Mục đích của bài viết này là
muốn chia sẽ cách chẩn đoán, điều trị hay đưa ra các triệu chứng, hội chứng
nhanh nhất, nhằm khắc phục được thời gian mà các câu hỏi tình huống yêu cầu với
khoảng thời gian hết sức là ít ỏi.
Ở đây chúng ta cũng không
nhắc lại các tiêu chuẩn để chẩn đoán các bệnh nữa, vì các điều kiện chẩn đoán
này đều có trong giáo trình (hay các bạn đọc các bài ở trong mục này đều có).
I. CHÚNG TA NÓI VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT:
Ở bệnh này khi thi thì sẽ yêu
cầu chúng ta phải xác định được đây là bệnh tâm thần phân liệt, và xác định
được thể bệnh gì (thể Paranoid, thể thanh xuân, thể di chứng, thể đơn thuần)
cũng như thuốc điều trị đặc hiệu cho từng thể bệnh trong vòng khoản thời gian
ít ỏi.
+ Tiêu chuẩn để chẩn đoán Tâm
thần phân liệt:
-
có 1 triệu chứng
nằm trong khoảng từ 1 đến 4 (theo ICD 10)
-
hoặc có 2 triệu
chứng nằm trong khoảng từ 5 đến 9 (theo ICD 10)
ngoài ra yêu cầu không có H/C
trầm cảm, H/C hưng cảm kèm theo. Không mắc các bệnh lý não hay dùng các chất kích
thích gây nghiện khác và thời gian của các triệu chứng phải liên tục trên 1
tháng.
+ Nhận biết nhanh các thể
bệnh qua các đặc điểm sau:
-
Thể Paranoid: chủ
yếu là triệu chứng hoan tưởng và ảo giác
-
Thể Thanh xuân:
gặp ở người trẻ tuổi
-
Thể di chứng: các
tiêu chuẩn TTPL rõ ngay từ đầu + các triệu chứng âm tính.
-
Thể đơn thuần:
kéo dài và nặng dần lên.
-
+ Thuốc điều trị:
-
Thể Paranoid:
Risperidone
-
Thể Thanh xuân,
Thể di chứng, Thể đơn thuần: Olanzapine.
II. NÓI VỀ BỆNH RLPLCX:
Gồm: RLPLCX loại trầm cảm và
RLPLCX loại hưng cảm.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-
có H/C hưng cảm
hay H/C trầm cảm
-
có tiêu chuẩn
chẩn đoán TTPL
+ Thuốc điều trị:
-
Nếu Hưng cảm:
Valproate
-
Nếu Trầm cảm:
Amitriptyline
-
Loạn thần:
Olanzapine
III. NÓI VỀ BỆNH RLCXLC:
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Để nhận biết nhanh RLCX thì
khi các tình huống có triệu chứng loạn thần hay ảo giác nhưng không đủ tiêu
chuẩn để chẩn đoán TTPL thì chúng ta nghĩ ngay nó là RLCX.
Gồm các thể sau:
-
RLCXLC hiện tại
giai đoạn hưng cảm có triệu chứng loạn thần (hay không có triệu chứng loạn
thần)
-
RLCXLC hiện tại
giai đoạn trầm cảm (mức độ) có triệu chứng loạn thần (hay không có triệu chứng
loạn thần)
-
Giai đoạn hưng
cảm có triệu chứng loạn thần (hay không có triệu chứng loạn thần)
-
Giai đoạn trầm
cảm (mức độ) có triệu chứng loạn thần (hay không có triệu chứng loạn thần)
-
Trầm cảm tái diễn
mức độ (nặng, vừa, nhẹ) có triệu chứng loạn thần hay không
IV. NÓI VỀ THUỐC:
Để ý đến các tác dụng phụ
sau:
+ kháng cholin: khô môi, táo
bón, bí tiểu nhìn mờ.
+ Ngoại tháp: h/c Parkinson,
Loạn trương lực cơ cấp, Loạn động muộn, bồn chồn lo âu, h/c ác tính.
+ khi điều trị loạn thần với Risperidone,
Olanzapine không có hiệu quả thì chuyển sang dùng Clozapine.
+ Chống trầm cảm 3 vòng có
ảnh hưởng lên hệ tim mạch, nhóm SSRI thì không. Do vậy 1 Bn trầm cảm lớn tuổi
có bệnh tim mạch thì ưu tiên dùng Fluoxetine.
+ Olanzapine gây tăng cân, do
vậy 1 Bn loạn thần béo phì thì không dùng mà ưu tiên Risperidone hơn.
+ tác dụng phụ của Fluoxetine
là lo âu, mất ngủ nên cho Bn uống vào buổi sáng.
+ Tác dụng phụ của Paroxetine
có nguy cơ gây tự sát cao ở Bn trẻ tuổi.
Trên đây là những ý nhỏ đặc
trưng chứ nó không bao hàm tất cả, Mong giúp phần nào cho các bạn trong các đợt
thi lâm sàng tâm thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét