PHÂN BIỆT U ÁC VÀ U LÀNH TÍNH



Phân biệt u lành và u ác, đáp ứng của cơ thể chống lại Tế bào u.   
Định nghĩa tổ chức u:
U là tổ chức phát triển vượt mức giới hạn của tổ chức bình thường thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Sự phát triển đó vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi nguyên nhân gây u không còn nữa.
  - Cấu trúc bình thường của khối u đặc chắc, bao gồm tế bào cơ bản u và tổ chức đệm xung quanh nó. Trong đó tế bào u thường có hình thái và cấu trúc phần nào tương tự mô sinh ra nó
Dựa vào hình thái và cách sinh sản u thì chia u làm 2 loại : u lành và u ác
+ Tại chỗ:
- U lành phát triển tương đối chậm, đè ép lên tổ chức xung quanh, phát triển có giới hạn.
- U ác thì phát triển nhanh, mọc thành múi, có chân xuyên sâu vào mô lành, gây chèn ép hủy hoại tổ chức gây hoại tử.
+ Toàn thân :
 - U lành gây đè ép tắc nghẽn các cơ quan.
- U ác gây chảy máu làm cơ thể suy kiệt, xuất hiện ổ di căn xa.
+ Tái phát:
- U lành ít tái phát sau khi phẫu thuật cắt bỏ.
- U ác dễ tái phát tại chỗ và khu vục xung quanh, cả những chỗ di căn xa.
+ Di căn:
- U lành không di căn.
- U ác di căn dễ lan đi xa, tạo các u thứ phát, di căn theo máu bạch huyết tới các tổ chức khác.
+ Biểu hiện tổn thương Tế Bào và tổ chức:
- U lành có ranh giới rõ ràng xung quanh có vỏ bọc, u tương tự như tế bào gốc có khả năng biệt hóa cao, u gây chèn ép tổ chức làm tắc nghẽn sự lưu thông tuần hoàn nhưng điều trị khỏi ít tái phát.
- U ác xâm lấn các tổ chức khác do có chân, rễ, xung quanh  không có vỏ bọc, tế bào u khác tế bào gốc, mất hay khả năng biệt hóa kém, u phát triển làm cơ thể suy kiệt, u hay di căn xa lan rộng khắp cơ thể gây tử vong.

** Đáp ứng của cơ thể chống lại tế bào u:
   - Khi hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể bị suy giảm thì các tế bào u sẽ phát triển không kiểm soát được . Thực tế lâm sàng cho thấy:
  + Ở bệnh nhân ung thư thấy suy giảm hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào
  + Tỉ lệ bệnh nhân điều trị cần ức chế đáp ứng miễn dịch thì nguy cơ mắc ung thư cao
  + Tỉ lệ mắc u ác tính tăng theo lứa tuổi, do tuổi càng cao hệ thống miễn dịch càng suy giảm
  + Ở bệnh nhân bị ung thư được điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ nâng cao miễn dịch thì thời gian sống tăng, tỉ lệ di căn giảm và ngược lại
- Vì vậy hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào là đáp ứng có hiệu quả để chống lại các tế bào u ác tính
- tế bào u là tế bào mang kháng nguyên lạ nên kích thích cơ thể sinh kháng thể và các hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào làm hạn chế sự phát triển của khối u.
- Một số kháng nguyên đã biết như CEA-1_glycoprotein, bình thường chỉ thấy trên bề mặt tế bào biểu mô trong thời kì bào thai.
- Cơ thể vật chủ thông qua các Tế bào như LT gây độc, các Đại thực bào, Tế bào NK chế tiết ra IFN-γ có tác dụng hoạt hóa các đại thực bào, lympho.
- Các đại thực bào được hoạt hóa bởi lymphokin trong giai đoạn quá mẫn muộn nhờ sự hoạt hóa của Tế bào TCD4 hay bởi sự tác động trực tiếp của Tế bào TCD8  gây độc trực tiếp cho Tế bào u, mặt khác sự hợp giữa KT-BT có t/d làm mất tính ổn định về tính thẩm thấu của màng Tế Bào u làm Tế bào u tan và vỡ ra.
- Khi tất cả các đáp ứng miễn dịch của cơ thể không thể tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của Tế bào u thì Tế bào u sẽ phát triển mạnh di căn xa làm cơ thể bị rối loạn và chết.