CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THI DINH DƯỠNG 1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THI DINH DƯỠNG

trac nghiem dinh duong



Câu 1. Nhóm các chất sinh năng lượng cho cơ thể con người là:
a. Protein, Maltose, Retinol             b. Niacin, glycogen, stearic
c. Oleic, protein, Calci                     d. Maltose, glycogen, palmitic

Câu 2. Hợp chất hóa học nào dưới đây được coi là thành phần quan trọng nhất với mỗi cơ thể sống:
a. Protein                    b. Glucid                     c. Lipid           d. VTM và muối khoáng

Câu 3. Protein thực vật có nhiều nhất trong nhóm thực phẩm nào:
a. Nhóm ngũ cốc        b. Nhóm đậu đỗ         c. Nhóm rau củ          d. Nhóm quả

Câu 4. Các nhóm thực phẩm nào dưới đây được sắp xếp theo mức độ tăng dần về hàm lượng protein (từ trái sang phải):
a. Sữa mẹ, trứng gà toàn phần, gan lợn, thịt bò
b. Trứng gà toàn phần, sữa mẹ, gan lợn, thịt bò      
c. Gan lợn, thịt bò, sữa mẹ, trứng gà toàn phần
d. Thịt bò, sữa mẹ, trứng gà toàn phần, gan lợn

Câu 5. Trong protein của cá có chứa chủ yếu các tiểu phần nào:
a. Casein, albumin, globulin b. Albumin, lactoglobulin, phosphoprotein
c. Elastin, lactoalbumin, globulin    d. Albumin, nucleprotein, globulin

Câu 6. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của protein:
a. Năng lượng cung cấp; VTM và muối khoáng
b. Khả năng sử dụng các acid amin; tính cân đối của các acid amin
c. VTM và muối khoáng; tính cân đối của các acid amin
d. Ý kiến khác


Câu 7. So với protein chuẩn, protein của bột mì, gạo thì thành phần nào dưới đây có hàm lượng rất thấp:
a. Leucin                     b. Lysin                       c. Treonin                   d. Valin

Câu 8 Ở cơ thể người khỏe mạnh, cơ quan nào không có protein:
a. Thận                        b. Mật                         c. Nước tiểu               d. Ý kiến khác


Câu  9. Trong các vai trò sau của protein, vai trò nào được coi là quan trọng nhất:
a. Cấu trúc tạo hình                            b. Chuyển hóa bình thường các chất dd khác
c. Cung cấp NL cho cơ thể               d. Kích thích sự thèm ăn

Câu  10. Các nhóm thực phẩm nào dưới đây được sắp xếp theo mức độ giảm dần về hàm lượng glucid tổng số (từ trái sang phải):
a. Gạo tẻ, đậu Hà Lan, đậu xanh, khoai lang           
b. Khoai lang  , gạo tẻ, đậu xanh, đậu Hà Lan
c. Đậu Hà Lan, đậu xanh, gạo tẻ, khoai lang
d. Đậu xanh, đậu Hà Lan, gạo tẻ, khoai lang

Câu 11. Trong hạt cốc nảy mầm chứa chủ yếu loại đường nào:


Câu 12. Sự thay đổi hàm lượng chất nào trong máu nhiều gây bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết:
a. Glucose                  b. Fructose                 c. Maltose                  d. Lactose

Câu 13. Thành phần nào được xem là thức ăn tốt nhất cho người sau khi mổ, người ốm yếu hoặc bệnh nặng:
a. Saccarose               b. Fructose                 c. Glucose                  d. Lactose

Câu 14. Nhóm các loại đường nào dưới đây được sắp xếp theo mức độ giảm dần về độ ngọt (từ trái sang phải):
a. Saccarose, fructose, glucose, galactose             
b. Fructose, saccarose, glucose, galactose
c. Glucose, saccarose, galactose, fructose
d. Galactose, glucose, fructose, saccarose

Câu 15. Loại đường nào không có tác dụng tăng cholesterol máu:
a. Saccarose               b. Fructose                 c. Glucose                  d. Lactose

Câu 16. Loại glucid nào chỉ có trong cơ thể động vật:
a. Glucose                  b. Saccarose               c. Maltose                  d. Glycogen

a. Ngô, đậu cô ve, thịt bò, sữa mẹ                b. Đậu cô ve, sữa mẹ, thịt bò, ngô   
c. Thịt bò, sữa mẹ, ngô, đậu cô ve                d. Sữa mẹ, thịt bò, đậu cô ve, ngô

Câu 18. Trong cơ thể người, vitamin A tồn tại ở những dạng hoạt động nào:
a. Aldehyd                  b. Acid                        c. Rượu                       d. Cả a, b và c

Câu 19. Vitamin A dễ bị phá hủy trong điều kiện nào:
a. Nhiệt độ nấu bình thường, có ánh sáng    , môi trường kiềm     
b. Môi trường kiềm, tác nhân oxi hóa, có ánh sáng
c. Môi trường acid, có ánh sáng, tác nhân oxi hóa
d. Môi trường kiềm, tác nhân oxi hóa, nhiệt độ nấu bình thường

Câu 20. Dạng vitamin nào vừa được coi như một hormon, vừa được coi như một vitamin:
a. Vitamin A               b. Vitamin D               c. Vitamin C               d. Vitamin B

Câu 21. Khi thiếu vitamin D, trẻ mắc bệnh còi xương do hiện tượng nhiễu loạn về tỷ lệ giữa các chất khoáng nào dưới đây:
a. Ca/Mg                     b. Ca/Zn                      c. Mg/P                       d. Ca/P

Câu 22. Phản ứng chuyển hóa acid amin tryptophan thành dạng hoạt động niacin cần có sự tham gia của vitamin nào:
a. Vitamin B1 b. Vitamin B2 c. Vitamin C               d. Vitamin D

Câu 23. Ở những vùng thực phẩm chủ yếu là ngô, người dân thường bị mắc bệnh viêm da đặc trưng, nguyên nhân chính là trong khẩu phần thiếu:
a. Niacin                     b. Calciferol               c. Tocoferol               d. Retinol

Câu 24. Triệu chứng lưỡi đen là do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nào:
a. Thiamin                   b. Riboflavin              c. Pyridoxal                d. Niacin

Câu 25. Vitamin C dễ bị phá hủy trong điều kiện nào:
a. Môi trường acid, quá trình oxi hóa, nhiệt độ      
b. Môi trường kiềm, quá trình oxi hóa, nhiệt độ
c. Tác dụng của ánh sáng, sự có mặt của Fe hoặc Cu
d. Ý kiến khác

Câu 26. Trong các vitamin sau, nhu cầu cơ thể cần nhiều vitamin nào nhất:
a. Vitamin B1 b. Vitamin C               c. Vitamin D               d. Vitamin A

Câu 27. Nhóm các nguyên tố đa lượng nào dưới đây được sắp xếp theo mức độ tăng dần về hàm lượng theo % trọng lượng cơ thể (từ trái sang phải):
a. Ca, P, K, Na            b. P, K, Na, Ca           c. K, Na, Ca, P           d. Na, K, P, Ca

Câu 28. Nhóm các nguyên tố vi lượng là:
a. I, F, Na, Cu, Zn                                           b. Cu, Co, Mn, Mg, F
c. Zn, F, Mn, Co, I                                         d. Mn, F, Na, Cu, Zn