BỆNH SỞI

I. Định nghĩa:
Sởi là bệnh truyền nhiễm do siêu vi sởi (Polinosa morbillarum) gây ra.
Lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 2 – 6 tuổi.

II. Chẩn đoán: dựa vào dịch tể, lâm sàng và cận lâm sàng

1. Dịch tể: lứa tuổi, đang có dịch bệnh xãy ra, có tiếp xúc với bệnh nhân sởi

2. Lâm sàng:
-Hội chứng nhiễm độc: sốt, mệt mỏi, uể oải toàn thân, ăn uống kém, nôn ói,…
- Hội chứng viêm long (viêm xuất tiết): chảy nước mắt, nước mũi gây hắt hơi, ho; viêm kết mạc mắt gây chảy nước mắt, nhiều ghèn, phù nề mi mắt, mắt đỏ. Viêm long đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
- Nốt Koplik thường xảy ra trước hay ngày đầu ra ban (ngày thứ 2 của sốt), biến mất sau 24 – 48 giờ sau phát ban (tồn tại 12 – 14 giờ): nốt trắng có kích thước bằng đầu kim, ở niêm mạc má vùng răng hàm.
- Hồng ban toàn thân:
o Phát ban vào ngày thứ 4 – 6 của bệnh, hồng ban không tẩm nhuận, dạng dát, sẩn, kích thước nhỏ, giữa các nốt ban là khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay dính liền nhau thành mảng tròn 3 – 6 mm, sự phát ban diễn ra theo trình tự:
- Ngày đầu: mọc sau tai rồi lan dần ra hai bên má, cổ
- Ngày 2: ban lan xuống ngực, bụng và 2 tay
- Ngày 3: ban lan ra sau lưng, hông và 2 chân
o Ban tồn tại đến ngày thứ 6 kể từ ngày bắt đầu phát ban, kế đó sẽ dần dần biến mất theo trình tự xuất hiện, từ mặt đến thân mình và chi, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn giống bụi phấn hay vảy cám.

CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

  Cơ thể chúng ta gồm có:
-Nhiệt độ trung tâm: gồm các phần sâu trong cơ thể như, Não, Gan và các tạng,,, có 3 cách đo nhiệt độ trung tâm đó là, đo ở trực tràng, đo ở miệng, đo ở hõm nách.

-Nhiệt độ ngoại vi: là nhiệt độ của da và tổ chức dưới da còn gọi là nhiệt độ phần vỏ cơ thể.


+ Cơ chế chống nóng của cơ thể:
- Giãn mạch da
- Bay hơi mồ hôi
- Giảm sinh nhiệt (ức chế sự run cơ và sinh nhiệt hóa học)

+ Cơ chế chống lạnh của cơ thể:
- Co mạch da
- Phản xạ dựng lông (nổi da gà)
- Tăng sinh nhiệt: như run cơ, sinh nhiệt hóa học do tác dụng giao cảm, sinh nhiệt hóa học do tăng tiết Thyroxine

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VACCIN

Lịch Sử
Edward Jenner được công nhận là người đầu tiên dùng vắc-xin để ngừa bệnh cho con người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của các tác nhân gây bệnh (năm 1796). Louis Pasteur với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học đã mở đường cho những kiến thức hiện đại về vắc-xin.

Truyền Thuyết
Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vua Mithridate VI mỗi ngày đều uống một lượng nhỏ độc chất cho cơ thể quen dần nhằm đương đầu với nguy cơ bị ám sát. Chuyện kể rằng cách này đã tỏ ra hiệu quả vì về sau, khi Mithridate thất trận và tự sát, liều thuốc độc ông ta uống vào chẳng có ép phê gì.
Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã bí mật dùng một kỹ thuật phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm nghèo, nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên mặt. Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của người bị bệnh(chứa mầm bệnh), cho vào một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh.
Một phương pháp tương tự cũng được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 18.

NGUYÊN NHÂN GÂY VÀNG DA


Tùy theo từng giai đoạn, nguyên nhân ta chia vàng da làm 3 thời điểm khác nhau như sau:

+ VÀNG DA TRƯỚC GAN:
hay còn gọi là vàng da dung huyết do một lượng lớn hồng cầu bị phá vỡ làm tăng bilirubin tự do trong máu
- Nguyên nhân:
do mắc các bệnh như: sốt rét ác tính, các bệnh lý về hồng cầu, bất đồng về nhóm máu, vàng da sinh lý ở trẻ em và vàng da do di truyền vì thiếu enzym glucuronyl transferase.
- Xét Nghiệm:
Máu: Bilirubin tự do tăng là chủ yếu, Bilirubin toàn phần tăng.
Nước tiểu: Bilirubin (-) (do Bilirubin tự do không tan trong nước)
Phân: Stercobilinogen bình thường hoặc tăng nhẹ

PHƯƠNG PHÁP CAI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ NHẤT

Các bạn chọn Open để xem, hoặc chọn Save để tải về

PHÂN CHIA Ổ BỤNG

Ổ bụng được chia ra làm 9 phân khu, mỗi khu tương ứng với các tạng, cơ quan bên trong và có mối liên quan đến vị trí đau của các bệnh cụ thể như hình sau.


DOWNLOAD GIẢI ĐÁP VỀ CHUYỆN ẤY

Các bạn chọn Open để xem, hoặc chọn Save để tải về

PHÁT HIỆN MÁU NHIỄM MỠ


Để phát hiện cơ thể chúng ta có nhiễm mỡ máu không, thì cần làm xét nghiệm máu sau khi đã nhịn ăn 12 giờ nhằm kiểm tra 4 thành phần chính sau:  

- Triglycerides:             Chỉ số bình thường:  35- 160 mg/dl
- Cholesterol - TP:       Chỉ số bình thường:  140- 239 mg/dl
- HDL:                          Chỉ số bình thường:    >45 mg/dl
- LDL:                           Chỉ số bình thường:    90- 150 mg/dl

 Tryglerides :
là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phần chính yếu cùa các dầu thực vật cũng như mỡ động vật ( animal fats).
Phân tử triglyceride chủ yếu được tổng hợp từ thức ăn ở ruột và ở
tế bào gan (liver cells) được dùng làm kho tổn trữ và sẽ phóng thích chylomicrons mỗi khi cơ thể cần tới năng lượng.
HDL Cholesterol:
(hay viết tắt là HDL-C: high densitylipoprotein Cholesterol) là Lipoprotein có tỉ trọng phân tử cao, nói nôm na thì đây là một loại mỡ tốt, có nghĩa là lượng HDL-C càng cao thì càng tốt vì nhiệm vụ chính của HDL-C là chuyên chở cholesterol thặng dư ra khỏi mô ngoại vi, làm giảm luợng mỡ trong máu, tức giảm được các nguy cơ tim mạch.
LDL Cholesterol:
(Low densitylipoprotein là cholesterol có tỉ trọng phân tử thấp) là một loại lipoprotein mang Cholesterol trong máu. LDL được coi là không có ích bởi vì nó làm Cholesterol dư thừa xâm nhập vào màng của thành mạch máu, góp phần làm xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) và bệnh tim. Do đó LDL-Cholesterol ( LDL-C ) thường được gọi là Cholesterol "xấu".
Cholesterol – TP:
Chỉ số cholesterol tổng thể là sự kết hợp giữa các chỉ số LDL,HDL,và VLDL (lipoprotein tỷ trọng cực thấp) trong dòng máu của cơ thể. VLDL là tiền chất của LDL, cholesterol xấu. Chỉ số cholesterol tổng thể dưới 200 được xem là lành mạnh đối với mọi trường hợp. Những người có chỉ số cao hơn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch so với những người có chỉ số thấp hơn 200.

*** Công thức tính các thành phần mỡ máu, cách tính như sau:
LDL Choles = Cholesterol tp - HDL Choles - Triglyceride/ 2,2  (công thức Friedewald)
*** Nếu đơn vị đo lường là mmol/L thì công thức này sẽ là:
LDL C = Cholesterol tp - (HDL C + (Triglyceride x 0,37) )
(Vậy lượng HDL cao là tốt, nhưng lượng Cholesterol toàn phần cao không tốt.)

Nguy cơ của bệnh mỡ máu cao:

Người có máu cao mỡ là người có nguy cơ bị mỡ đóng vào trong mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa… dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu hoặc làm vỡ mạch máu.
 Đặc biệt, những người có mỡ máu cao, tình trạng mạch máu bị bít, hẹp mạch máu nhiều hơn. Nếu xảy ra ở não thì gây nên tai biến mạch máu não; nếu ở ruột gây tắc mạch máu nuôi ruột dẫn đến hoại tử ruột; ở tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim; ở chi gây tắc mạch máu chi…
Ngoài ra còn gây nên các bệnh như:  viêm tụy, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, sa sút trí tuệ, đau và tê chân, bệnh gan.

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao:

Phần lớn người bị bệnh mỡ máu cao là do ăn uống gây nên. Vì thế, nên ăn uống đủ chất, đặc biệt không nên ăn quá nhiều các chất béo, các thực phẩm giàu đạm; thay vì ăn đạm động vật, như: thịt heo, bò, gà thì nên ăn cá, tôm; tốt nhất là mỗi tuần có 1/2 lượng đạm thực vật; tăng cường ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ để vừa đảm bảo sự phát triển cân bằng của cơ thể mà không làm thành phần mỡ thừa nhiều quá. Ngoài ra, thường xuyên tập luyện thể thao, công việc năng động cũng làm tiêu bớt lượng mỡ thừa, không tạo thành những cholesterol có hại.

mo mau cao, benh mo mau cao, thuc pham chua mo mau cao