CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH XƯƠNG KHỚP
Hãy bôi đen một chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất
hoặc điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa các câu sau đây:
Câu 1: Giới hạn của ổ tiêu xương rõ khi:
A. Có tình trạng nhiễm khuẩn mạn.@
B. Có phản ứng của màng xương chung
quanh.
C. Có phản ứng của mô xương đặc.
D. Có phản ứng tự vệ của mô xương đặc
chung quanh.
E. Có tổ chức bị xâm lấn chung
quanh.
Câu 2: Ta thấy được màng xương trong trường hợp:
A. Lao xương.
B. U xương lành tính.
C. Viêm xương.
D. U xương ác tính.
E. Có tác nhân gây phản ứng ở màng
xương@.
Câu 3: Viêm xương tủy xương (VXTX) khởi đầu bằng hình
ảnh:
A. Đặc xương.
B. Tiêu xương.
C. Loãng xương.@
D. Phản ứng màng xương.
E. Hoại tử xương.
Câu 4: Viêm xương tủy xương thường gặp:
A. Ở người trẻ tuổi@.
B. Ở bệnh nhân bị suy kiệt.
C. Ở bệnh nhân bị suy giảm miễn
dịch.
D. Tất cả đều đúng.
E. A và B đúng.
Câu 5: Viêm xương tủy xương thường gặp:
A. Nam hơn nữ.@
B. Nữ hơn nam.
C. Nữ bằng nam.
D. Nam gấp đôi nữ.
Câu 6: Viêm xương tủy xương bắt đầu ở:
A. Điểm đầu xương@.?????????
B. Dưới sụn liên hợp.
C. Đầu xương.
D. Sụn liên hợp.
E. Mô xốp đầìu xương dưới sụn liên
hợp.
Câu 7: VXTX theo quy luật:
A. Gần khớp khuỷu xa đầu gối.
B. Gần khớp khuỷu gần khớp gối.
C. Gần khớp gối xa khớp vai.
D. Gần khớp gối xa khớp khuỷu.@
E. Gần khớp háng xa khớp gối.
Câu 8: VXTX khởi đầu là tình trạng rối loạn tuần hoàn xương
do:
A. Tắc các mạch nuôi xương.
B. Tắc các bạch mạch trong xương.
C. Tắc động mạch nuôi xương.
D. Tắc tĩnh mạch trong xương.@
E. Huyết khối ở tĩnh mạch.
Câu 9: Hình ảnh X quang của VXTX có thể thấy vào thời điểm:
A. 3 ngày sau khi nhiễm khuẩn.
B. 3 tuần sau khi nhiễm khuẩn.@
C. 5 tuần sau khi nhiễm khuẩn.
D. 3 tháng sau khi nhiễm khuẩn.
E. Rất chậm sau khi nhiễm khuẩn.
Câu 10: Hình ảnh sớm của X quang trong VXTX là:
A. Tiêu xương lan tỏa ở thân xương.
B. Tiêu xương lan tỏa ở đầu xương.
C. Loãng xương lan tỏa ở thân xương
dài.
D. Loãng xương lan tỏa ở đầu xương@.
E. Loãng xương lan tỏa ở hành xương
gần sụn liên hợp.
Câu 11: Các hình ảnh của VXTX thường có xu hướng:
A. Phối hợp giữa phá hủy và xây
dựng.
B. Phá hủy ở giai đoạn đầu, xây
dựng ở giai đoạn sau.
C. Phá hủy xương ở mọi giai đoạn.
D. Hỗn hợp giữa các hình ảnh.
E. Phá hủy ở giai đoạn cấp, xây
dựng ở giai đoạn mạn.@
Câu 12: Hình ảnh “cỗ quan tài” biểu tượng cho:
A. Ổ tiêu xương có hoại tử xương.
B. Ổ hoại tử xương lan rộng trong
ống tủy.
C. Ổ hoại tử xương không đồng đều.
D. Ổ hoại tử xương có chứa mảnh xương
chết.@
E. Ổ hoại tử xương có chứa mảnh xương
mục.
Câu 13: Áp xe Brodie là một thể viêm xương:
A. Thường gặp.
B. Ở ngoại vi.
C. Ở đầu xương.
D. Khu trú.@
E. Điển hình.
Câu 14: Người ta thường nói VXTX là mô hình của các hình
ảnh cơ bản của xương vì:
- Vừa phá huỷ vừa xây dựng
- Có đủ các dấu hiệu bệnh lý cơ bản của xương@
- Có ổ áp xe và mảnh xương chết
- Có hoại tử tạo nên cây gỗ mục
- Có phản ứng màng xương dữ dội.
Câu 15: Hình ảnh quan trọng để phân biệt giữa VXTX và
lao xương là:
- Có ổ áp xe nóng hay áp xe lạnh
- Có tổn thương ở thân xương hay không
- Có tổn thương ở khớp hay không@
- Có hình ảnh “cỗ quan tài” hay không
- Có phản ứng màng xương hay không.
Câu 16: Đặc điểm của viêm xương do lao là:
A. Có ổ áp xe và mảnh xương chết.
B. Thường có mảnh xương mục.
C. Ít có tổn thương khớp.
D. Đặc xương là chính.
E. Hủy xương là chính.@
Câu 17: Dấu hiệu sớm của lao xương trên hình ảnh X quang
là:
A. Gặm mòn xương.
B. Hẹp khe khớp.
C. Loãng xương ở đầu xương.
D. Loãng xương dưới sụn khớp@.
E. Loãng xương dưới sụn liên hợp.
Câu 18: Trong giai đoạn tiến triển của lao xương ta thường
gặp:
A. Các ổ gặm xương ở bờ xương đặc.
B. Các ổ gặm xương ở bờ sụn khớp.
C. Hẹp khe khớp tổn thương.@
D. Trật khớp tổn thương.
E. Cứng khớp và dính khớp.
Câu 19: Ta không thấy được các hình ảnh của lao xương
trên phim X quang khi:
A. Tổn thương ở phần sụn.
B. Tổn thương ở phần xương xốp.
C. Tổn thương ở bao hoạt dịch.@
D. Tổn thương ở phần mềm.
E. Tổn thương ở dây chằng.
Câu 20: Phương pháp hình ảnh nhạy nhất trong chẩn đoán
lao khớp là:
A. Chụp nhiều phim với nhiều tư thế
khác nhau.
B. Chụp ổ khớp cản quang.
C. Siêu âm khớp.
D. Chụp cắt lớp vi tính.
E. Chụp cộng hưởng từ.@
Câu 21: Hình ảnh trong giai đoạn sớm của lao khớp gối
là:
A. Loãng xương không đều ở đầu xương.
B. Gặm mòn sụn khớp.
C. Bóng mờ ở phần mềm của cơ tứ đầu@.
D. Bóng mờ ở phần mềm mặt ngoài xương
chày.
E. Bóng mờ ở phần mềm mặt trong xương
chày.
Câu 22: Lao khớp vai có hình ảnh đặc hiệu là:
A. Tiêu chõm, trật khớp.
B. Hình khuyết gặm mòn ở chõm.
C. Thân xương có hình cái rìu.
D. Chõm xương có hình cái rìu@
E. Chõm xương có hình nhát rìu.
Câu 23: Lao của khớp cùng chậu dễ nhầm với:
A. Viêm đa khớp dạng thấp.
B. Viêm cột sống dính khớp.@
C. Thoái hóa khớp cùng chậu.
D. Viêm khớp nhiễm khuẩn.
E. Viêm khớp thể đặc xương.
Câu 24: Lao cột sống có đặc điểm:
A. Gây gù, vẹo cột sống.
B. Gặm mòn các đĩa sụn.
C. Xẹp các thân đốt.
D. Gặm mòn các thân đốt.
E. Tất cả đều đúng.@
Câu 25: Chẩn đoán phân biệt giữa viêm và lao xương nhờ:
A. Tính chất phá hủy có ở sụn hay
không,
B. Tính chất phá hủy có ở khớp hay
không@,
C. Tính chất phá hủy hoặc xây dựng,
D. Tính chất phản ứng của màng xương,
E. Tất cả đều sai.
Câu 26: Chẩn đoán phân biệt giữa lao xương và thoái hóa
khớp nhờ:
A. Đặc xương dưới sụn.
B. Loãng xương dưới sụn.
C. Hẹp khe khớp.
D. Có gai xương hay không.@
E. Tất cả đều sai.
Câu 27: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất đối với
lao xương là:
A. Chụp Cắt lớp siêu âm.
B. Chụp Cắt lớp vi tính.
C. Chụp Căït lớp cộng hưởng từ.@
D. Chụp mạch máu số hóa xóa nền.
E. Chụp nhấp nháy đồng vị.