Tác dụng sinh lý, chỉ định, chống chỉ định của tia tử ngoại.
Tia tử ngoại (tia cực tím) có bước sóng
200 - 400 nm, có thể tạo nên bởi đèn thạch anh.
a) Tác dụng
sinh lý:
-
Diệt khuẩn.
-
Giãn mạch, đỏ da, tăng sản, tróc vảy, sạm da,
tăng vitamin D, tăng chuyển hóa Calci.
-
An thần.
b) Chỉ
định:
-
Vết thương da (có và không có nhiễm trùng).
-
Các bệnh da như vảy nến, trứng cá, viêm lỗ chân
lông.
-
Liều lượng dựa vào mức độ đỏ da sau chiếu tử
ngoại:
+
Đỏ da I: hình thành sau chiếu tử ngoại sau vài
giờ, tồn tại 24h
+
Đỏ da II: tồn tại sau 2 - 4 ngày, đau.
+
Đỏ da III: Tồn tại sau 1 tuần, đau phù tại chỗ.
+
Đỏ da IV: đau phù, bọng nước ở vùng chiếu.
à Liều được sử dụng: đỏ
da I hoặc II, tuần 2 - 3 lần
c) Chống
chỉ định và thận trọng:
-
Bệnh nhân có dị ứng với ánh sáng, đang dùng
thuốc có nhạy cảm với ánh sáng.
-
Cường giáp.
-
Suy gan thận.
-
Viêm da toàn thể.
-
Xơ vữa động mạch nặng.
-
Lao tiến triển.
-
Phải bảo vệ mắt cho bệnh nhân và thầy thuốc.
-
Đái
Pophyria, da khô nhiễm sắc.
Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ của hồng ngoại.
*
Hồng ngoại
được chia làm 3 loại:
+
Hồng ngoại A (IRA): 760 – 1500 nm
+
Hồng ngoại B (IRB): 1500 – 3000 nm
+
Hồng ngoại C (IRC): > 3000 nm
*
Hồng ngoại
trị liệu là dùng ánh sáng hồng ngoại để điều trị nhờ tác dụng nhiệt.
*
Nguồn tạo
hồng ngoại gồm: hồng ngoại tự nhiên do mặt trời cung cấp và hồng ngoại nhân
tạo do các loại đèn, vật kim loại nung nóng.
a)
Tác dụng sinh lý:
-
Trên tuần
hoàn: giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, đo da, tăng độ mẫn cảm của mô,
tăng dinh dưỡng tổ chức, tăng thực bào do tăng BC tại chỗ, tăng tiết mồ hôi
-
Tác dụng
lên điểm cuối của mạng lưới thần kinh trong da: gây thư giãn TK, mềm cơ,
giảm co thắt cơ, giảm đau.
b)
Chỉ định:
-
Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu.
-
Chống viêm: viêm khớp, viêm cơ, viêm sụn vành
tai, viêm dây thần kinh, bong gân, viêm tổ chức dưới da… (bệnh mạn tính).
c)
Chống chỉ định:
-
Vùng da vô mạch mát cảm giác.
-
Vùng da có sẹo.
-
BN say nắng, say nóng.
-
Tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ của dòng điện Galvanic.
Do Galvanic tìm
ra. Là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian (dòng điện 1
chiều đều)
- Tác dụng sinh lý và chỉ định điều trị:
a)
Tác dụng sinh lý tổng quát: điện ly và điện
hóa
-
Dưới tác dụng của dòng Galvanic, các mô của cơ
thể thay đổi chuyển dịch các ion qua màng tế bào à hiện tượng cực hóa à
tạo nên những biến đổi sinh học thứ cấp phức tạp trong cơ thể. Người ta dùng
tác dụng này để điều trị.
-
Mặt khác, phần cơ thể ở giữa 2 điện cực khi có
dòng điện Galvanic chạy qua xuất hiện chuyển dời của các ion sau khi có sự phân
ly theo hướng thích hợp, các ion (-) chạy về cực dương và ngược lại. Hiện tượng
này được ứng dụng trong điều trị dẫn thuốc và điện phân.
b)
Tác
dụng sinh lý đặc hiệu:
-
Giữa 2 cực có tác dụng giãn mạch, tăng tuần
hoàn, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng à ứng dụng trong điều
trị viêm tắc động mạch, HC Raynaud.
-
Ở dưới cực dương: giảm kích thích và giảm co
thắt, có tác dụng giảm đau à ƯD điều trị đau cơ xương khớp, thần kinh.
-
Ở dưới cực âm: tăng mẫn cảm và trương lực à
có tác dụng kích thích vận động à ƯD điều trị liệt mềm do tổn thương thần kinh.
- Chống chỉ định điều trị: (chưa có tài liệu chính thống)
Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ của sóng ngắn.
*
Sóng ngắn:
-
Bức xạ sóng điện từ cao tần. Tần số > 300.000
Hz
-
Bước sóng ngắn: 2 ~ 11 – 12 nm.
-
Vận tốc lớn (bằng vận tốc ánh sáng 3. 103
m/s).
-
Mang năng lượng điện và điện từ trường chuyển
thành nhiệt năng.
*
Đặc điểm điều trị:
-
Không có tác dụng điện ly và điện hóa.
-
Không có tác dụng kích thích thần kinh cơ.
-
Có tác dụng đưa nhiệt sâu vào cơ thể.
- Tác dụng sinh lý:
-
Tăng nhu cầu oxy, chất dinh dưỡng, tăng giáng
hóa.
-
Tăng BC, lympho tại chỗ.
-
Tăng hoạt tính mao mạch, tiểu động mạch, tăng
giải phóng yếu tố gây giãn mạch.
-
Tăng lưu thông máu.
-
Tăng miễn dịch, thực bào.
-
Giảm đau, an thần, làm dịu hệ thần kinh.
-
Giãn cơ.
-
Hạ huyết áp.
-
Tăng hoạt tính nội tiết, cân bằng điều tiết.
- Chỉ định:
-
Chống viêm: viêm màng phổi, viêm cơ, viêm gân…
-
Các chứng đau do nguồn gốc TK: đau TK tọa, đau
lưng cấp và mạn, đau cơ và đau vai gáy
-
Bệnh cơ xương khớp: viêm khớp, VCSDK, viêm quanh
khớp vai, trật khớp…
- Chống chỉ định:
-
Chống chỉ định tuyệt đối:
+
BN đặt máy tạo nhịp
+
Có kim loại trong cơ thể
+
U ác tính
+
Lao tiến triển
-
Chống chỉ định tương đối:
+
Nhiễm trùng cấp tính (đặc biệt có sốt cao).
+
Viêm xương khớp cấp tính.
+
Chấn thương hoặc tổn thương mạch máu trong 24 –
36 giờ đầu.
+
Mất cảm giác với nhiệt.
+
Đang có kinh nguyệt.
+
Dụng cụ tử cung.
+
Loãng xương.
+
Có xu hướng chảy máu và sử dụng thuốc chống đông.
+
Huyết khối.
+
Đĩa sụn phát triển ở đầu xương dài của trẻ em.
+
Điều trị vùng mắt (phải đeo kính bảo hộ).
+
Đeo kính áp tròng(phải tháo bỏ kính trước khi
điều trị).
+
Vùng tinh hoàn.
+
Có thai.
Trình bày tác dụng sinh lý, CĐ, CCĐ của siêu âm.
*
Siêu âm:
-
Bản chất của siêu âm: Bất kỳ vật dụng nào đều là
nguồn sinh ra âm
-
Sóng âm là những sóng dao động cơ học trong môi
trường đàn hồi.
-
Tùy theo tần số, được chia làm 3 loại:
+
Hạ âm < 20 Hz
+
Âm nghe thấy: từ 20 - 20.000 Hz
+
Siêu âm: > 20.000 Hz
- Tác dụng sinh lý:
-
Tác dụng
cơ học (vi xoa bóp): gây ép và giãn nở của mô à làm biến đổi áp suất
tại mô.
-
Tác dụng
nhiệt: vi xoa bóp tại mô à phát sinh nhiệt do chà xát. Nhiệt phát sinh nhiều
nhất tại vùng phản xạ của siêu âm (trong cơ thể chủ yếu xảy ra ở mô xương
-
Tác dụng
sinh học: là đáp ứng sinh lý đối với tác dụng nhiệt và cơ học
+
Gia tăng mềm cơ.
+
Thư giãn cơ.
+
Tăng tính thấm màng tế bào.
+
Cải thiện dinh dưỡng.
+
Tăng khả năng tái sinh mô.
+
Tác dụng lên thần kinh ngoại biên.
+
Giảm đau.
- Chỉ định:
-
Các bệnh lý cơ xương khớp.
-
Các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
-
Các rối loạn tuần hoàn.
-
Các bệnh lý của da và phần mềm.
- Chống chỉ định:
-
Điều trị vùng mắt, tim.
-
Vùng tử cung ở người có thai.
-
Sụn tăng trưởng.
-
Tinh hoàn.
-
Mô não.
-
Vùng da mất cảm giác nóng lạnh.
-
Ung thư.
bệnh viện phục hồi chức năng Phúc Lâm thấy uy tín lắm mọi người ạ
Trả lờiXóa