1.1. Nhìn:
nhìn hình thái toàn bộ lồng ngực, quan sát nhịp thở nếu cần,
đo vòng lồng ngực, chú ý kết hợp với quan sát toàn thân (xem phần thăm
khám hô hấp trên lâm sàng).
a.
Quan sát phần mềm:
chú ý nhìn hố trên đòn, các khoảng gian sườn, các nhóm
cơ ở ngực: ở người gầy, các hố trên đòn và các khoảng gian sườn lõm xuống. Một
số người ít luyện tập hoặc gầy mòn, các cơ gian sườn, cơ ngực trên và dưới gai
xương bả, cơ cùng lưng, bị teo lại, nên có dáng lom khom, vai so ra phía
trước, ngực lép, lưng cong, xương bả vai nhô ra như hai cánh.
b.
Quan sát khung xương:
chú ý hình thái chung và sự cân xứng của lồng ngực.
-
Lồng ngực còi xương có chuỗi hạt sườn, là nốt to ở chỗ tiếp xúc giữa xương sườn
và sụn sườn, xương ức nhô ra phía trước, tạo nên hình mũi thuyền, hoặc ngược
lại lõm vào trong như hình phễu.
-
Lưng gù bẩm sinh hayy hậu phát (tai nạn, lao cột sống).
-
Lưng vẹo: cột sống cong theo chiều ngang, gây ra tình trạn gmất cân xứng của
lồng ngực và vai: vai cao vai thấp.
-
Lồng ngực giãn phế nang nặng: giãn to về mọi phía, các khoảng gian sườn giãn,
phồng làm lồng ngực có hình thùng.
-
Lồng ngực mất cân xứng do tổn thương các tạng ở trong:
+
Gĩan to một bên: tràn dịch, tràn khí màng phổi.
+
Xẹp một bên: Di chứng viêm màng phổi gây dày dình, xẹp phổi.
-
Lồng ngực phồng ở dưới do gan, lách to, cổ trướng.
c.
Quan sát nhịp thở:
bình thường người lớn thở 16-20 lần trong một phút, nhịp
đều, biên độ trung bình. Khi hít vào, cường độ hô hấp mạnh hơn nhưng thời gian
ngắn hơn khi thở ra.
Những
thay đổi bất thường về nhịp thở: tần số, biên độ, nhịp, trên lâm sàng gọi
là khó thở.
-
Kiểu thở: người ta chia làm ba loại:
+
Kiểu trên: gặp ở phụ nữ, do phần tr6en của lồng ngực hoạt động mạnh hơn.
Hiện tượng này sẽ thể hiện rõ rệt nếu đeo nịt vú chặt, hạn chế cử động của cơ
hoành.
+
Kiểu sườn: gặp chủ yếu ở thiêu niên, do xương sườn mềm dễ co giãn lồng ngực
giãn nở theo chiều ngang rất rõ khi hô hấp.
+
Kiểu hoành: gặp ở trẻ em và nam giới đã trưởng thành: cơ hoành đóng vai trò chủ
yếu trong hô hấp, xương sườn là thứ yếu.
-
Các kiểu trên thay đổi trong một số trường hợp bệnh lý: đau thần kinh gian sườn
trên làm phụ nữ phải thở yếu bằng cơ hoành: trong tràn dịch màng phổi trên cơ
hoành, nam giới bị thở chủ yếu bằng cơ gian sườn trên hoặc chỉ thở bằng
phổi bên lành.
-
Khoảng gian sườn kém di động ở toàn bộ lồng ngực trong giãn phế nang,
hoặc ở một bên ngực trong tổn thương khu trú: xẹp phổi, có nước, thở ở
màng phổi.
-
Nếu có tắc ở đường hô hấp trên (thanh, khí quản), thở có tiếng khò khè và
nhìn sẽ thấy co kéo trên và dưới ức: cơ chế của hiện tượng này là vì co chèn
ép, trong thì hít vào, áp lực trong lồng ngực dưới tác dụng các cơ hô hấp
càng trở nên âm tính, các phần mềm của thành ngực bị hút, tạo nên những khoảng
lõm, co kéo lên xuống trong các thì hô hấp.
-
Một khoảng vồng to lên khi thở ra: là dấu hiệu của tràn mủ màng phổi thoát ra
ngoài, hoặc hiếm gặp hơn, của thoát vị phổi. Nếu toàn bộ lồng ngực phồng
to khi thở ra và chủ yếu ở khoảng trên đòn thì có thể là dấu hiệu của giãn phế
nang.
1.2. Đo:
đo
lồng ngực giúp ta đánh giá được chu vi, sự co giãn và tình trạng cân xứng hay
không của lồng ngực.
trên
thực tế, người ta hay dùng thước dây. Đo vòng ngực theo Hirtz có 3 mốc.
-
Ngay dưới hố nách.
-
Trên đường ngang qua númvú.
-
Trên đường ngang đi giữa đỉnh góc bờ sườn, nền mũi ức và bờ dưới xương sườn 10.
Đo
ở thì hít vào và thở ra cố. Đối với phụ nữ nên đo ở đường qua hai hố
nách.
-
Người ta coi là bình thường, hiệu số giữa chu vi lồng ngực, khi hít vào và thở
ra là 6 -7 cm (chỉ số hô hấp).
-
Có thể đo riêng rẽ hai bên lồng ngực bằng hai thước đo, lấy mõm gai các cột
sống và đường giữa ngực làm mốc
-
Chỉ số hô hấp thấp trong các trường hợp hạn chế hô hấp: tràn dịch,
tràn khí màng phổi, giãn phế nang.v.v…
1.3. Sờ:
nhắm thăm dò hình thái và động tác hô hấp, và chủ yếu là sự dẫn truyền của rung
thanh qua xúc giác và các tiếng phụ bất thường (tiếng rên, cọ…).
a.
Thăm dò hình thái lồng ngực và động tác hô hấp:
bàn tay áp hẳn vào thành ngực,
lần lượt thăm dò toàn bộ lồng ngực: khung xương, các nhóm cơ, độ giãn nở các
khoảng gian sườn trong khi thở. Có thể bổ sung thêm tài liệu cho giai đoạn
nhìn:
-
Thay đổi các khung xương, các nhó cơ.
-
Các khoảng liên sườn kèm hoặc không giãn nở trong tràn dịch, tràn khí ở màng
phổi, xẹp phổi.
-
Các điểm đau của dây thần kinh gian sườn.
-
Lạo xạo của xương sườn gãy, đi cùng với điểm đau khu trú.
b.
Thăm dò rung thanh:
rung thanh xuất phát từ dây thanh âm, truyền ra thành ngực
và cổ, rõ nhất ở thanh khí quản, vùng trên gai trong rồi tới hố dưới đòn,
khoảng liên bả cột sống. Vùng sau và bên của lồng ngực, xương ức và hố trên
gai.
Cường
độ rung thanh phụ thuộc vào cường độ rung của dây thanh âm và độ dày của
thành ngực. Ở người giá yếu, phụ nữ và trẻ con rung thanh kém hơn ở thanh
niên khoẻ mạnh. Người béo có rung thanh ít hơn người gầy.
c.
Cách tìm rung thanh:
áp lòng bàn tay lên thành ngực ở các vị trí đối xứng và
bảo vệ người đếm: “ một, hai, ba”. Nếu muốn rung mạnh và nếu muốn phân
tích một cách tỷ mỉ rung thanh ở một vùng thì dùng cạnh bàn tay hoặc đều các
ngòn tay, nhưng cũng đặt ở vị trí đối xứng mới có thể nhận xét được những thay
đổi bệnh lý vì do những sự khác nhau về giải phẫu và sinh lý, người ta không
thể quy định, những tiêu chuẩn cụ thể về mặt âm học đối với hô hấp chung
cho tất cả mọi người.
d.
