CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TIM MẠCH 2

TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TIM MẠCH


trac nghiem tim mach

 Trắc Nghiệm Giải Phẩu Hệ Tim Mạch (đáp án)

Câu 26: Hình ảnh gợi ý tràn dịch màng ngoài tim trên phim X quang là:
A.       Bóng tim to hình tam giác.
B.        Bóng tim không đập.
C.       Bóng tim to tương phản với không thay đổi mạch rốn phổi.
D.       Bóng tim to tương xứng với thay đổi mạch rốn phổi.
E.        Bóng tim bị biến dạng@

Câu 27: Trong bệnh lý tâm phế mạn ta thường thấy:
A.       Tim trái to.
B.        Tim phải to.     @
C.       Tim to toàn bộ.
D.       Động mạch phổi giãn và nhĩ trái to.
E.  Động mạch chủ giãn và thất trái lớn.

Câu 28: Cơ chế ứ trệ tuần hoàn phổi trong hẹp van hai lá là tăng áp mạch phổi:
A.       Hậu mao mạch hoặc hỗn hợp.@
B.        Tiền mao mạch.
C.       Tăng tưới máu.
D.       Tất cả đều đúng.
E.        Tất cả đều sai.

Câu 29: Dấu hiệu gợi ý của hẹp eo động mạch chủ là:
A.       Hình ngấn lõm ở quai động mạch chủ
B.        Thất trái to
C.       Hình khuyết bờ dưới xương sườn
D.       Tăng huyết áp chi trên và giảm huyết áp chi dưới trên lâm sàng.
E.        Tất cả đều đúng.@

Câu 30: Phình động mạch chủ có thể gặp ở:
A.       Đoạn ngực lên.
B.        Đoạn ngang.
C.       Đoạn ngực xuống.
D.       Đoạn bụng.
E.        Tất cả các đoạn.@

Câu 31: Phương pháp CĐHA tốt nhất hiện nay trong chẩn đoán phình động mạch chủ là:
A.       Siêu âm đen-trắng.
B.        Siêu âm Doppler màu.
C.       Chụp mạch máu
D.       Chụp cắt lớp vi tính nhiều lát cắt@
E.        Chụp cộng hưởng từ

 
Câu 32: Ba hội chứng kinh điển của rối loạn tưới máu phổi gặp trong bệnh tim là:
A.       Tăng tưới máu, giảm tưới máu, tăng cung lượng
B.        Tăng tưới máu, giảm tưới máu, tăng sức cản@
C.       Tăng áp động mạch phổi tiền mao mạch, hậu mao mạch, tăng sức cản 
D.       Tăng độ cản quang, giảm độ cản quang, rối loạn phân bố tưới máu
E.        Tăng độ cản quang, giảm độ cản quang, ứ trệ tuần hoàn

Câu 33: Tăng lưu lượng máu qua phổi có thể thấy:
A.       Phổi mờ, rốn phổi giãn, phân bố tưới máu bình thường
B.        Tăng khẩu kính các nhánh động mạch phổi, rốn phổi giãn, phân bố lại tưới máu@
C.       Phổi sáng, rốn phổi giãn, phân bố lại tưới máu
D.       Ứ trệ ở đáy phổi
E.        Động mạch phổi giãn và nhĩ trái to

Câu 34: Giảm lưu lượng máu qua phổi có thể thấy:
A.       Rốn phổi nhỏ, mạch phổi thưa, phổi sáng@
B.        Phổi bình thường, mạch phổi thưa
C.       Phân bố lại tưới máu
D.       Phổi có những đám sáng bất thường
E.        Phổi quá sáng, giãn phế nang.

Câu 35: Tăng lưu lượng máu qua phổi thường gặp trong các trường hợp sau:
A.       Hở động mạch chủ, hở van hai lá
B.        Các bệnh tim có shunt trái-phải như còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất @
C.       Hở động mạch phổi, tứ chứng Fallot
D.       Bệnh phổi nhiễm trùng, khối u tân sinh ở phổi
E.        Truyền dịch
Câu 36: Giảm lưu lượng máu qua phổi thường gặp trong trường hợp sau:
A.       Thông liên nhĩ
B.        Thông liên thất
C.       Hẹp động mạch chủ
D.       Hở van động mạch phổi
E.        Hẹp động mạch phổi@

Câu 37: Tăng áp lực tiền mao mạch phổi là:
A.       Tăng áp  động mạch phổi do bệnh phổi mạn tính@
B.        Tăng áp  động mạch phổi do hở van động mạch phổi
C.       Tăng áp  động mạch phổi do hẹp van hai lá
D.       Tăng áp  động mạch phổi do shunt trái-phải
E.        Tăng áp  động mạch phổi do u chèn
Câu 38: Tim hình “đầu voi” thường gợi ý giai đoạn muộn của bệnh:
A.       Thông liên nhĩ
B.        Thông liên thất
C.       Hẹp động mạch phổi
D.       Còn ống động mạch@
E.        Hẹp van hai lá

Câu 39: Bờ trái có hình 4 cung có nghĩa là;
      A.  Nút động mạch chủ nổi rõ
      B.  Thân động mạch phổi nổi rõ
      C.  Rốn phổi giãn lớn
      D.  Mỏm tim nâng cao
      E.  Xuất hiện cung của tiểu nhĩ trái hoặc nhĩ trái và cung động mạch phổi nổi rõ@

Câu 40: Trong bệnh hẹp van hai lá buồng tim nào bị ảnh hưởng trước tiên
      A.  Nhĩ phải
      B.  Thất phải
      C.  Nhĩ trái@
      D.  Thất trái
      E.  Tất cả các buồng tim


Câu hỏi đúng:sai


Câu 41: Hiện nay các kỹ thuật hình ảnh học tiến bộ như siêu âm Doppler màu, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp mạch giữ vai trò chủ đạo trong khảo sát tim mạch. Phim X quang tim-phổi không còn cần thiết nữa để đánh giá một bệnh tim nào đó.
A.  Đúng
B.  Sai@

Câu 42: Các bệnh tim bẩm sinh hoặc mắc phải khi đã có biểu hiện bất thường trên phim tim-phổi thì thường đã ở giai đoạn muộn của bệnh.
A.  Đúng@
B.  Sai 

Câu 43: Có thể dựa vào một vài hình ảnh bóng tim bất thường “có tính chất đặc hiệu” trên một phim tim-phổi để xác định chẩn đoán một bệnh tim nào đó.
      A.  Đúng@
      B.  Sai
Câu 44: Bóng tim “hình hia” có nghĩa là tứ chứng Fallot.
      A.  Đúng
      B.  Sai@

Câu 45: Bóng tim “hình đầu voi” luôn luôn gặp trong còn ống động mạch.
      A.  Đúng
      B.  Sai@

Câu 46: Với sự có mặt của siêu âm, cắt lớp vi tính...thì phim tim-phổi tư thế nghiêng (với thực quản cản quang) và các tư thế chếch hầu như không còn được chỉ định nữa để đánh giá các buồng tim và mạch máu lớn, trong khi tư thế thẳng vẫn cần thiết.
      A.  Đúng@
      B.  Sai
Câu 47: Trong trường hợp bóng tim to toàn bộ trên phim X quang, chỉ cần dựa vào biểu hiện rối loạn tưới máu phổi kèm theo hay không cũng đủ để phân biệt giữa suy tim và tràn dịch màng ngoài tim.
      A.  Đúng
      B.  Sai@

Câu 48: Có thể phân biệt được giữa hẹp đơn thuần,hoặc hở đơn thuần, hoặc hẹp hở phối hợp, của van hai lá  đơn thuần, hoặc của van động mạch chủ đơn thuần, hoặc của cả hai van phối hợp, bằng cách phân tích một cách tỉ mỉ các biểu hiện gián tiếp trên phim X quang tim-phổi.
      A.  Đúng@
      B.  Sai

Câu 49: Siêu âm tim là rất nhạy và rất đặc hiệu đối với tràn dịch màng ngoài tim, không thể nào nhầm lẫn được.
      A.  Đúng
      B.  Sai@

Câu 50: Phình động mạch chủ ngực khó phân biệt với khối u trung thất trên phim X quang, khi nghi ngờ cần phải chỉ định chụp cắt lớp vi tính, hoặc chụp cộng hưởng từ hoặc chụp mạch.
      A.  Đúng@
      B.  Sai

Câu 51: Hiện nay, siêu âm tim và đặc biệt siêu âm tim gắng sức, kết hợp với điện tim, là phương pháp hữu hiệu và tiện lợi nhất để tầm soát (screening) bệnh mạch vành.
      A.  Đúng@
      B.  Sai

Câu 52: Sự phát triển của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính nhiều lát cắt (multislice) hiện nay đã giảm bớt chỉ định nhưng không thay thế được chụp động mạch vành.
      A.  Đúng@
      B.  Sai

Câu 53: Siêu âm qua thực quản giúp nghiên cứu tốt và được chỉ định rộng rãi trong tất cả các trường hợp có phình động mạch chủ ngực đoạn xuống.
      A.  Đúng
      B.  Sai@

Câu 54: Trong khảo sát phình động mạch, cộng hưởng từ không đánh giá được vôi hoá thành mạch.
      A.  Đúng@
      B.  Sai

Câu 55: Trong khảo sát phình động mạch, chụp mạch máu khó phát hiện huyết khối bám hoặc trong thành mạch, xơ hoá  quanh túi phình và có thể âm tính giả hoặc dương tính giả khi có bóc tách.
      A.  Đúng@
      B.  Sai
Câu 56: Cắt lớp vi tính đặc biệt thế hệ nhiều lát cắt có thể khắc phục được một số hạn chế của cộng hưởng từ và của chụp mạch máu nên hiện nay là kỹ thuật ưu việt nhất trong khảo sát phình động mạch chủ.
      A.  Đúng@
      B.  Sai

Câu 57: Các phình mạch thường có huyết khối bám thành làm cho thăm khám chụp mạch đôi khi nhầm lẫn.   dung@

Câu 58: Các giả phình mạch là nguyên phát hoặc thứ phát.

Câu 59: Phình mạch bóc tách thực sự là sự bóc tách của thành túi phình thường do xơ vữa.

Câu 60: Trong khảo sát phình động mạch chủ ngực, siêu âm có thể khảo sát tốt vùng xoang Valsalva - gốc, đoạn lên và quai động mạch chủ. Siêu âm qua thực quản giúp nghiên cứu tốt đoạn xuống, tuy nhiên không phải là không có tai biến.

Câu 61: Trường hợp động mạch ngoằn ngoèo (thường gặp ở người già) hình ảnh có thể nhầm với túi phình động mạch.