LÀM SAO ĐỂ BIẾT CÁCH NHẬN DIỆN SỚM BỊ ĐỘT QUỴ NÃO.

                                            NHẬN DIỆN SỚM BỊ ĐỘT QUỴ NÃO

Đột Quỵ não là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các nguyên nhân, và để lại hậu quả nặng nề như: 

- Yếu liệt gây mất khả năng lao động.
- Ảnh hưởng phát âm (nói ngọng, mất khả năng ngôn ngữ).
- Suy giảm trí nhớ, Sa sút trí tuệ.

Do vậy, ngoài các biện pháp dự phòng khác thì nhận biết sớm các dấu hiệu của Đột Quỵ Não sẽ giúp chúng ta có hướng cấp cứu và điều trị sớm giúp tránh Tử vong và không để lại di chứng tàn tật.

Nhận Biết Sớm Đột Quỵ Não:

Khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau:

- Yếu tay, hoặc chân cùng bên.
- Méo mặt, liệt mặt.
- Nói khó, nói ngọng.


Vậy khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng như trên, thì không nên trì hoãn mà cần đến Cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. Vì thời gian xử trí trong Đột Quỵ Não là rất quan trọng. Người Ta đưa khẩu hiệu bằng chữ "T" = "TIME" = "Thời Gian Là Não"

QUI TRÌNH ĐO ĐIỆN NÃO THƯỜNG QUI

                                               Quy trình ghi điện não thường quy


* Chuẩn bị bệnh nhân:


·        Cần gội sạch đầu và để khô tóc trước khi ghi điện não

·        Ngừng hoặc không dùng các loại thuốc, đặc biệt các loại thuốc an thần ít nhất trước đó 3 ngày. Tuy nhiên đối với thuốc chống động kinh không nhất thiết phải ngừng.

·        Trước khi đặt các điện cực, da đầu phải được làm sạch để giảm trở kháng chỗ tiếp xúc giữa điện cực và da đầu.

·        Giải thích cho người bệnh yên tâm và hợp tác tốt

·        Người bệnh nên ở tư thế tư giãn và thoải mái nhất

·        Lắp điện cực

·        Lọc nhiễu


 * Yêu cầu đối với phòng ghi điện não:


·        Yên tĩnh, xa nơi phát sóng vô tuyến

·        Các dụng cụ và thiết bị trong phòng đều cách điện

·        Ánh sáng vừa phải

·        Có dây tiếp đất tốt và an toàn

·        Có điều hòa mát và ấm để duy trì nhiệt độ phòng ổn định ở mức 20-24 độ C

·        Có ổn áp duy trì dòng điện ổn định và an toàn

·        Có giường hoặc ghế ghi điện não phù hợp.


 * Quy trình:


·        Trong quá trình ghi điện não, yêu cầu người bệnh thực hiện nhiều lần mở mắt và nhắm mắt để đánh giá đáp ứng, tiếp theo làm nghiệm pháp thở sâu trong 3 phút và cuối cùng thực hiện nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng với mục đích hoạt hóa các hoạt động kịch phát tiềm ẩn. Ngoài ra tùy từng yêu cầu cụ thể có thể tiến hành một số nghiệm pháp hoạt hóa khác: kích thích tiếng động, nghiệm pháp đọc, tính nhẩm, kích thích cảm giác bản thể, vận động, ngủ.

·        Quy trình cụ thể:

-         Ghi trong 3 phút ở chuyển đạo đơn cực, nhắm mở mắt 1 lần

-         Ghi trong 3 phút tiếp theo trên đạo trình ngang, kích thích ánh sáng 3 lần: 2 lần khi nhắm mắt và 1 lần khi mở mắt ở tần số 18Hz

-         Tiếp theo bệnh nhân thở sâu trong 3-5 phút tiếp theo trên đạo trình dọc, bệnh nhân nhắm mắt

-         Sau thở sâu ghi tiếp 3 phút rồi kết thúc.




CHỈ ĐỊNH ĐO ĐIỆN NÃO

CHỈ ĐỊNH:

 Phương pháp đo điện não đồ là phương pháp phổ biến và hiệu quả giúp phát hiện được các rối loạn chức năng của não bộ trong các bệnh lý thần kinh, tầm soát bệnh sớm ở não. Cụ thể như sau:

  • Chẩn đoán và theo dõi biểu hiện động kinh hay các rối loạn co giật khác;
  • Hỗ trợ trong việc chẩn đoán chết não;
  • Đánh giá mức độ thức tỉnh của bệnh nhân trong quá trình gây mê

Ngoài ra, đo điện não đồ còn có thể theo dõi chức năng não trong các bệnh lý khác như:

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN:

  • Gội đầu sạch sẽ đêm trước ngày đo điện não đồ. Không sử dụng dầu dưỡng tóc hay gel tạo nếp tóc, nói chung là không sử dụng các hoá chất bảo vệ tóc;
  • Không nên uống cà phê trong ngày đo điện não đồ;
  • Báo cáo cho bác sĩ nếu người bệnh đang dùng thuốc hoặc có đặt máy tạo nhịp;
  • Nếu đo điện não giấc ngủ thì người bệnh cần phải thức khuya, dậy sớm vào tối hôm trước (tức là ngủ lúc 0 giờ và dậy lúc 3 giờ sáng). Trong quá trình chờ đo điện não đồ thì bệnh nhân không được ngủ.

ĐẠO TRÌNH LƯỠNG CỰC:




ĐIỆN NÃO ĐỒ - CÁC NGHIỆM PHÁP HOẠT HÓA

                                                    NGHIỆM PHÁP HOẠT HÓA

§  Gợi ra các hoạt động dạng ĐK ở những bệnh nhân nghi ngờ

§  Bao gồm:

 Tăng thông khí (Hyperventilation): Kích hoạt phức hợp 3 c/s trong ĐK cơn vắng ý thức. Đáp ứng bình thường sóng chậm θ lan tỏa.

 Kích thích ánh sáng (Photic stimulation): Bình thường đáp ứng kéo theo (driving response) đáp ứng gợi thị giác (visual evoked response). Bệnh gây co giật do ánh sáng (photoconvulsive response)

  Gây mất ngủ  (sleep deprivation):  Tăng  khả năng phát hiện hoạt động ĐK khi EEG thường quy bình thường. Giá trị đối với JME (Juvenile myoclonic epilepsy): hoạt động dạng ĐK xuất hiện ngay sau đánh thức bệnh nhân dậy

   Ghi điện não giấc ngủ ở trẻ em

   Ghi điện cực bổ xung (xương bướm), giảm thuốc chống ĐK đang dùng, ghi liên tục…



 NGHIỆM PHÁP NHẮM – MỞ MẮT

 § Thực hiện với bệnh nhân tỉnh, hợp tác

 §  Nhắm mắt đo EEG→mở mắt trong 5-10s→mở mắt  trở

 § Đáp ứng bình thường: α mất khi mở mắt xuất hiện lại khi nhắm mắt

 § Bất thường: α đảo ngược, không mất hoặc tăng hơn. Đôi khi xuất hiện sóng chậm, sóng nhọn hoặc đợt kịch phát


   CÁC NGHIỆM PHÁP HOẠT   HÓA


 


 CÁC NGHIỆM PHÁP HOẠT      HÓA



  PHOTOCONVULSIVE RESPONSE


§  Được kích hoạt bởi một loạt các tần số kích thích

§  Tần số không trùng với tần số kích thích ánh sáng

§  Có thể chấm dứt trước hoặc sau chuỗi kích thích

§  Ý nghĩa:

 Bất thường

 liên quan mật thiết với động kinh nếu còn kéo dài sau khi đã ngưng kích thích ánh sáng


PHOTOCONVULSIVE RESPONS




CÁC DẠNG SÓNG CƠ BẢN ĐIỆN NÃO ĐỒ

 Các dạng sóng cơ bản trên điện não đồ (EEG):

  • Alpha: Tần số 8-13 Hz, biên độ 20-100 microvolt, có dạng hình sin, phân bố rõ vùng đỉnh, thái dương sau, chẩm.
  • Theta: tần số từ 4-7.5 Hz, biên độ 30-60 microvolt.
  • Beta: Tần số lớn hơn 13Hz, biên độ < 29 microvolt, trội ở vùng trán - trung tâm.
  • Delta: tần số < 4Hz, biên độ thường cao.





CÁC HÌNH THÁI NHIỄU TRÊN ĐIỆN NÃO ĐỒ.

 Các hình thái nhiễu trên Điện Não Đồ (EEG):

- Nhiễu do điện cực

- Nhiễu do da đầu không sạch

- Nhiễu do điện cực khô

- Nhiễu do bút ghi

- Nhiễu do chớp mắt.

- Nhiễu do nhãn cầu

- Nhiễu do mạch

- Nhiễu do điện tim

- Nhiễu do điện cơ

- Nhiễu do thở

- Nhiễu do điện cực tai