Blog trắc nghiệm y khoa Blog Trắc nghiệm y khoa
10 / 10 1500 bình chọn

TRẮC NGHIỆM BIẾNG ĂN Ở TRẺ NHỎ

TRẮC NGHIỆM BIẾNG ĂN Ở TRẺ NHỎ

TRẮC NGHIỆM BIẾNG ĂN Ở TRẺ NHỎ

Biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ nhỏ có đặc điểm sau:
A. Xảy ra ở lứa tuổi trên 1 tuổi.
B. Là phản ứng của trẻ đối với sự thiếu quan tâm của mẹ
@C. Trẻ thường vẫn phát triển tốt, linh hoạt, năng động.
D. Câu B và C đúng.
E. Câu A và B đúng

Biếng ăn sinh lý là biếng ăn :
A. Không có nguyên nhân rõ rệt.
B. Xảy ra khi trẻ chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác
@C. Xảy ra khi trẻ biết bò, biết lật, biết đi v.v..
D. Xảy ra khi trẻ mọc răng
E. Tất cả đều đúng

TRẮC NGHIỆM CÒI XƯƠNG TRẺ EM

TRẮC NGHIỆM CÒI XƯƠNG TRẺ EM

thiếu vitamin D

Bệnh còi xương ở trẻ em Việt nam chủ yếu là do:
A. Di truyền.
@B. Thiếu vitamin D.
C. Suy dinh dưỡng protein-năng lượng.
D. Thiếu canxi.
E. Bệnh lý thận mãn tính.

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gặp chủ yếu ở lứa tuổi:
A. < 3 tháng.
@B. 3-18 tháng.
C. 24-36 tháng.
D. 36 tháng - 5 tuổi.
E. > 5 tuổi

TRẮC NGHIỆM VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ NHỎ

TRẮC NGHIỆM VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ NHỎ

TRẮC NGHIỆM VIÊM MÀNG NÃO

Chỉ rõ 1 yếu tố đúng giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn gây VMNM
A. Trẻ bụ bẩm
B. Co giật sớm
C. Hôn mê sớm
@D. Ban xuất huyết dạng hình sao
E. Viêm đường hô hấp trên

Chọn 1 yếu tố phù hợp giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn gây VMNM:
A. Trẻ bụ bẩm khởi bệnh cấp
@B. Lứa tuổi của trẻ
C. Sốt cao đột ngột, co giật
D. Yếu tố dịch tể
E. Viêm đường hô hấp trên

Nguyên nhân vi khuẩn nào thường gặp gây VMNM trẻ em dưới 6 tháng tuổi:
A. Liên cầu
@B. H .Influenzae
C. Phế cầu
D. Tụ cầu
E. Não mô cầu

TÁO BÓN Ở TRẺ EM

TÁO BÓN Ở TRẺ EM

xử trí táo bón

Táo bón được định nghĩa là:
@A. Ỉa phân cứng và khô
B. Nhiều ngày mới ỉa một lần
C. Ỉa phân có máu do nứt hậu môn
D. Khi ỉa cảm thấy đau ở hậu môn
E. Rặn nhiều khi ỉa

Ở giai đoạn sơ sinh, táo bón thường do:
A. Phình đại tràng bẩm sinh
@B. Rối loạn về chức năng ( táo bón cơ năng)
C. Hẹp trực tràng
D. Hẹp hậu môn
E. Chế độ ăn không hợp lý

Ở trẻ bắt đầu đi học thì táo bón chủ yếu do:
@A. Thay đổi chế độ sinh hoạt và môi trường
B. Thay đổi chế độ ăn
C. Phình đại tràng bẩm sinh
D. Thiếu nước
E. Ít hoạt động do không có thời gian rãnh rổi

TRẮC NGHIỆM KHÁM ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM

TRẮC NGHIỆM KHÁM ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM

xử trí đau bụng cấp

Khi thăm khám một trẻ bị đau bụng, điều gì cần phải hỏi trước những vấn đề khác:
@A.Đau bao lâu rồi?
B. Có sốt không?
C. Có ỉa chảy không
D. Đau như thế nào?
E. Đau lan ra đâu?

