TRẮC NGHIỆM CÒI XƯƠNG TRẺ EM
Bệnh còi xương ở trẻ
em Việt nam chủ yếu là do:
A. Di truyền.
@B. Thiếu vitamin D.
C. Suy dinh dưỡng
protein-năng lượng.
D. Thiếu canxi.
E.
Bệnh lý thận mãn tính.
Bệnh còi
xương do thiếu vitamin D gặp chủ yếu ở lứa tuổi:
A. < 3 tháng.
@B. 3-18 tháng.
C. 24-36 tháng.
D. 36 tháng - 5 tuổi.
E. > 5 tuổi
Tỷ lệ trung
bình trẻ em nước ta mắc bệnh còi xương là:
A. < 5%.
@B. 8-10%.
C. 12-15%.
D. 20-25%.
E. >30%.
Yếu tố nào
sau đây không phải là yếu tố làm hạn chế sự tổng hợp vitamin D qua da:
A. Khói bụi công
nghiệp.
B. Sương mù.
C. Cửa kính.
D. Đông dân cư sinh
sống.
@E. Dân tộc da trắng.
Vitamin D có
chức năng:
@A. Tăng sự hấp thu Ca
và P ở ruột.
B. Giảm huy động Ca từ
xương vào máu.
C. Tăng thải Ca và P ở
thận.
D. Kích thích tuyến
cận giáp sản xuất parathyroid hormon.
E. Giảm sự gắn kết Ca
vào xương.
Ở phụ nữ mang
thai, nhu cầu Ca và P tăng lên cao nhất vào thời điểm:
A. Tháng đầu tiên của
thai kỳ.
B. 3 tháng đầu của
thai kỳ
C. 3 tháng giữa.
@D. Những tháng cuối
của thai kỳ.
E. Giống nhau ở mọi
thời điểm.
Bệnh còi
xương thể cổ điển:
@A. Gặp nhiều nhất ở
trẻ 6-18 tháng.
B. Không bao giờ gặp ở
trẻ suy dinh dưỡng.
C. Ca++ máu thường
giảm nhiều và gây cơn Tétanie.
D. Biến dạng xương chủ
yếu ở hộp so.
E. Ít biểu hiện triệu
chứng kích thích thần kinh cơ.
Hình ảnh đầu
xương dài bị khoét hình đáy chén trong bệnh còi xương thường gặp ở lứa tuổi:
A. < 6 tháng.
@B. 6-18 tháng.
C. 18-24 tháng.
D. > 2 tuổi.
E. Ở tất cả mọi lứa
tuổi.
Yếu tố nào
sau đây không phải là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương:
A. Nhà ở chật chội.
@B. Trẻ sống ở nông
thôn
C. Trẻ hay bị nhiễm
khuẩn tiêu hóa, hô hấp
D. Trẻ sống ở vùng
nhiều sương mù
E.
Trẻ bị tắc mật bẩm sinh.
Thời gian điều
trị bệnh còi xương sớm thể cổ điển chủ yếu dựa vào:
A. Lượng Ca++ máu.
B. Lượng Phospho máu.
C. Lượng phosphatase
kiềm trong máu.
@D. X quang xương.
E. Triệu chứng lâm
sàng.
Các biến dạng
xương hay gặp trong bệnh còi xương sớm là:
A. Vòng cổ tay, cổ
chân.
B. Chi cong hình chữ
X, chữ O.
C. Tay
cán vá.
D. Lồng ngực hình ức
gà.
@E. Biến dạng hộp sọ:
bươú trán, bướu đỉnh.
Trong bệnh
còi xương Phosphatase kiềm:
A. Tăng chậm và ít
trong thể còi xương sớm.
@B. Tăng nhanh và sớm
ở cả 2 thể còi xương cổ điển và còi xương sớm
C. Hồi phục chậm sau điều
trị Vitamin D.
D. Chỉ tăng trong còi
xương thể cổ điển.
E. Câu B và C đúng.
Liệu trình
tấn công điều trị vitamin D để điều trị còi xương thể cổ điển là:
@A. 5000đv/ngày uống
liên tục trong 2-3 tuần.
B. 6000đv/tuần uống
liên tục trong 3-5 tuần.
C. 10.000đv/ngày uống
liên tục trong 5-8 tháng.
D. 1000đv/ngày uống
liên tục trong 2-3 tháng.
E. 100.000đv/ngày uống
liên tục trong 2 tuần.
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ:
@A. Từ ngày thứ 7 sau sinh cho trẻ uống vitamin
D 400 đv / ngày cho đến tuổi biết đi.
B. Từ tháng thứ 2 cho trẻ uống vitamin D 100.000
đv/ mỗi tháng cho đến 15 tuổi.
C. Từ ngay sau sinh cho trẻ uống vitamin D mỗi 6
tháng 1 liều 50.000 đv.
D. Chỉ nên cho vitamin D phòng bệnh còi xương
khi trẻ sinh non.
E. Đối với trẻ < 1 tuổi, cho vitamin D liều
100.000 uống 1 lần duy nhất.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét