi cao, cương vú.
B. Người con so thường xảy ra sớm hơn (ngày thứ 2), người con rạ (ngày thứ 3).
C. Nhức đầu, khó chịu, mạch hơi nhanh, sốt nhẹ < 380 C, cảm giác ớn lạnh. Toàn bộ hai vú cương, đau, to.
D. Nhức đầu, khó chịu, mạch hơi nhanh, sốt nhẹ < 380 C, cảm giác ớn lạnh. Toàn bộ hai vú cương, đau, to. Hết sốt sau khi sữa được tiết ra.
E. Nhức đầu, khó chịu, mạch hơi nhanh, sốt nhẹ < 380 C, cảm giác ớn lạnh. Toàn bộ hai vú cương, đau, to. Sau 24 - 48 giờ các triệu chứng mất khi có hiện tượng tiết sữa

Câu 17: Trong hai giờ đầu sau đẻ sản phụ phải được nằm theo dõi tại phòng đẻ nhằm mục đích:
A. Theo dõi tình trạng chảy máu
            B. Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
            C. Xoa đáy tử cung qua thành bụng để theo dõi khối an toàn tử  cung.
            D. Đánh giá  trình trạng chảy máu âm đạo, 15 phút/lần trong  giờ đầu và 30 phút/ lần trong giờ thứ hai sau đẻ.
E. Theo dõi tình trạng rét run sau đẻ vì mất nhiệt, vãng khuẩn huyết .     

Câu 18: Theo dõi tích cực hai giờ đầu, nếu bình thường tiếp tục theo dõi từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 6 gồm những câu sau, ngoại trừ :
A. Đưa bà mẹ về phòng,  cho mẹ nằm cùng phòng với con. Đóng băng vệ sinh,  theo dõi các yếu tố ở trên 1 giờ/lần
B. Yêu cầu bà mẹ và người nhà gọi ngay nhân viên y tế khi sản phụ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt hoặc có bất cứ một vấn đề gì khác
C. Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn. Vận động nhẹ sau 6 giờ.
D. Giúp người mẹ ăn uống, ngủ đủ. Giúp và khuyến khích mẹ cho trẻ bú sớm.

E. Hướng dẫn cho bà mẹ biết các biện pháp sinh đẻ kế hoạch


Câu 19: Thuốc tránh thai nào khuyên dùng ở các sản phụ sau đẻ mà vẫn cho con bú:
A. Marvelon
B. Exluton
C. Mercilon
D. Tri-regol
E. Nordette

Câu 20: Thế nào gọi là bí tiểu sau đẻ?
A. Nếu sau đẻ 12 giờ chưa đi tiểu được
B. Nếu sau đẻ 14 giờ chưa đi tiểu được
C. Nếu sau đẻ 16 giờ chưa đi tiểu được
D. Nếu sau đẻ 18 giờ chưa đi tiểu được
E. Nếu sau đẻ một ngày chưa đi tiểu được


ĐÁP ÁN


Câu 1  : B       Câu 2 : C                    Câu 3 : C                    Câu 4 : C
Câu 5  : B       Câu 6 : E                     Câu 7 : E                     Câu 8 : A
Câu 9  : A       Câu 10 : C                  Câu 11 : A                  Câu 12 : E
Câu 13: E       Câu 14 : B                  Câu 15: D                   Câu 16 : E
Câu 17: D       Câu 18 : E                  Câu 19 : B                  Câu 20 : A

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét