Cơ chế - Nguyên Nhân bệnh sinh của phù và tràn dịch
Cơ chế bệnh sinh của
phù và tràn dịch:
+ Cơ
chế thận
+ Cơ
chế mao quản
a/ Cơ
chế thận:
+ Chức
năng lọc cầu thận giảm song chức năng THT
ở ống thận vẫn bình thường : Viêm cầu thận, RLTH(suy tim mất bù).
+ Tăng
tái hấp thu do tăng tiết Aldosteron sau mổ, dùng thuốc nhóm corticoid kéo dài
b/ Cơ
chế mao quản:
+ Tăng
áp lực thuỷ tĩnh :
Huyết áp mao mạch tăng, tốc độ chảy máu giảm làm cho nước dễ
thấm qua thành mạch ra khoảng gian bào, gặp trong xung huyết tĩnh mạch ( suy
tim mất bù, xơ gan …)
+ Giảm
áp lực keo huyết tương:
khi protein huyết tương giảm, đặc biệt là albumin gây
hiện tượng phù.gặp trong thận hư nhiễm mỡ (pro niệu nghiêm trọng),đói ăn,các
bệnh tiêu hao,xơ gan…
+ Tăng
tính thấm thành mao mạch :
thành mao mạch bị viêm nên cho qua những chất có
khối lượng phân tử lớn như protein , dịch phù có chứa nhiều protein làm cho áp
lực thẩm thấu keo 2 bên triệt tiêu nhau à áp lực
thuỷ tĩnh tự do đẩy nc ra.Cơ chế này tham gia trong các loại phù như do dị ứng,
do côn trùng đốt, trong viêm, trong phù phổi…
+ Tăng
áp lực thẩm thấu:
gây ưu trương do đó giữ nc. Cơ quan đào thải muối chủ yếu là
thận với sự điều hoà của andosteron,bởi vậy loại phù này hay gặp trong viêm cầu
thận,suy thận, hội chứng Cohn.
+ Giảm
sức đề kháng của tổ chức:
Trong cơ thể bình thường mỗi tổ chức có một sức đề
kháng nhất định, trong các điều kiện giống nhau thì dịch thấm vào tổ chức lỏng
lẻo dễ hơn tổ chức đặc do đó khi giảm sức đề kháng của tổ chức(trường hợp teo
tổ chức,giảm chất tạo keo của tổ chức khi đói ăn…) thì phù phát sinh
+ Rối
loạn tuần hoàn bạch huyết:
Một phần dịch gian bào trở về dòng máu theo đường
bạch huyết nên khi tắc mạch bạch huyết thì phù phát sinh.
Trong thực tế lâm sàng thì phù thường do
nhiều yếu tố kết hợp với nhau gây ra và trong đó có một yếu tố là chủ yếu. thí
dụ trong phù tim yếu tố bệnh sinh chủ yếu là do tăng áp lực thủy tĩnh (do giảm
sức co bóp cơ tim).
Hiện
nay vai trò của aldosterol đã được khẳng định:khi phù tăng thì nồng độ
aldosterol máu và nước tiểu tăng, khi phù giảm thì nồng độ này giảm ->điều
trị phù cần hạn chế muối nghiêm ngặt hơn hạn chế nước.
Dấu hiệu
lâm sàng và cận lâm sàng :
khi
lượng nước ứ ở khoảng gian bào không quá 1 – 2 lit, biểu hiện lâm sàng của phù
không rõ, đó là trạng thái trước phù , với những dấu hiệu như tăng cân nặng,
khuynh hướng máu loãng, giảm nồng độ protein huyết tương ,vv... Khi ứ nước
nhiều, phù thể hiện rõ. Đáng chú ý là khi phù toàn thân, theo dõi cân nặng cho
ta biết mức độ của phù một cách chính xác.
Phù và
tràn dịch ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của tổ chức :
dịch phù chèn ép tổ chức, gây rối loạn tuần hoàn tại
chỗ, do đó ảnh hưởng không tốt tới chuyển hoá của tế bào. tổ chức phù kém dinh
dưỡng nên dễ bị nhiễm trùng. Phù kéo dài gây tăng sinh tổ chức liên kết . Nếu
dịch phù ưu trương sẽ phát sinh mất nước tế bào (khát, sốt). Nếu dịch phù nhược
trương sẽ phát sinh nhiễm độc nước . rối loạn cân bằng điện giải trong phù có
thể gây ra rối loạn cân bằng axit-bazơ. Tuỳ theo vị trí, phù có thể gây nguy
hiểm chết người.
c/ Điều trị phù:
Chủ yếu là phải điều trị nguyên nhân gây phù.
Ngoài ra có thể kết hợp một số biện pháp nhằm giải quyết trạng thái ứ nước,
kiêng muối, rút dịch phù, lợi tiểu, vv...