CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH THẦN KINH 3

TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH THẦN KINH
Hãy bôi đen chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất hoặc điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa các câu hỏi sau:
Câu 1: Các mặt phẳng cơ bản của cơ thể bao gồm:
  1. Mặt phẳng thẳng, nghiêng, trán.
  2. Mặt phẳng thẳng, nghiêng, chếch.
  3. Mặt phẳng trục, trán, bên.
  4. Mặt phẳng thẳng, nghiêng, bên.
  5. Mặt phẳng thẳng, bên, chếch.
Câu 2: Phương pháp chẩn đoán hệ thần kinh sọ não tốt nhất là:
  1. Siêu âm Doppler màu
  2. X quang thường quy
  3. Cắt lớp vi tính (CLVT)
  4. Cộng hưởng từ (CHT)@
  5. Nhấp nháy đồng vị.
hệ thần kinh


Câu 3: Trên phim chụp sọ thẳng nghiêng, ta có thể thấy:
  1. Các mạch não
  2. Các mạch màng não
  3. Các dấu ấn của mạch màng não@
  4. Các tổn thương của não
  5. Các cấu trúc của não và xoang.
Câu 4: Chụp CLVT là một phương pháp tối ưu trong trường hợp:
  1. Chấn thương sọ não
  2. Đánh giá các ổ chảy máu trong sọ
  3. Chẩn đoán các khối u nội sọ
  4. Đánh giá được các tổn thương xương sọ và não@
  5. Đánh giá đầy đủ hội chứng tăng áp nội sọ.
Câu 5: Mặt phẳng Virchow là giới hạn giữa:
  1. Chuôi mắt  vành tai
  2. Hốc mắt lổ tai
  3. Bờ trên hốc mắt vành tai
  4. Bờ dưới hốc mắt lổ tai@
  5. Nền sọ và hộp sọ.
Câu 6: Các tư thế cổ điển chụp hộp sọ gồm:
  1. Tư thế thẳng, nghiêng
  2. Tư thế thẳng, nghiêng, chếch
  3. Tư thế thẳng, nghiêng, Hirtz
  4. Tư thế thẳng, nghiêng, Hirtz, Schuller
  5. Tư thế thẳng, nghiêng, Hirtz, Towne.@
Câu 7: Vôi hoá khu vực tuyến yên thấy trên phim X quang có thể:
  1. Chẩn đoán chính xác khối u trong tuyến yên
  2. Không có giá trị chẩn đoán khối u trong tuyến yên
  3. Có thể nhầm với khối u của tuyến tùng@
  4. Chỉ thấy được trên phim thẳng
  5. Chỉ thấy được trên phim nghiêng.
Câu 8: Hình khuyết sáng ở hộp sọ trên phim X quang có ý nghĩa:
A.     Tiêu xương hộp sọ,@
B.     Đặc xương hộp sọ,
C.     Loãng xương sọ khu trú,
D.     Xơ xương hộp sọ,
E.      Hình mờ khu trú hộp sọ

Câu 9: Hình mờ ở xương sọ trên phim X quang có ý nghĩa:
A.     Loãng xương hộp sọ
B.     Tiêu xương hộp sọ
C.     Mất vôi hộp sọ.
D.     Đặc xương hộp sọ@
E.      Khuyết xương hộp sọ

Câu 10: Dấu hiệu X quang sau đây có ý nghĩa quan trọng trong tăng áp nội sọ trẻ em:
  1. Giãn khớp sọ,
  2. Dấu ấn ngón tay,
  3. Mất vôi ở bản vuông,
  4. Giãn khớp sọ, phối hợp dấu ấn ngón tay@
  5. Khuyết xương hộp sọ.
Câu 11: Chụp động mạch não trực tiếp ở động mạch cảnh gốc cho thấy được:
  1. Toàn bộ động mạch cảnh gốc.
  2. Động mạch não trong, động mạch não ngoài.@
  3. Động mạch sống nền,
  4. Cả 3 câu trên đều đúng,
  5. A và B đều đúng.
Câu 12: Dấu hiệu quan trọng của thoái hoá cột sống trên X quang thường qui:
  1. Lổ hổng nhỏ dưới mặt khớp,
  2. Trượt ra trước hoặc ra sau,
  3. Có gai các thân đốt,
  4. Loãng xương dưới sụn,
  5. Tất cả đều đúng.@
Câu 13: Hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng trên phim chụp CLVT:
  1. Hình thấu kính 2 mặt lồi@
  2. Hình thấu kính hai mặt lõm
  3. Hình ảnh phù nề mô não
  4. Hình ảnh choán chổ trong mô não
  5. Hình đè đẩy cấu trúc giải phẫu trong sọ.
Câu 14: Phương pháp CĐHA chẩn đoán bệnh lý mạch máu tốt nhất:
  1. Chụp phim X quang thường qui,
  2. Siêu âm Doppler màu,
  3. Chụp Cộng hưởng từ.
D.     Chụp Cắt lớp vi tính.
  1. Chụp mạch máu cắt lớp vi tính (CTA)@
Câu 15: Chụp động mạch não đánh giá tốt nhất:
  1. Bệnh lý của động mạch não,@
  2. Thiếu máu não,
  3. Nhồi máu não,
  4. Nhũn não,
  5. Xuất huyết não.
Câu 16: Khuyết xương sọ hình bản đồ có thể là:
  1. Viêm xương hộp sọ,
  2. Chấn thương sọ não
  3. U màng não,@
  4. U tổ chức bào loại mỡ (Xanthoma),
  5. U đa tuỷ.
Câu 17: Hình vôi hoá trong hộp sọ có ý nghĩa:
  1. U nội sọ.
  2. Dị dạng mạch máu nội sọ.
C.     Viêm não, màng não.
  1. Tăng áp lực nội sọ.
  2. Tham khảo khi chưa có các dấu hiệu khác đi kèm@.
Câu 18: Hình ảnh viêm xoang trên phim khi thấy:
  1. Dày vách xoang.
  2. Mờ xoang toàn bộ.
  3. Mất vách xoang.
  4. Tụ dịch trong xoang.
  5. Tất cả đều đúng@
Câu 19: Thường chỉ định chụp phim X quang hộp sọ khi:
  1. Chấn thương sọ não@
  2. Động kinh
  3. Có dấu thần kinh khu trú
  4. Liệt nữa người
  5. Trẻ em nhỏ < 9 tuổi
Câu 20: Đối với giải phẫu hộp sọ, người ta thường phân chia như sau:
  1. Hộp sọ và nền sọ.
  2. Vòm sọ, nền sọ tầng trước, tầng giữa, tầng sau.
  3. Vòm sọ và nền sọ.@
  4. Nền sọ và tầng trước, tầng giữa, tầng sau.
  5. Tất cả đều không đúng.
Câu 21: Kích thước hố yên:
  1. 5-10; 8-15
  2. 5-11; 8-16
  3. 6-11; 9-16@
  4. 6-10; 9-15
  5. 6-09; 9-14
Câu 22: Vôi hoá nội sọ được hiểu là:
  1. Vôi hoá mô não@
  2. Vôi hoá hộp sọ
  3. Đặc xương
  4. Vôi hoá tĩnh mạch
  5. Tất cả đều sai
Câu 23: Hình ảnh diềm bàn chải của xương sọ là:
  1. Bệnh Kahler
  2. Bệnh Hans Schuller Christian
  3. Bệnh thiếu máu Địa trung hải@.
  4. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
  5. Bệnh Đa u tuỷ
Câu 24: Đường sáng bất thường chạy qua xương sọ là:
  1. Dấu ấn của mô não
  2. Đường nứt xương sọ@
  3. Biểu hiện của tăng áp nội sọ
  4. Mạch máu não
  5. Các rãnh khớp sọ
Câu 25: Các dấu hiệu hình ảnh sau đây không thuộc tăng áp nội sọ:
  1. Giãn khớp sọ
  2. Dấu ấn ngón tay
  3. Mất vôi ở bản vuông
  4. Mỏng xương sọ
  5. Phù gai thị@
Câu 26: Ta không thể thấy trên phim chụp sọ thẳng nghiêng:
  1. Các dấu ấn của mạch não
  2. Các tổn thương của não
  3. Các cấu trúc của não và xoang
  4. Các mạch não@
  5. Các mạch màng não
Câu 27: Trên tư thế cổ điển chụp hộp sọ ta có thể thấy:
  1. Các lổ của hộp sọ
  2. Các đường khớp sọ
  3. Các đường nứt sọ
  4. Các dấu ấn của mạch não
  5. Tất cả đều đúng@
Câu 28: Khuyết xương sọ hình bản đồ có trong bệnh:
  1. Bệnh Kahler
  2. Bệnh Hans Schuller Christian@
  3. Bệnh thiếu máu Địa trung hải.
  4. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
  5. Bệnh Đa u tuỷ.
Câu 29: Phương pháp CĐHA tốt nhất cho ống tuỷ là:
  1. Siêu âm Doppler màu
  2. X quang thường quy
  3. Cắt lớp vi tính (CLVT)
  4. Cộng hưởng từ (CHT)@
  5. Nhấp nháy đồng vị.