CẤP CỨU CHỐN PHÒNG THE

               Đừng xem thường những sự cố phòng the. Nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp rắc rối. Kỹ thuật sơ cứu là bài học bắt buộc cho cặp vợ chồng. Điều đáng tiếc có thể xảy ra cho bất cứ ai, ngay cả những người có nhiều kinh nghiệm yêu đương.

              Bạn cần chuẩn bị một vài kiến thức sơ cấp cứu cần thiết trong chuyện gối chăn để có thể chủ động xử lý khi bất ngờ gặp sự cố trong những giây phút ngọt ngào Dưới đây là những cách sơ cứu bạn cần ghi nhớ:
 
             - Gãy "niềm tự hào":

          Sự cố này thường xảy ra ở những người trẻ có ham muốn cao hay thích tư thế sáng tạo trong giao hợp. Chỗ bị gãy thường nằm ở gốc hoặc 1/3 phía trong "niềm tự hào" của quý ông. Tai nạn xảy ra đột ngột làm cho người nam có cảm giác như bị vỡ bục và đau nhói ở vùng bị gãy. Vị trí ấy ngày càng sưng to và biến dạng, quy đầu bị lệch, vẹo sang bên đối diện với chỗ vỡ. Trường hợp nhẹ, không được mổ ngay, tổn thương cũng có thể tự hết. Sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ, "khu trung tâm" sẽ hết bầm tím, không còn sưng to nhưng bị cong hoặc gập nặng nề, ảnh hưởng đến việc gần gũi sau này. Hơn nữa, việc sửa lại di chứng cong, gập do gãy sẽ phức tạp hơn nhiều. Do đó, một trong những nguyên tắc quan trọng trong xử trí là bệnh nhân cần được điều trị sớm. Không tự ý chườm lạnh hoặc nóng tại nhà. Cũng đừng nắn vào chỗ gãy vì sẽ gây đau nhói. Tốt nhất, nên giữ chặt phần gãy bằng khăn mềm. Sau đó đưa anh đến bệnh viện gần nhất.

            - Chảy máu khi gần gũi:

- Đối với nam giới:
 

         Thường gặp nhất là do đứt phanh hãm quy đầu. Phanh hãm có chức năng quan trọng là giữ cho bao quy đầu không tuột ra. Do đó, nếu quá vội vàng, hấp tấp khi gần gũi phanh sẽ bị co kéo, gãy đầu. Dương vật bị đứt phanh hãm có khả năng liền tự nhiên. Nhưng tốt nhất là sau sự cố đầu tiên, các quý ông cần đến cơ sở y tế để được may vá lại. Khi bị đứt lần hai phải làm phẫu thuật để kéo dài dây cương trở lại. Ngoài ra, việc chảy máu còn xuất hiện khi người chồng "xuất quân". Nguyên nhân có thể do bị nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt hay túi tinh. Chồng bạn cần phải được khám chuyên khoa và xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị. Tuy nhiên, trong thời điểm cấp bách, bạn có thể giúp anh ấy chườm nóng vùng hạ bộ, ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm và dùng thuốc giảm đau nhẹ để anh dễ chịu hơn.

 - Đối với phụ nữ:

       Cần ngưng ngay việc quan hệ nếu là do loét sinh dục, chờ đến khi chữa lành vết thương. Nếu chảy máu do giao hợp quá thô bạo dẫn đến chấn thương mô âm đạo, vẫn có thể tiếp tục sau khi điều chỉnh lại nhịp điệu phù hợp.

  - Thượng mã phong:

         Đây là hiện tượng sau khi phóng tinh, sắc mặt người nam đột nhiên trắng bệch, thở ngắn, tay chân co giật, lạnh toàn thân, mạch đập yếu, shock và ngất đi. Người vợ cần nhanh chóng dùng vật nhọn (kim băng, kẹp tóc) châm mạnh vào đầu xương cụt (huyệt trường cường) của chồng. Đồng thời dùng móng tay bấm mạnh vào huyệt nhân trung (vị trí giữa của rãnh nhân trung chạy từ gốc mũi xuống môi trên) để giúp tri giác phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, kết hợp làm hô hấp nhân tạo để kích thích hô hấp. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện. Nếu không, có thể dẫn đến tử vong. Lưu ý: Trong tất cả trường hợp, yếu tố tâm lý rất quan trọng. Trước tiên, khi xảy ra sự cố, nên bình tĩnh xử trí. Sau đó sơ cứu theo cách hướng dẫn trên, ổn định tinh thần vợ/chồng và đưa đến bác sĩ càng nhanh càng tốt.



XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ



xuất huyết tiêu hóa

1.      Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng:
    1. Máu chảy trong ổ phúc mạc
    2. Máu trong ống tiêu hoá
    3. Máu chảy có nguồn gốc từ ống tiêu hoá cũng như nguồn gốc gan-mật-tuỵ
    4. B và C đúng
    5. Tất cả đều sai
2.      Xuất huyết tiêu hoá cao có đặc điểm:
    1. Là tình trạng chảy máu có nguồn gốc từ góc tá-hỗng tràng trở lên và thường được biểu hiện ra ngoài bởi nôn ra máu
    2. Là tình trạng chảy máu có nguồn gốc từ dạ dày tá tràng cho đến xoang miệng và thường được biểu hiện ra ngoài bởi nôn ra máu
    3. Bao gồm cả những trường hợp chảu máu có nguồn gốc từ gan mật tuỵ
    4. A và C đúng
    5. B và C đúng
3.      Các nguyên nhân của xuất huyết tiêu hoá cao là:
A.     Loét dạ dày-tá tràng
B.     Chảy máu đường mật
C.     Vỡ trướng tĩnh mạch thực quản
D.     A và C đúng
E.      Cả 3 đều đúng

BIẾN CHỨNG CỦA XƠ GAN


o     Thiếu máu (do xuất huyết tiêu hoá, do cường lách phối hợp, do tuỷ xương bị ức chế…).
o     Rối loạn đông máu (do thiếu các yếu tố đông máu bình thường được tổng hợp ở gan).
o     Tình trạng cường aldosterol (biểu hiện  bằng giảm natri và kali huyết tương và nhiễm kiềm chuyển hoá).
o     Báng bụng ở BN bị xơ gan được cho là hậu quả của sự kết hợp giữa bất thường chức năng thận (ứ natri) và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 50% BN bị xơ gan sẽ có báng bụng trong vòng 10 năm sau đó. 50% BN xơ gan có báng bụng sẽ tử vong trong vòng hai năm.
o     Viêm phúc mạc nguyên phát: 
là tình trạng nhiễm trùng dịch báng không tìm được nguồn gây bệnh. Ở người lớn, hầu hết BN bị viêm phúc mạc nguyên phát có xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa, trong đó giai đoạn C chiếm 70%. Ở trẻ em, hội chứng thận hư và bệnh lupus ban đỏ hệ thống là hai yếu tố nguy cơ của viêm phúc mạc nguyên phát. Viêm phúc mạc nguyên phát cũng có thể xảy ra ở những BN báng bụng, thí dụ như suy tim phải hay hội chứng Budd-Chiari.
o     Hội chứng gan thận: 
sự suy giảm chức năng thận cấp tính (thiểu niệu cấp) xảy ra ở BN có bệnh lý gan mãn tính có báng bụng và tăng áp tĩnh mạch cửa, hậu quả của sự co thắt động mạch thận. Nguyên nhân của sự co thắt động mạch thận chưa được biết rõ. Người ta nhận thấy có sự tăng hoạt của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và hệ thần kinh giao cảm ở BN có hội chứng gan thận. Đây là biến chứng có tiên lượng kém và các biện pháp điều trị thường không có kết quả. Yếu tố thuận lợi để hội chứng gan thận xuất hiện bao gồm: mất cân bằng điện giải (nôn ói, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu), xuất huyết tiêu hoá (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày-tá tràng) và nhiễm trùng (đặc biệt là viêm phúc mạc nguyên phát).
o     Bệnh lý não: 
biểu hiện bằng tình trạng thay đổi nhân cách, suy giảm nhận thức và tư duy, và suy giảm tri giác. Nguyên nhân được cho là do amoniac và GABA (gamma-aminobutyric acid), được sản xuất từ ruột, không được chuyển hoá hay bất hoạt tại gan. Yếu tố thuận lợi để bệnh lý não xuất hiện bao gồm mất cân bằng nước và điện giải, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm trùng, tình trạng táo bón và các loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (thuốc an thần, thuốc giảm đau nhóm gây nghiện…)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỆNH HỌC NỘI - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

đái tháo đường

                                                       ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1/ Định nghĩa đái tháo đường là:
A. Một nhóm bệnh nội tiết.
B. Một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose niệu.
C. Một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose huyết.
D. Bệnh tăng glucose cấp tính.
E. Bệnh cường tuỵ tạng.

2/ Trị số nào sau đây phù hợp bệnh Đái tháo đường:
A. Đường huyết đói > 1g/l
B. Đường huyết huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (11,1mmol/l.
C. Đường huyết mao mạch > 7mmol/l.
D. Đường niệu dương tính.
E. HBA1C > 6%.

3/ Với glucose huyết tương 2giờ sau ngiệm pháp dung nạp glucose, trị số nào sau đây phù hợp giảm dung nạp glucose:
A. >11,1mmol/l.
B. <11,1mmol/l.
C. =11,1mmol/l.
D. Từ 7,8 đến <11,1mmol/l.
E. Tất cả các trị số trên đều sai.

TRẮC NGHIỆM BỆNH CAO HUYẾT ÁP

TRẮC NGHIỆM BỆNH CAO HUYẾT ÁP

TRẮC NGHIỆM BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn có trị số huyết áp (HA) sau được coi là bình thường:
A. HA tâm thu bằng 140 mmHg và HA tâm trương trên 90 mmHg
@B. HA tâm thu dưới 140 mmHg và HA tâm trương dưới 90 mmHg.
C. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
D. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
E. HA tâm thu dưới 160 mmHg và HA tâm trương dưới 90mmHg.

Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn được coi là tăng huyết áp khi:
A. HA tâm thu bằng 140 mmHg và HA tâm trương trên 90 mmHg
B. HA tâm thu dưới 140 mmHg và HA tâm trương dưới 90 mmHg.
C. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
D. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg.
@E. HA tâm thu =160 mmHg và HA tâm trương =95mmHg.

TRẮC NGHIỆM XƠ GAN

                                                    TRẮC NGHIỆM XƠ GAN


xơ gan

                                                        
1.Nguyên nhân xơ gan hay gặp nhất ở nước ta là:
A. Do chất độc.
B. Do rượu.
C. do suy tim
D. Do suy dưỡng
@E. Do viêm gan siêu vi

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là do:1. Tĩnh mạch cửa bị chèn ép do tổ chức xơ phát triển.
2. Các nốt tế bào gan tân tạo chèn vào tĩnh mạch cửa.3. Do tăng áp tĩnh mạchchủ dưới. 4. Tăng áp tĩnh mạch lách.

A. Tất cả các nguyên nhân trên.
B. 1,2,3 đúng.
C. 2,3 đúng.
D. 3,4 đúng
@E. 1 2,4 đúng.

TRẮC NGHIỆM BÀI CỔ TRƯỚNG

TRẮC NGHIỆM BÀI CỔ TRƯỚNG

cổ chướng

1/ Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò:
A. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên phải
@B. 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên trái.
C. Trên và dưới rốn trên đường trắng.
D. Cạnh rốn trên đường trắng.
E. Bất kỳ chổ nào trên nữa bụng bên trái.

2/ Trong xơ gan, dịch báng thành lập:
A. Do áp lưc keo huyết tương giảm.
@B. Do tăng áp tĩnh mạch cửa.
C. Do tăng áp các tĩnh mạch tạng.
D. do tăng aldosterone.
E. Các câu trên đều đúng.

3/ Các đặc điểm nào sau đây là của báng dịch tiết:
5.1. Protein dịch báng> 30g/l.
5.2. Tỷ trọng dịch báng >1,016.
5.3. Phản ứng Rivalta(-).
5.4. Tế bào< 250/mm3, đa số nội mô.
5.5. SAAG>1,1g/dl.

A. 1,2,3 đúng.
B. 1,5 đúng.
@C. 1,2, đúng.
D. 3,4,5 đúng
E. 2,4,5 đúng.

4/ Đặc điểm nào sau đây là của dịch báng trong bệnh xơ gan:
A. LDH> 250Ul
B. Tế bào > 250/mm3.
@C. Màu vàng trong, Rivalta(-).
D. Tỷ trọng dịch báng >1,016.
E. SAAG<1,1g/dl.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỆNH VIÊM GAN MẠN

VIÊM GAN MẠN

viem gan man

1. Nguyên nhân gây VGM chủ yếu là:
            A. Do VGSV B
            B. Do rượu.
            C. Do sốt rét.
            D. Do VGSV A.
            @E. Do VGSV B và C.

2. VGM virus B thường gặp ở:
            A. Châu Âu.
            B. Châu Mỹ.
            C. Châu Á.
            D. Châu Uïc.
            @E. Vùng Đông Nam Á.

3. Bệnh sinh VGM là:
            A. Do tác động trực tiếp của độc chất.
            @B. Do hiện tượng viêm miễn dịch.
            C. Do độc tố của vi khuẩn.
            D. Do suy dưỡng.
            E. Do sốt rét.

4. Các yếu tố nào sau đây cho thấy hoạt tính nhân lên của virus viêm gan B.
            A. Sốt và vàng da.
            B. Sốt và gan lớn.
            @C. HBeAg (+) và HBV-DNA (+)
            D. HBsAg (+) và anti HBsAg(+).
            E. HBsAg (+) và HBeAg(+).

5. Bệnh Lupus, PCE và Hashimoto thường phối hợp với:
            A. Viêm gan mạn B.
            B. Viêm gan mạn C.
            C. Viêm gan mạn Delta.
            @D. Viêm gan mạn tự miễn.
            E. Viêm gan mạn do thuốc.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỆNH HỌC NỘI - SUY THẬN

 SUY THẬN

                                     bệnh suy thận

1/ Suy thận mạn là một hội chứng do giảm sút Néphron chức năng một cách:
A. Đột ngột.
B. Nhanh chóng.
C. Từ từ.
D. Từng đợt.
E. Hồi phục.

2/ Tỷ lệ mắc suy thận mạn trong dân có khuynh hướng:
A. Giảm dần
B. Ổn định
C. Tăng dần
D. Đột biến
E. Xảy ra theo dịch.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỆNH HỌC NỘI - VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

viem tiet nieu


1/Viêm thận bể thận là một bệnh lý được đặc trưng bởi:
A. Tổn thương tổ chức kẽ của thận.
B. Tổn thương cầu thận
C. Tổn thương mạch thận
D. Tổn thương vỏ thận.
E. Tất cả đều đúng.

2/Nguyên nhân gây Viêm thận bể thận:
A. Virus
B. Vi khuẩn
C. Ký sinh trùng
D. Nấm
E. Cả 4 loại trên

3/Cơ chế tổn thương thận chính trong viêm thận bể thận là do:
A. Cơ chế miễn dịch
B. Xơ vữa mạch máu
C. Thiếu máu cục bộ
D. Nhiễm độc
E. Tất cả đều sai
viêm đường niệu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỆNH HỌC NỘI - VIÊM CẦU THẬN MẠN

VIÊM CẦU THẬN MẠN

                              viêm cầu thận

1 Viêm cầu thận mạn là một bệnh:
A. Tiến triển kéo dài từ 1 năm đến vài chục năm.
B. Có biểu hiện của thận teo.
C. Có giảm chức năng thận.
D. Thường có tăng huyết áp.
E. Các ý trên đều đúng.

2 Về phương diện dịch tể học, viêm cầu thận mạn chiếm khoảng:
A. 10% suy thận mạn.
B. 25% suy thận mạn.
C. 50% suy thận mạn.
D. 75% suy thận mạn.
E. 80% suy thận mạn.