Khi thăm khám một trẻ bị đau bụng, có thể làm tất cả những điều sau ngoại trừ:
A.Thăm khám phổi
B. Chụp UIV
C. Đo điện não đồ (EEG)
@D. Cho trẻ thuốc giảm đau
E. Vỗ về an ủi trẻ

Siêu âm bụng được thực hiện ở trẻ bị đau bụng với các mục đích sau, ngoại trừ để xác định:
A.Viêm ruột thừa
B. Lồng ruột
C. Viêm hạch mạc treo
@D. Có giun
E. Dịch trong ổ bụng

Đau bụng tái diễn được định nghĩa là những cơn đau lập lại ít nhất 3 đợt trong vòng trước đó.
Đau bụng cấp ở trẻ em có thể do những nguyên nhân sau ngoại trừ:
A.Viêm phổi
@B. Viêm miệng
C. Lồng ruột
D. Viêm mao mạch dị ứng
E. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn

TRẮC NGHIỆM CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

TRẮC NGHIỆM CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

trac nghiem nhi

 Chọn câu đúng nhất:
1. Sơ sinh đủ tháng khi:
A Trọng lượng thai trên 2500g
B Tuổi thai 280 ngày kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối
C Tuổi thai từ tuần 38- 42
D Chỉ số Apgar trên 7 điểm
E Trẻ đẻ ra có thể nuôi sống được.

2. Hiện tượng vàng da sinh lý thường mất đi ở thời điểm nào:
A 2-3 ngày sau đẻ
B 5-6 ngày sau đẻ
C 7-8 ngày sau đẻ
D 10-12 ngày sau đẻ
E Sau 15 ngày


3.  Triệu chứng nào là bất thường có thể gặp ở trẻ sơ sinh đủ tháng:
A Bướu huyết thanh trên đầu
B Hai vú căng
C Thở trung bình 40-50 lần trong 1 phút
D Vàng da sớm ngày đầu sau đẻ
E Trẻ giảm thân nhiệt 36,5 độ sau đẻ

4. Triệu chứng nào sau đây thường gặp ở trẻ non tháng:
A Trẻ cử động nhiều
B Da mỏng,ửng đỏ, nhiều chất gây
C Da tím
D Bong da
E Móng tay chân dài

5. Bệnh lý đáng ngại nhất đối với trẻ sơ sinh non tháng là:
A Hạ đường máu
B Hạ canxi máu
C Nhiễm trùng sơ sinh
D Bệnh màng trong
E Vàng da

TRẮC NGHIỆM CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

TRẮC NGHIỆM CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

thời kỳ phát triển

Thời kỳ thai là thời kỳ:

A. Từ lúc noãn được thụ tinh cho đến khi sinh
@B. Từ tháng thứ 3 đến lúc sinh
C. Từ tháng thứ 2 đến lúc sinh
D. Từ tháng thứ 4 đến lúc sinh
E. Không câu nào đúng

Thời kỳ bú mẹ hay nhũ nhi bắt đầu từ lúc trẻ 1 tháng cho đến khi:
A. trẻ ngưng bú mẹ
B. trẻ được 18 tháng tuổi
@ C. trẻ được 12 tháng tuổi
D. trẻ được 24 tháng tuổi
E. trẻ được 3 tuổi

Trẻ sinh ra dễ bị các dị tật nếu trong ba tháng đầu của thai kỳ mẹ bị nhiễm các chất độc hoặc nhiễm một số các loại virus vì:
A. Nhau thai trong giai đoạn này rất dễ bị chất độc và các loại virus thâm nhập
@B. Phôi đang trong quá trình biệt hoá
C. Phôi đang trong quá trình lớn lên
D. Chỉ câu A và B đúng
E. Tất cả đều đúng

Tác nhân nào sau đây không thuộc vào nhóm các tác nhân hay gây dị tật cho thai nhi trong 3 tháng đầu (TORCH):
A. Toxoplasma
B. Virus gây bệnh sởi Đức
@C. Retrovirus
D. Cytomegalovirus
E. Herpes simplex

Lý do khiến các bà mẹ lớn tuổi dễ sinh con bị các dị hình nhiễm sắc thể là:
A. Hiện tượng đột biến gen gia tăng theo tuổi
B. Sức đề kháng của mẹ đối với các loại virus gây dị dạng cho thai nhi bị giảm
Các điều kiện về nội mạc tử cung và hóc môn không còn phù hợp cho phôi
@D. Trứng chịu nhiều nguy cơ do phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố có hại*
E. Tất cả đều đúng

PHÁT HIỆN SỚM BÀN CHÂN KHOÈO NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG CHO TRẺ SƠ SINH

PHÁT HIỆN SỚM BÀN CHÂN KHOÈO

Cũng giống nhiều bệnh bẩm sinh khác ở trẻ nhỏ, tật bàn chân khoèo để lại nhiều di chứng xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dáng đi gây tâm lý mặc cảm, tự ti cho trẻ sau này, do đó cần nhận biết tầm quan trọng trong việc phát hiện sớm (sau sinh 1 -2 tuần) để điều trị ngăn ngừa biến chứng.

Phát hiện và lượng giá

Việc phát hiện bàn chân khoèo không phải là một vấn đề khó, nhưng do các mẹ cũng như nhân viên y tế không chú trọng và không biết tầm quan trọng trong việc phát hiện sớm để điều trị sẽ đem lại kết quả rất cao và không để lại di chứng xấu cho trẻ.

-         Bàn chân khép ở phần trước
-         Nghiêng trong (lòng bàn chân xoay vào trong)
-         Gập lòng (bàn chân gập lòng ở cổ chân)

bàn chân khoèo bẩm sinh

                                                                    (Bàn chân khoèo) 

CHỨNG ĐỘT TỬ Ở TRẺ SƠ SINH

     Nguyên nhân gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Theo một nghiên cứu mới đây của tạp chí hiệp hội y khoa Mỹ, các trẻ sơ sinh chết vì chứng đột tử có liên quan tới mức serotonin trong não thấp hơn mức bình thường, trong khi serotonin là chất giúp điều hòa hơi thở, nhịp tim và huyết áp khi ngủ.
Nhóm trẻ sơ sinh là nhóm có nguy cơ bị hội chứng đột tử cao nhất bởi những nguy cơ sau:
  • Trẻ sinh non hoặc sinh ra quá nhẹ cân.
  • Trẻ sinh non hoặc quá nhẹ cân có nguy cơ nhiễm hội chứng SIDS
  • Trẻ thường nằm sấp khi ngủ.
  • Sinh ra từ mẹ dưới 20 tuổi.
  • Nếu bé đầu tiên mẹ sinh cũng nhiễm hội chứng này thì đến bé tiếp theo hoàn toàn có khả năng bị SIDS.
  • Bé trai thường có nguy cơ nhiễm hội chứng này nhiều hơn các bé gái.

   

  Cách để phòng tránh chứng đột tử hiệu quả

Không có cách nào đảm bảo tuyệt đối nhằm ngăn chặn chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, nhưng bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm hội chứng này bằng cách làm theo lời khuyên của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ ( AAP), hãy đảm bảo cho bé một giấc ngủ an toàn sẽ giảm tối đa nguy cơ cho bé khỏi các nguyên nhân dẫn tới SIDS như nghẹt thở, khó thở.
  • Bạn không được để bé ngủ nằm sấp sẽ gây khó thở và thiếu ôxi
  • Không để bé ngủ thời gian dài trong xe hơi hoặc xe đẩy. Điều này đặc biệt quan trọng với các em bé dưới 4 tháng bởi bé có thể bị chết ngạt nếu đầu cuộn về phía trước quá nhiều.
  • Để đảm bảo an toàn sức khỏe cả mẹ và bé, bạn nên có lịch khám thai định kỳ từ trước khi sinh nhằm theo dõi cân nặng, sự phát triển của thai nhi và phòng ngừa nguy cơ sinh non. Đặc biệt, tuyệt đối trong thời gian mang thai, bạn không được hút thuốc, uống rượu hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào khác.
  • Dù là bạn cho bé ngủ chung hoặc đặt nôi, cũi bạn cũng nên đặt bé gần giường của bạn để theo dõi những bất thường và xử lí kịp thời khi bé ngủ.
  • Cho bé ngậm ti giả cũng là cách giúp bé ngủ ngon, sâu giấc và giảm thiểu khả năng bị mắc chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Cho bé đi tiêm chủng đầy đủ và đúng thời gian.
  • Hãy cho bé bú it nhất là 6 tháng. Theo một nghiên cứu lớn của các nhà khoa học Đức, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé 1 tuổi có khả năng giảm tối đa nguy cơ giảm chứng đột tử cho trẻ.


BỆNH SAY NÚI MẠN TÍNH

say núi


Say núi mạn tính (viết tắt là CMS):
 là một bệnh hình thành do người bệnh ở một nơi quá cao trong thời gian quá lâu. Nó còn được biết đến với tên là bệnh Monge, đặt theo tên của một vị bác sĩ, người đầu tiên miêu tả về căn bệnh này vào năm 1925. Trong khi say núi cấp tính xảy ra ngay sau khi leo lên một nơi quá cao, say núi mạn tính có thể xảy ra sau một thời gian rất lâu từ khi sinh sống ở một nơi có độ cao lớn, thậm chí có thể nhiều năm sau thì bệnh mới phát. Ở đây, cần lưu ý rằng trong khi theo y học, chuẩn của "độ cao lớn" là hơn 2.500 mét (8.200 foot), thì phần lớn trường hợp mắc bệnh say núi mạn tính chỉ xảy ra ở các nơi cao hơn 3.000 mét (10.000 foot).

Hai đặc điểm đặc trưng 
của say núi mạn tính là chứng tăng hồng cầu (tức tỉ lệ hồng cầu trong máu tăng cao hơn bình thường) và giảm oxi hóa huyết, cả hai điều này có thể được giải quyết khi chuyển xuống sống ở độ cao thấp hơn. Say núi mạn tính được cho là xảy ra bởi việc cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu hơn bình thường nhằm tăng khả năng chứa ôxi trong điều kiện không khí loãng ở nơi cao, tuy nhiên điều này có thể gây ra chứng đặc máu và sư mất quân bình trong dòng máu chảy qua phổi (bất tương xứng trong tỉ lệ thông khí/ tưới máu). Tuy nhiên, say núi mạn tính cũng được cho là kết quả của quá trình thích nghi của các bệnh phổi và tim trong điều kiện sống ở môi trường thiếu ôxi kéo dài tại những vùng núi cao.

Những triệu chứng thường thấy 
của say núi mạn tính là đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó thở, tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tâm thần, chứng xanh tím, và giãn tĩnh mạch.

Chẩn đoán lâm sàng
cho thấy người bệnh có Hb > 200 g/L, Hct > 65%, và nồng độ ôxi bão hòa trong động mạch (SaO2) < 85% ở cả nam lẫn nữ.

Phương pháp điều trị 
bao gồm việc chuyển xuống sống ở các vùng thấp hơn, điều này sẽ giúp các triệu chứng giảm dần và tỉ lệ hồng cầu dần chuyển về mức bình thường. Biện pháp điều trị tức thời bao gồm trích máu tĩnh mạch, loại bỏ dòng máu đang luân chuyển, giảm tỉ lệ hồng cầu, tuy nhiên các biện pháp này không phải là tốt nhất xét về lâu dài.