Blog trắc nghiệm y khoa Blog Trắc nghiệm y khoa
10 / 10 1500 bình chọn

VÌ SAO NGƯỜI Ở VÙNG NÚI CÓ SỐ LƯỢNG HỒNG CAO HƠN NGƯỜI ĐỒNG BẰNG

Ta biết càng lên cao không khí càng loãng, lượng oxi càng thấp. Do vậy, những người ở vùng núi cao nơi lượng oxi trong không khí rất thấp, để thích nghi với điều kiện đó cơ thể chúng ta tự cân bằng cách tăng sinh hồng cầu nhằm cung cấp đủ oxi cho cơ thể sống.

cơ chế tăng sinh hồng cầu:


hồng cầu người ở vùng núi cao


CƠ CHẾ BỆNH SINH - NGUYÊN NHÂN GÂY PHÙ & TRÀN DỊCH


Cơ chế - Nguyên Nhân bệnh sinh của phù và tràn dịch 


*/ Nguyên nhân của phù và tràn dịch là do ứ nước ở khoảng gian bào. 
Cơ chế bệnh sinh của phù và tràn dịch: 

+ Cơ chế thận
+ Cơ chế mao quản 

a/ Cơ chế thận:

+ Chức năng lọc cầu thận giảm song chức năng THT ở ống thận vẫn bình thường : Viêm cầu thận, RLTH(suy tim mất bù).
+ Tăng tái hấp thu do tăng tiết Aldosteron sau mổ, dùng thuốc nhóm corticoid kéo dài 

b/ Cơ chế mao quản:

+ Tăng áp lực thuỷ tĩnh : 
Huyết áp mao mạch tăng, tốc độ chảy máu giảm làm cho nước dễ thấm qua thành mạch ra khoảng gian bào, gặp trong xung huyết tĩnh mạch ( suy tim mất bù, xơ gan …)

+ Giảm áp lực keo huyết tương:
 khi protein huyết tương giảm, đặc biệt là albumin gây hiện tượng phù.gặp trong thận hư nhiễm mỡ (pro niệu nghiêm trọng),đói ăn,các bệnh tiêu hao,xơ gan…

+ Tăng tính thấm thành mao mạch : 
thành mao mạch bị viêm nên cho qua những chất có khối lượng phân tử lớn như protein , dịch phù có chứa nhiều protein làm cho áp lực thẩm thấu keo 2 bên triệt tiêu nhau à áp lực thuỷ tĩnh tự do đẩy nc ra.Cơ chế này tham gia trong các loại phù như do dị ứng, do côn trùng đốt, trong viêm, trong phù phổi…

+ Tăng áp lực thẩm thấu: 
gây ưu trương do đó giữ nc. Cơ quan đào thải muối chủ yếu là thận với sự điều hoà của andosteron,bởi vậy loại phù này hay gặp trong viêm cầu thận,suy thận, hội chứng Cohn.

+ Giảm sức đề kháng của tổ chức: 
Trong cơ thể bình thường mỗi tổ chức có một sức đề kháng nhất định, trong các điều kiện giống nhau thì dịch thấm vào tổ chức lỏng lẻo dễ hơn tổ chức đặc do đó khi giảm sức đề kháng của tổ chức(trường hợp teo tổ chức,giảm chất tạo keo của tổ chức khi đói ăn…) thì phù phát sinh

+ Rối loạn tuần hoàn bạch huyết:
 Một phần dịch gian bào trở về dòng máu theo đường bạch huyết nên khi tắc mạch bạch huyết thì phù phát sinh.

   Trong thực tế lâm sàng thì phù thường do nhiều yếu tố kết hợp với nhau gây ra và trong đó có một yếu tố là chủ yếu. thí dụ trong phù tim yếu tố bệnh sinh chủ yếu là do tăng áp lực thủy tĩnh (do giảm sức co bóp cơ tim).

Hiện nay vai trò của aldosterol đã được khẳng định:khi phù tăng thì nồng độ aldosterol máu và nước tiểu tăng, khi phù giảm thì nồng độ này giảm ->điều trị phù cần hạn chế muối nghiêm ngặt hơn hạn chế nước.

Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
khi lượng nước ứ ở khoảng gian bào không quá 1 – 2 lit, biểu hiện lâm sàng của phù không rõ, đó là trạng thái trước phù , với những dấu hiệu như tăng cân nặng, khuynh hướng máu loãng, giảm nồng độ protein huyết tương ,vv... Khi ứ nước nhiều, phù thể hiện rõ. Đáng chú ý là khi phù toàn thân, theo dõi cân nặng cho ta biết mức độ của phù một cách chính xác.

Phù và tràn dịch ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của tổ chức
dịch phù chèn ép tổ chức, gây rối loạn tuần hoàn tại chỗ, do đó ảnh hưởng không tốt tới chuyển hoá của tế bào. tổ chức phù kém dinh dưỡng nên dễ bị nhiễm trùng. Phù kéo dài gây tăng sinh tổ chức liên kết . Nếu dịch phù ưu trương sẽ phát sinh mất nước tế bào (khát, sốt). Nếu dịch phù nhược trương sẽ phát sinh nhiễm độc nước . rối loạn cân bằng điện giải trong phù có thể gây ra rối loạn cân bằng axit-bazơ. Tuỳ theo vị trí, phù có thể gây nguy hiểm chết người.

c/ Điều trị phù:
Chủ yếu là phải điều trị nguyên nhân gây phù. Ngoài ra có thể kết hợp một số biện pháp nhằm giải quyết trạng thái ứ nước, kiêng muối, rút dịch phù, lợi tiểu, vv...

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM LOÉT DẠ DÀY



Cơ chế bệnh sinh của bệnh loét dạ dày tá tràng, nguyên tắc điều trị.

1.Rối loạn  tiết dịch trong  bệnh sinh loét dạ dày tá tràng

Loét ddày-tá tràng là hậu quả của sự mất cân bằng gia yếu tố tấn công ( acid và  pepsinogen) yếu tố bảo vệ (chất nhầy, HCO3-,   sự tái tạo niêm mạc). trong đó yếu tố tấn công chiếm ưu thế.

1.1 Yếu tố tấn công:

-Pepsin:
Thực nghiệm đã chứng tỏ vai trò gây loét của pepsin, động vật thực nghiệm thường không bị loét khi chỉ có tăng tiết acid, loét sẽ tăng nếu tăng acid phối hợp với tăng pepsin.

-Acid HCl :
Schwann đã nêu “ không có acid không có loét “, thực tế cho thấy không bao giờ gặp loét ở bệnh nhân vô toan, và bằng chứng thuyết phục nhất là vai trò của acid trong hội chứng Zollinger thì 97% có loét và loét ở thấp.

1.2 Yếu tố bảo vệ :    
                                              
-Chất nhầy:
có vai trò ngăn cản acid và pepsin tiếp xúc với bề mặt niêm mạc, ion hydrocarbonat có vai trò trung hòa lượng acid thấm qua lớp nhầy và khả năng tái tạo niêm mạc (2 yếu tố này phụ thuộc vào khả năng tưới máu ), băng chứng là khi bị bỏng rộng mặc dù tiết ít acid nhưng vẫn loét thứ phát cao, loét thứ phát trong sốc chảy máu, loét do sử dụng lâu các corticoid, . Thường hay gây loét ở cao khi yếu tố bảo vệ suy giảm.

2. Các yếu tố nguy cơ :

làm tăng tiết acid và giảm  khả năng bảo vệ

2.1. Yếu tố thể tạng:
 nhóm máu O bị loét cao hơn , nhóm HLA B5, DQ-A1 cũng vậy, một số người bẩm sinh có số tế bào thành cao, nhạy cảm bẩm sinh với các nguy cơ từ ngoại cảnh, nhạy cảm với thuốc kháng viêm , helicobacter

2.2. Yếu tố nội tiết:
tiết nhiều hoặc sử dụng nhiều ACTH , cortisol gây suy giảm hàng rào bảo vệ, glucose máu giảm cũng làm tăng tiết acid.

2.3. Yếu tố thần kinh:
cường phó giao cảm gây tăng co bóp và tiết dịch, rối loạn vận mạch làm giảm bảo vệ niêm mạc, tâm lý cũng có vai trò nhất định.

2.4. Thuốc kháng viêm NSAIDs:
gây tổn thương trực tiếp niêm mạc, hoặc do các sản phẩm chuyển hóa thải trừ qua mật, làm suy giảm hàng rào phòng ngự do tổng hợp PG và NO, ngăn cản qúa trình tái sửa chữa

2.5. Thuốc lá, rượu, stress

2.6. Vi kuẩn :
xoắn khuẩn hecolibacter pylori: enzyme urease của HP tạo ra amniac giúp vi khuân tạo ra môi trường trung tính quanh nó  đồng thời làm tổn thương niêm mạc, HP còn làm tăng tiết acid, , các enzyme protease , VaC của nó cũng có vai trò quan trọng.

3. Nguyên tắc điều trị
Theo cơ chế bệnh sinh,hạn chế nguyên nhân và loại bỏ các yếu tố nguy cơ tạo điều kiện liền vết thương, diệt khuẩn pylori, trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT KST



ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT

1. Loài muỗi truyền rốt rét ở vùng đồng bằng ven biển Việt Nam :
A. Anopheles dirus. 
B. Anopheles minimus
@C. Anopheles sundaicus
D. Anopheles stephensi
E.  Anopheles tessellatus.
2. Sarcoptes scabiei có thể  gây bệnh khắp cơ thể ngoại trừ:
A. Kẻ tay                   
@B. Mặt.                   
C. Quanh rốn.
D. Quanh cơ quan sinh dục.             
E. Mông.
ký sinh trùng chân đốt
3. Ở Việt Nam hiện nay, vai trò quan trọng nhất của chí (Peduculus humanus )là:

A. Truyền bệnh sốt phát ban do Rickettsia.

B. Truyền bệnh sốt hồi quy do Borrelia.

@C. Ngứa có thể gây nhiễm trùng.

D. Truyền bệnh viêm gan B.

E.  gây sốt chiến hào.

4. Đặc điểm sau đây không thấy ở muỗi Anopheles. 
A. Ấu trùng nằm ngang mặt nước khi lên để thở. 
B. Một số loài truyền bệnh sốt rét. 
@C. Con trưởng thành khi đậu thì ngực và bụng song song với vách đậu. 
D. Trứng đẻ rời rạc, có phao ở 2 bên. 
E.  Đa số con trưởng thành có vệt đen ở gân cánh.
 5. Xenopsylla cheopis có vai trò quan trọng trong y học vì:
A. Làm chuột chết nhiều, gây ô nhiễm môi trường.
@B. Truyền bệnh dịch hạch ở chuột, sau đó truyền qua người.
C. Mật độ ký sinh trùng tăng làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
D. Khi dốt người sẽ gây lỡ ngứa ngoài da.
E.  Không quan trọng ở người, chỉ quan trọng ở thú y

RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG

RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG


1.Tăng vận động bao gồm:

Run
Múa giật
Múa vung
Giật cơ
Các tic
Rung cơ
Loạn trương lực cơ
Hc tay chân không yên
Giật mình quá mức
Chứng ngồi nằm không yên
Myorrhythmia.

2. Giảm vân động bao gồm:

H/c parkinson
Mất dùng động tác( mất thực dụng)
Dáng đi gập người
Chậm chạp do nhược giáp
Co cứng.

              TỔNG QUAN

1 CHỨNG NGỒI, NẰM KHÔNG YÊN:

Không thể ngồi yên 1 chổ
Cảm giác bồn chồn bên trong, giảm hoặc mất khi duy chuyển
Các vận động phức tạp và định hình cục bộ hoặc toàn thể
Thường có thể KIỀM CHẾ ĐƯỢC trong thời gian ngắn
Nguyên nhân phổ biến nhất là do quá trình điều trị, đặc biệt thuốc beta block.

2 MÚA VUNG:

Các vận động biên độ lớn ở GỐC CHI
Các vận động vụt tay, chân hoặc ném.
Nguyên nhân phổ biến nhất của múa vung nữa người là đột quỵ.

3 MÚA GIẬT:

Bệnh nhân có thể ngừng vận động. 
Là các vận động tự động KHÔNG ĐỀU, không mục đích, không có nhịp điệu, và không bền bỉ.
Có thể kiềm chế được 1 phần, ngụy trang thành những vận động chủ động bán mục đích.

3 LOẠN ĐỘNG:

Duy chuyển liên tục
Có thể dùng cho bất kỳ vận động tự động, vẫn hay được dùng trong các trường hợp múa vung, hoặc loạn truong lực cơ thứ phát.

4 LOẠN TRƯƠNG LỰC CƠ:

Một vận động bất thường đặc trưng bởi sự co cơ liên tục biểu hiện bởi các tư thế XOẮN VẶN, các động tác lập lại hoặc tư thế bất thường.
Sự biến động rộng về tốc độ, tần số và nhịp điệu.

5 CO THẮT CƠ NỬA MẶT:

Là sự co thắt cơ của cơ mặt 1 bên một cách nhanh, ngắn và lặp lại, có thể tiến triển thành co tjawts liên tục, thường biểu hiện khi bệnh nhân co cơ mặt chủ động và mạnh.

6 GIẬT CƠ:

Các vận động tự ý đột khởi gây ra bởi sự co cơ hoặc ức chế cơ. 
Xảy ra khi nghỉ ngơi và cả đang hoạt động, có thể có nhịp điệu hoặc không có nhịp (giật nhanh).

7 RUNG CƠ:

Run nhỏ hoặc gợi lăn tăn các cơ và thường gặp cơ mặt. 
Phân biệt với rung giật bó cơ trên điện cơ đồ laủng cơ cho sóng đều với bộ 2 hoặc bộ 3.

8 ĐỒNG ĐỘNG:

Một động tác tự ý đi kèm với 1 động tác chủ động.

9 TiC:

 Bao gồm các vận động hoặc âm thanh bất thường, thay đổi về độ nặng theo thời gian.
Thường xuất hiện bởi cảm giác, cảm xúc không thỏa mái và được giải tỏa bằng cách thực hiện động tác. 
Nó có thể kìm nắn được.

10 RUN:

Là động tác đều có nhịp và cùng biên độ 

Nguồn: Thần _Kinh _Học



CHỨNG RUN LÀ DẤU HIỆU BỆNH LÝ GÌ ?

                                                     CHỨNG RUN dấu hiệu bệnh gì? 


Run là tình trạng co cơ nhịp nhàng, CÙNG BIÊN ĐỘ, không tự chủ dẫn đến chuyển động rung lắc ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể. Đây là chứng rối loạn vận động phổ biến nhất. Nó thường ảnh hưởng nhất ở bàn tay nhưng cũng có thể xảy ra ở cánh tay, đầu (lắc đầu), miệng, dây thanh quản (nói run) , thân và chân. Run có thể không liên tục (xảy ra vào những thời điểm riêng biệt,và hoặc có thời gian nghỉ) hoặc liên tục.

Run là phổ biến nhất ở người trung niên và lớn tuổi (hay gặp tổn thương thực thể) mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như nhau. 

Run cũng được phân loại là run nghỉ ngơi (run tĩnh) và run khi vận động (khi chúng ta làm một việc gì đó). Run khi nghỉ ngơi xảy ra khi các cơ được thư giãn, chẳng hạn như khi ngồi yên. Loại run này có thể gặp trong bệnh Parkinson. Triệu chứng run xảy ra khi các cơ đang được chuyển động một cách tự ý.

NGUYÊN NHÂN NÀO CÓ THỂ GÂY RA CHỨNG RUN TAY

Run là do sự phối hợp sai các cử động của các cấu trúc não như hạch nền và tiểu não. Một số dạng run có thể xảy ra trong gia đình hoặc do di truyền, nhưng hầu hết chúng không phải.

    1. Run có thể do một số tình trạng thương tổn thần kinh khác nhau bao gồm nhưng không giới hạn ở bệnh Parkinson, Run sinh lý, loạn trương lực cơ, đột quỵ, đa xơ cứng, run thế đứng, bệnh Huntington. 

   2. Run có thể do thuốc, nhưng không giới hạn ở caffeine, albuterol, lithium, và một số loại thuốc co giật và thuốc chống trầm cảm.

   3. Run cũng có thể được gây ra bởi các tình trạng chuyển hóa như cai rượu, chức năng TUYẾN GIÁP bất thường, bệnh gan hoặc thận hoặc LO ÂU. 

        Điều trị run tay như thế nào?

Việc điều trị chứng run phần lớn phụ thuộc vào NGUYÊN NHÂN ra chứng run và có thể khá đa dạng. Điều trị đầu tiên nhằm mục đích điều trị các nguyên nhân có thể đảo ngược, như thuốc và điều chỉnh lối sống.

 Các phương pháp bao gồm sử dụng thiết bị thích ứng hoặc liệu pháp vận động. Thuốc cũng có thể được sử dụng nếu tình trạng run vẫn còn gây khó chịu. Thuốc tiêm Botulinum có thể được sử dụng cho một số chứng run nhất định, đặc biệt là đối với chứng run của đầu và cổ. Các dạng run khác có thể cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.

         Bạn có thể mong đợi điều gì? 

Run tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây cản trở đến các công việc và cuộc sống hàng ngày. Run cũng có thể gây khó chịu về mặt xã hội và có thể khiến mọi người hạn chế các hoạt động của mình để tránh xấu hổ hoặc tự ý thức. 

Run do tình trạng thoái hóa thần kinh (thường gặp người lớn tuổi, hoặc chấn thương thần kinh..) thường sẽ trầm trọng hơn theo tuổi tác. Tuy nhiên, run cơ năng, run do thuốc và run sinh lý thường không xấu đi theo thời gian và thực sự có thể cải thiện hoặc giải quyết nếu nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Nguồn: Thần_Kinh_Học



NGƯỜI GIÀ CÓ NÊN TẬP THỂ DỤC VÀO BUỔI SÁNG SỚM !

  
 

 Chúng ta, quan niệm rằng thể dục vào buổi sáng luôn tốt cho sức khỏe và thuận tiện cho thời gian công việc. Điều đó hoàn toàn không đúng, đặc biệt đối với những người lớn tuổi (trên 50 tuổi). như ta biết ở tuổi trên 50 cơ thể chúng ta đã bước sang giai đoạn lão hóa, mà trong đó hệ Tim - Mạch cũng không ngoại lệ, các mạch máu đã bắt đầu bị xơ vữa, không còn mềm dẽo, sức co dãn trở nên kém hơn (đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh cao HA ở người gìa mà tỷ lệ này ở nước ta khá cao chiếm đến 60 -70%).
Do vậy, vào lúc sáng sớm thời tiết bên ngoài nhiệt độ rất thấp so với nhiệt độ phòng, nên khi chúng ta ra bên ngoài cho buổi tập thể dục vô tình tạo nên sự thay đổi thân nhiệt đột ngột, điều này vô cùng nguy hiểm cho những người già, như ta đã nói ở trên hệ tim mạch ở người lớn rất kém do lão hóa của tuổi tác (có thể do bệnh lý kèm theo) sẽ gây nên các đột quỵ nguy hiểm:
- Đột quỵ
- Tai biến mạch máu não
- Nhồi máu cơ tim cấp
Do vậy, việc tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng sớm của người già là không tốt. Ngoài ra, cơ thể chúng ta qua một đêm sẽ trở nên đói bụng, thiếu nước và vận động ngoài trời lạnh. đây cũng là nguyên nhân gây hạ đường huyết, nhồi máu cơ tim cấp.
          Vậy việc vận động thể dục của người lớn tuổi sẽ tốt hơn khi được vận động vào những buổi chiều (tầm 17h - 18h) khi mà nhiệt độ bên ngoài xuống thấp và phù hợp với nhịp sinh học của người già. Hình thức vận động ưu tiên nên chọn lọc là đi bộ, thái cực quyền, bài tập dưỡng sinh.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY VÀNG DA

                     Xem Thêm:  Y HỌC BỐN PHƯƠNG: NGUYÊN NHÂN GÂY VÀNG DA

 Tùy theo từng giai đoạn, nguyên nhân ta chia vàng da làm 3 thời điểm khác nhau như sau: + VÀNG DA TRƯỚC GAN: hay còn gọi là vàng da du...



CÁCH GẮN ĐIỆN CỰC VÀ CÁC KIỂU ĐẠO TRÌNH TRONG EEG

 










LÀM SAO ĐỂ BIẾT CÁCH NHẬN DIỆN SỚM BỊ ĐỘT QUỴ NÃO.

                                            NHẬN DIỆN SỚM BỊ ĐỘT QUỴ NÃO

Đột Quỵ não là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các nguyên nhân, và để lại hậu quả nặng nề như: 

- Yếu liệt gây mất khả năng lao động.
- Ảnh hưởng phát âm (nói ngọng, mất khả năng ngôn ngữ).
- Suy giảm trí nhớ, Sa sút trí tuệ.

Do vậy, ngoài các biện pháp dự phòng khác thì nhận biết sớm các dấu hiệu của Đột Quỵ Não sẽ giúp chúng ta có hướng cấp cứu và điều trị sớm giúp tránh Tử vong và không để lại di chứng tàn tật.

Nhận Biết Sớm Đột Quỵ Não:

Khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau:

- Yếu tay, hoặc chân cùng bên.
- Méo mặt, liệt mặt.
- Nói khó, nói ngọng.


Vậy khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng như trên, thì không nên trì hoãn mà cần đến Cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. Vì thời gian xử trí trong Đột Quỵ Não là rất quan trọng. Người Ta đưa khẩu hiệu bằng chữ "T" = "TIME" = "Thời Gian Là Não"

QUI TRÌNH ĐO ĐIỆN NÃO THƯỜNG QUI

                                               Quy trình ghi điện não thường quy


* Chuẩn bị bệnh nhân:


·        Cần gội sạch đầu và để khô tóc trước khi ghi điện não

·        Ngừng hoặc không dùng các loại thuốc, đặc biệt các loại thuốc an thần ít nhất trước đó 3 ngày. Tuy nhiên đối với thuốc chống động kinh không nhất thiết phải ngừng.

·        Trước khi đặt các điện cực, da đầu phải được làm sạch để giảm trở kháng chỗ tiếp xúc giữa điện cực và da đầu.

·        Giải thích cho người bệnh yên tâm và hợp tác tốt

·        Người bệnh nên ở tư thế tư giãn và thoải mái nhất

·        Lắp điện cực

·        Lọc nhiễu


 * Yêu cầu đối với phòng ghi điện não:


·        Yên tĩnh, xa nơi phát sóng vô tuyến

·        Các dụng cụ và thiết bị trong phòng đều cách điện

·        Ánh sáng vừa phải

·        Có dây tiếp đất tốt và an toàn

·        Có điều hòa mát và ấm để duy trì nhiệt độ phòng ổn định ở mức 20-24 độ C

·        Có ổn áp duy trì dòng điện ổn định và an toàn

·        Có giường hoặc ghế ghi điện não phù hợp.


 * Quy trình:


·        Trong quá trình ghi điện não, yêu cầu người bệnh thực hiện nhiều lần mở mắt và nhắm mắt để đánh giá đáp ứng, tiếp theo làm nghiệm pháp thở sâu trong 3 phút và cuối cùng thực hiện nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng với mục đích hoạt hóa các hoạt động kịch phát tiềm ẩn. Ngoài ra tùy từng yêu cầu cụ thể có thể tiến hành một số nghiệm pháp hoạt hóa khác: kích thích tiếng động, nghiệm pháp đọc, tính nhẩm, kích thích cảm giác bản thể, vận động, ngủ.

·        Quy trình cụ thể:

-         Ghi trong 3 phút ở chuyển đạo đơn cực, nhắm mở mắt 1 lần

-         Ghi trong 3 phút tiếp theo trên đạo trình ngang, kích thích ánh sáng 3 lần: 2 lần khi nhắm mắt và 1 lần khi mở mắt ở tần số 18Hz

-         Tiếp theo bệnh nhân thở sâu trong 3-5 phút tiếp theo trên đạo trình dọc, bệnh nhân nhắm mắt

-         Sau thở sâu ghi tiếp 3 phút rồi kết thúc.




CHỈ ĐỊNH ĐO ĐIỆN NÃO

CHỈ ĐỊNH:

 Phương pháp đo điện não đồ là phương pháp phổ biến và hiệu quả giúp phát hiện được các rối loạn chức năng của não bộ trong các bệnh lý thần kinh, tầm soát bệnh sớm ở não. Cụ thể như sau:

  • Chẩn đoán và theo dõi biểu hiện động kinh hay các rối loạn co giật khác;
  • Hỗ trợ trong việc chẩn đoán chết não;
  • Đánh giá mức độ thức tỉnh của bệnh nhân trong quá trình gây mê

Ngoài ra, đo điện não đồ còn có thể theo dõi chức năng não trong các bệnh lý khác như:

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN:

  • Gội đầu sạch sẽ đêm trước ngày đo điện não đồ. Không sử dụng dầu dưỡng tóc hay gel tạo nếp tóc, nói chung là không sử dụng các hoá chất bảo vệ tóc;
  • Không nên uống cà phê trong ngày đo điện não đồ;
  • Báo cáo cho bác sĩ nếu người bệnh đang dùng thuốc hoặc có đặt máy tạo nhịp;
  • Nếu đo điện não giấc ngủ thì người bệnh cần phải thức khuya, dậy sớm vào tối hôm trước (tức là ngủ lúc 0 giờ và dậy lúc 3 giờ sáng). Trong quá trình chờ đo điện não đồ thì bệnh nhân không được ngủ.

ĐẠO TRÌNH LƯỠNG CỰC: