TÁC DỤNG CỦA DỊCH RUỘT


nguồn gốc và tác dụng của dịch ruột
 
Do các tế bào niêm mạc ruột và các tuyến nằm ngay trên thành ruột bài tiết:
-        Tuyến Brunner: bài tiết chất nhầy và HCO3-
-        Tuyến Liberkuhn: bài tiết nước
-        Tế bào niêm mạc: bài tiết enzym
Như vậy, các tế bào niêm mạc ruột non đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết dịch ruột còn các tuyến ruột chỉ bài tiết các chất phụ.
Số lượng dịch ruột khoảng 2 - 3 lít/24 giờ .

1. Thành phần và tác dụng của dịch ruột

-    Nhóm enzym tiêu hóa protid
+    Aminopeptidase
Có tác dụng cắt rời từng acid amin một đứng ở đầu N của chuỗi polypeptid.
+    Dipeptidase, tripeptidase
Phân giải các dipeptid và tripeptid thành từng acid amin riêng lẻ .
-    Nhóm enzym tiêu hóa glucid
+    Amylase dịch ruột
Phân giải tinh bột sống lẫn chín thành đường đôi maltose.
+    Maltase
Phân giải maltose thành glucose.
+    Sucrase
Phân giải đường sucrose (đường mía) thành đường glucose và fructose.
+    Lactase
Phân giải đường lactose (đường sữa) thành đường glucose và galactose.
-    Lipase dịch ruột
Phân giải các triglycerid đã nhũ tương hóa thành glycerol và acid béo.

2. Điều hòa bài tiết dịch ruột

Dịch ruột được điều hòa bài tiết chủ yếu do cơ chế cơ học. Khi thức ăn đi qua ruột, nó sẽ kích thích các tuyến bài tiết ra dịch kiềm và chất nhầy đồng thời làm các tế bào niêm mạc ruột non bong và vỡ ra, giải phóng các enzym vào trong lòng ruột. Do vậy mà tế bào niêm mạc ruột non cứ 3 - 5 ngày đổi mới một lần.