Những thay dổi bệnh lý:
-
Rung thanh mất: nếu dây thanh âm không hoạt động được (suy nhược liệt dây thanh
âm…). Ngoài ra ta còn thầy những thay đổi sau đây: tăng, giảm, mất, trong các
bệnh đường hô hấp.
-
Rung thanh tăng: trong các trường hợp đông đặc nhu mô phổi: viêm phổi, nhồi máu
động mạch phổi,v.v…
Nhưng
cũng có trường hợp rung thanh tăng do mô phổi hoạt động bù, khi đó rì rào
phế nang mạnh lên, và gõ cũng trong hơn, hiện tượng này có thể gặp ở phía
trên ranh giới vùng có nước ở màng phổi. Người ta còn thấy rung
thanh tăng ở vùng phổi lành hoạt động bù, lan sang vùng bệnh, có thể lan ở một
bên phổi đối diện. cho nên trong một số trường hợp tràn dịch hoặc tràn
khí ở màng phổi, lại có rung thanh ở bên bệnh.
-
Rung thanh không thay đổi: nếu tổn thương ở phổi không rộng lớn và ít ảnh hưởng
tới tính chất dẫn truyền của nhu mô, thì không thấy rõ sự thay đổi của rung
thanh: viêm phổi không điển hình, tràn dịch nhẹ ở màng phổi, v.v…
Do
đó chúng ta cần phải kết hợp nhiều phương pháp trên lâm sàng để có chẩn đoán
đúng.
1.4. Gõ:
nhằm
đánh giá độ vang của phổi, một tổ chức rỗng, để biết sự thay đổi của nó trong
các trường hợp bệnh lý.
a.
Phuơng pháp gõ:
có hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp.
-
Phương pháp gõ trực tiếp: dùng các ngòn tay gấp khum lại, hoặc lòng bàn
tay mở rộng. Phương pháp này cho biết một cách khái quát độ trong, đục của toàn
bộ lồng ngực, nhưng làm cho người bệnh đau và cũng không xác định kỹ được các
vùng tổn thương.
-
Phương pháp gõ gián tiếp: gõ qua trung gian một vật khác; trước kia người ta
dùng một miếng gỗ, kim loại, ngà hoặc thuỷ tinh: hiện nay người ta dùng các
ngòn tay bên kia để làm trung gian.
Bàn
tay trái, nhất là ngón giữa, áp chặt vào lồng ngực và trên các khoảng liên sườn.
Ngón gõ của bàn tay phải, gặp cong lại, sao cho đốt thứ ba gõ thẳng góc với đốt
giữa ngón trái. Chú ý khi gõ phải chuyển động cổ tay hoặc khắp bàn tay với ngón
tay. Gõ nhẹ khi muốn thăm dò phần nông của phổi, gõ mạnh nếu tìm những
thay đổi ở sâu. Phải gõ đều tay, nghĩa là với cùng một cường độ, và phải so
sánh các vùng đối xứng.
b.
Kết quả:
tính chất gõ trong hay đục phụ thuộc vào cấu trúc xủa lồng ngực, chiều
dày của thành ngực, khả năng co giãn của nhu mô phổi và thể tích không khí
trong phế nang.
Tiếng
gõ gồm có ba thành phần: Cường độ, âm độ, âm sắc.
-
Cường độ phụ thuộc vào biên độ dao động do gõ gây nên, và thay đổi theo:
-
Chiều dày của cơ và lớp da: cường độ lớn nhất ở vùng dưới đòn và nách,
nhỏ nhất ở hố trên gai, trung bình ở đáy.
-
Thể tích và áp lực không khí trong phế nang. Hít vào gõ vang hơn khi thở ra.
+
Ở phía trước:
Bên
phải: Cường độ giảm từ trên xuống dưới, và từ liên sườn 6 hay 7 là vùng
đục của gan.
Bên
trái: Cường độ cũng giảm từ trên xuống dưới, nhưng tới khoảng Traube lại tăng
lên vì đây là vùng túi hơi dạ dày. Từ xương sườn 4, phía trong là khoảng
đục của tim.
+
Ở phía sau: cường độ lại tăng dần từ trên xuống dưới ở hai bên lồng ngực.
Âm
độ phụ thuộc vào tần số dao động do gõ gây nên: những tiếng cao có âm độ
cao đều, khô, gọn. Những tiếng trầm có âm độ thấp đều êm và kéo dài.
+Âm
sắc: chỉ thấy biểu lộ rõ trong các trường hợp bệnh lý, ví dụ: hang to, tràn khí
màng phổi, gây nên những hoà âm đặc biệt.
-
Thay đổi bệnh lý: có thể làm thay đổi riêng lẽ từng thành phần của tiếng
gõ, nhưng trong đa số các trường hợp, cường độ, âm độ và âm sắc đều thay đổi.
Thay
đổi cường độ: cường độ tăng, gõ vang, cường độ giảm, gõ đục, đục ít hay hoàn
toàn.
+
Cường độ tăng: trong các trường hợp tăng thể tích không khí trong phế
nang: giãn phế nang, tràn khí màng phổi, hang phổi lớn ở nông, phổi hoạt động
bù…
Trong
giãn phế nang và tràn khí màng phổi, gõ vang, âm độ trầm. Nhưng nếu thể tích
không khí tăng nhiều, âm độ lại cao nên dễ nghe nhầm với tiếng gõ
đục.
Trong
tràn dịch màng phổi trung bình, tổ chưc phổi lành xung quanh hoạt động bù, gõ
vang, gọi là triệu chứng Skoda.
+
Cường độ giảm: bình thường nếu thành ngực dày quá, gõ cũng đục. Trong trường
hợp bệnh lý, tiếng gõ đục khi nhu mô phổi hoặc túi màng phổi tăng
mật độ: viêm phổi, tràn dịch màng phổi…
Nói
chung, trong viêm màng phổi có nước hoặc dày màng phổi, và viêm phổi trên
một diện rộng gõ sẽ đục nhiều hơn là dòng đặc phổi ở một diện nhỏ
Thay
đổi âm độ: trong trường hợp bệnh lý, không phải lúc nào âm độ cũng thay đổi
theo cường độ, nghĩa là khi âm độ cao thì cường độ giảm. Nhiều khi có hiện
tượng ngược lại, ví dụ như trong tràn khí màng phổi có áp lực cao, âm độ cao có
thể làm ta nhần tiếng vang ra tiếng đục.
Thay
đổi âm sắc:
+
Tiếng gõ vang hay vang kim loại: Nghe giống tiêng gõ lên vệt bằng kim
khí, gặp trong hang lớn, đường kính trên 6cm, vách nhẵn, và trong tràn khí màng
phổi.
+
Tiếng gõ bình nứt: nghe rè rè như tiếng gõ vào bình sứ bị nứt, gặp trong hang
lớn ở nông, chỉ thông với phế quản bởi một khe nhỏ. Tiếng rè rè này chỉ thấy
ở vùng dưới đòn, sau khi người bệnh hít mạnh vài cái. Vì nếu ta gõ nhiều, không
khí còn lại trong hang sẽ ra khe phế quản ra hết và mất tiếng rè, nên chỉ sau
khi hít lại, hang mới đủ căng để tiếp tục gây ra hiện tượng trên.
c.
Giá trị của gõ:
gõ có thể phát hiện được vùng tổn thương tương đối rộng, ở
nông, và xác định được tương đối chính xác vị trí của tổn thương. Nhiều khi
bằng cách gõ có thể phát hiện được một khoảùng đục nhĩ, do một lớp nước mỏng ở
màng phổi, mà Xquang lại không thấy.
1.5.Nghe:
Nghe
là phương pháp cho ta nhiều tài liệu nhất trong khi khám thực thể ở phổi,
có nhiều tổn thương mà chỉ có nghe phát hiện được: tiếng cọ màng phổi
trong viêm phổi khô, tiếng rên phế quản trong viêm phế quản, mà không một
phương pháp lâm sàng nào khác và cả Xquang nữa, có thể thấy được.
a.
Phương pháp nghe:
có hai phương pháp: nghe trực tiếp bằng tai áp trên lồng ngực
và nghe dán tiếp bằng ống nghe.
-
Nghe trực tiếp: không tiện vì không nghe được ở những vùng khó áp tai như hố
nách, hố trên đòn, và cũng vì tư thế không được thoải mái, nhất là đối với phụ
nữ.
-
Nghe gián tiếp: dùng ống nghe. Có nhiều loại. Phần lớn đều làm chomột người
nghe và có hai càng, cũng có loại có 4 càng, cho hai hoặc 4 người nghe.
Thầy
thuốc nghe tất cả các vùng đối xứng, không quên hố nách.
Chú
ý nghe:
+
Tính chất tiếng thở ơ hai thì hô hấp.
+
Các tiếng bất thường: rên, thổi, cọ…
+
Sự thay đổi của các tiếng sau khi ho và nói.
b.
Kết quả:
-
Hô hấp bình thường: trong động tác thở, khi hít vào, không khi qua thanh quản,
khí quản, phế quản gốc, rồi tới các phế quản nhỏ, phân phối vào các phế nang.
Không khí thoát ra ngoài theo trình tự ngược lại ở thì thở ra.
-
Không khí đi qua thanh khí quản và các phế quản lớn gây ra tiếng thở thanh khí
quản, có cường độ mạnh, âm độ cao, nghe thất rõ ở vùng thanh quản, khí
quản, vùng xương ức, cạnh ức, và khoảng liên bả cột sống. Tiếng thở thanh khí
quản bắt nguồn từ thanh môn, một khoảng hẹp trên đường đi của không
khí.
-
Không khí đi qua phế quản cuối, vùng có cơ Reisessen, rồi đi vào phế nang, tức
là qua vùng tương đối hẹp rồi tới vùng rộng hơn, gây ra tiếng rì rào phế
nang. Tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu, âm độ cao, âm sắc như tiếng gió thổi
nhẹ qua lá cây, và liên tục trong toàn bộ thì hô hấp. Trên lâm sàng vì áp lực,
không khí vào phế nang trong thì hít vào lớn hơn khí thở ra nên ta nghe thì hít
vào dài hơn thở ra, nhưng thực ra, phân tích trên phế đồ, ta thấy thì thở ra
dài hơn hít vào 2-3 lần
-
Hô hấp bệnh lý:
-
Thay đổi về cường độ:
+
Trừ trường hợp người gầy, trẻ em, thành ngực mỏng, hoặc người vừa hoạt động
mạnh, hồi hộp, tiếng thở mạnh, ta thấy cường độ thở lớn ở vùng phổi lành, hoạt
động bù phổi tổn thương. Hiện tượng này kèm theo tăng rung thanh và gõ trong.
+
Tiếng thở yếu hoặc mất, gặp trong các trường hợp có ngăn trở hô hấp, vật lạ,
nước, hơi ở màng phổi, viêm phổi, xơ phổi. Kết hợp với những thay đổi
khác về lâm sàng, ta có nhiều hội chứng khác nhau (xem mục: các hội
chứng).
-
Thay đổi về nhịp thở: có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.
+
Thay đổi về tần số: thở nhanh, hồi hộp, hoạt động mạnh, viêm phổi đố, lao
kê ở phổi, tràn dịch nhiều ở màng phổi
+
Thở chậm, thở không đều: gặp trong các trường hợp có rối loạn ở hành tuỷ như
hôn mê do u rê huyết cao, do đái tháo đường.
Ví
dụ:
+
Nhịp thở Kussaul: người bệnh thở chậm: hít vào, nghỉ, thở ra, nghỉ rồi lại tiếp
tục như trên.
+
Nhịp thở Cheyne – Stokes: thở tăng dần biên độ, nhịp đều rồi thở giảm dần cường
độ, sau đó nghỉ ít hoặc nhiều. Rồi lại tiếp tục như trên .
Thay
đồi tỷ lệ hít vào và thở ra: thở ra dài hơn hít vào: hiện tượng a đảo ngược
nhịp hô hấp, hiện tượng này gặp trong hen phế quản, giãn phế nang…
Tiếng
thở không liên tục, ngắt quãng: thường xảy ra ở thì hít vào, do nhiều nguyên
nhân: thần kinh, xúc cảm. Viêm dính màng phổi gây co kéo phổi trong khi
hô hấp. Viêm phế quản, gây tắc không hoàn toàn các nhánh phế quản.
-
Thay đổi về âm độ: thường đi kèm với thay đổi về âm sắc.
+
âm độ thấp: tiếng thở trầm thô ráp.
+
âm độ cao: Gặp trong viêm phổi, nhưng nhu mô chưa đủ đông đặc để gây ra tiếng
thổi. Ở đây, cường độ thở cao, âm độ cao, và rì rào vào phế nang cũng
mạnh.
-
Thay đổi về âm sắc: tiếng thở thô ráp gặp trong viêm phế quản hoặc các tổn
thương khác như nhu mô phổi, viêm, lao…
Trong
khi nghe các tiếng thở, ta có thể phát hiện được các tiếng
bất thường do những thay đổi cơ thể bệnh ở bộ máy hô hấp: tiếng ran,
tiếng cọ, tiếng thổi… Kết hợp với các triệu chứng phối hợp khác khi thăm khám,
các tiếng đó góp vào những hội chứng mà ta sẽ phân tích trong những mục sau.
-
Thay đổi tiếng ho và tiếng nói: cường độ, âm độ, âm sắc của tiếng ho và
tiếng nói thay đổi theo các tổn thương ở đường hô hấp. Tiếng ho và tiếng
nòi còn giúp cho chẩn đoán phân biệt một số bệnh lý ở phổi. Khi khám toàn thân,
đã có thễ sơ bộ nhân xét các thay đổi bệnh lý ảnh hưởng lên tiếng ho và
tiếng nói (xem mục: khám đường hô hấp trên).
Tiếng
nói: người bệnh phải nói khá to, phát những âm vang như: một,hai, ba, mỗi khi
thầy thuốc đặt ống nghe lên thành ngực.
Kết quả:
+
Tiếng vang phế quản: phản ánh tình trạng đông đặc phổi. Thường gặp trong hội
chứng đông đặc, và nghe khu trú ở vùng đông đặc.
+
Tiếng ngực: nghe đếm rõ như tiếng nói xuất phát từ ngực người bệnh. Hay
gặp trong hội chứng hang, nhất là hang to và nông.
+
Tiếng ngực thầm: Tiếng đếm thầm nghe rõ như xuất phát từ ngực người bệnh.
Hay gặp trong hội chứng hang.
Nhưng
tiếng ngực thầm còn gặp trong nhiều trường hợp khác: viêm phổi trong tràn khí
màng phổi và cả các trường hợp đông đặc kèm tràn dịch màng phổi.
Tiếng
vò: tiếng nói vang lanh lảnh như tiếng kim khí, như tiếng nói trong vò. Gặp
trong tràn khí màng phổi và hang rất to, nông.
-
Tiếng dê kêu: đi kèm tiếng thổi màng phổi, có âm độ cao, nghe rè rè hơi giống
tiếng con dê kêu. Gặp trong tràn dịch nhẹ ở màng phổi, đôi khi cả trong viêm
phổi tỳ hoá. Người ta cho rằng tiếng dê kêu là tiếng thanh khí quản: thay đổi
âm sắc khi qua một lớp dịch mỏng.
-
Tiếng ho: tiếng ho cũng có giá trị tương tự tiếng nói. Người ta còn lợi dụng
tiếng ho để chẩn đoán phân biệt tiếng rên bọt và tiếng cọ màng phổi sau
khi ho, tiếng rên bọt mất đi, tiếng bịt vẫn còn
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét