CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ - ĐẠI CƯƠNG KST
1.
Tìm đặc điểm chính
của mối liên hệ ký sinh?
A. Sự sống chung giữa 2 sinh vật không bắt buộc, khi sống chung cả hai đều có lợi.
B. Sự sống chung giữa 2 sinh vật bắt buộc và cả
hai cùng có lợi.
C. Sự sống
chung giữa 2 sinh vật bắt buộc. Khi sống chung 1 sinh vật có lợi, một sinh vật
bị hại.
D. Sự sống
chung giữa 2 sinh vật bắt buộc, một sinh vật có lợi, một sinh vật không có lợi
nhưng không bị hại.
E.
Sự sống chung giữa 2
sinh vật không bắt buộc, khi sống chung cả hai đều không có lợi.
2.
Ký sinh trùng có đời
sống hoại sinh khi:
A. Sống ở ngoại cảnh, sử dụng chất hữu cơ từ thực vật mục nát hoặc xác động vật.
B. Sống ở cơ thể ký chủ, sử dụng
chất bã của ký chủ làm nguồn thức ăn.
C. Không gây bệnh ở người khỏe
mạnh.
D. Chỉ gây bệnh ở
người có các yếu tố nguy cơ như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, ...
E. Gồm các đặc điểm trên.
3.
Ký sinh trùng có đặc điểm hình thể nào sau đây:
A. Tất cả đều có kích thước rất nhỏ, chỉ nhìn thấy được ở kính hiển vi.
B.
Có hình thể giống nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển.
C.
Có hình dạng rất giống nhau trong một nhóm phân loại.
D.
Hình thể và kích thước KST rất khác nhau tùy loài và tùy giai đoạn phát triển
A. Trọn chu trình phát triển không có sự thay đổi hình dạng, chỉ thay đổi kích thước.
B. Trọn chu trình
phát triển có thể có sự thay đổi ký chủ.
C. Trọn chu trình
phát triển có thể có sự thay đổi hình dạng.
D. Trọn chu trình
phát triển chỉ xảy ra trên 1 ký chủ.
E. Các đặc điểm trên
phù hợp theo từng loài KST.
5.
Chu trình phát triển
gián tiếp của KST đường ruột mang đặc điểm nào sau đây:
A. KST phải qua ký chủ trung gian trước khi xâm nhập vào ký chủ vĩnh viễn khác.
B. KST khi rời
cơ thể ký chủ, cần phải có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh mới có khả năng lây
nhiễm cho người lành.
C. KST khi rời khỏi cơ thể ký chủ đã có thể lây
nhiễm.
D. KST cần chuyển
đổi giai đoạn từ trứng sang ấu trùng ở ngoại cảnh mới có thể lây nhiễm.
E. A và D đúng.
6.
KST giữ vai trò
truyền bệnh khi:
A. Đưa mầm bệnh vào cơ thể người khi chích hút máu.
B. Tải mầm bệnh đến
làm vấy bẩn thức ăn, nước uống.
C. Không sống liên
tục trên cơ thể ký chủ.
D. A và B đúng.
E. A, B và C đúng.
7.
KST đóng vai trò
gây bệnh khi:
A. Sống liên tục trên cơ thể ký chủ.
B. Sống và gây bệnh
ở da và niêm mạc của ký chủ.
C. Sống và gây bệnh
ở máu và các nội tạng của ký chủ.
D. B và C đúng
E. A, B và C đúng.
8.
Một loại KST không liên tục sống ký sinh trên cơ thể ký chủ,
gây hại chủ yếu cho ký chủ bằng hình thức nào sau đây:
A. Chiếm thức ăn của ký chủ.
B. Gây kích thích,
gây ngứa.
C. Vận chuyển mầm
bệnh vào cơ thể ký chủ.
D. B và C đúng.
E. A, B và C đúng.
9.
Nội KST có thể gây
hại cho thể bằng các hình thức:
A. Chiếm thức ăn.
B. Tiết độc tố.
C. Chèn ép các cơ
quan chung quanh nơi KST sống ký sinh.
D. Gây thay đổi tế
bào nơi KST sống ký sinh.
E. Tất cả các tác hại
trên.
10.
Số lượng tế bào ở
vùng ký sinh trùng sống ký sinh tăng lên rất nhiều là sự thay đổi tế bào ký chủ
theo dạng:
A. Tăng sản.
B. Chuyển sản.
C. Tân sinh.
D. Tăng sản và tân
sinh.
E. Tăng sản và
chuyển sản.
11.
Yếu tố nào sau đây
giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của KST:
A. pH thấp của dạ dày, âm đạo.
B. Lysozym trong
nước bọt, sữa mẹ…
C. IgA trong dịch
tiêu hóa.
D. Acid béo của
da.
E. Tất cả các yếu tố
trên.
12.
Thực bào thuộc cơ
chế nào sau đây trong các cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của KST:
A. Đề kháng tự nhiên, không cần sự tiếp xúc trước với KST.
B. Miễn dịch mắc
phải, chuyên biệt với KST.
C. Là hàng rào cơ học của cơ thể.
D. Là hàng rào hóa
học của cơ thể
E. Thuộc cơ chế khác với các cơ chế trên
13.
Sự gia tăng bạch
cầu đa nhân ưa acid đếm được trong máu thường có liên quan đến bệnh nào sau đây:
A. Bệnh KST đường ruột.
B. Bệnh ấu trùng
di chuyển.
C. Bệnh dị ứng.
D. Bệnh ký sinh
trùng lạc chủ.
E. Tất cả các trường
hợp trên.
14.
Trong các loại tế
bào thực bào, loại nào đóng vai trò quan trọng trong sự thực bào:
A. Tế bào lympho.
B.
Bạch cầu ưa kiềm.
C.
Bạch cầu trung tính.
D.
A và C đúng.
E.
B và C đúng.
15.
Trong các loại tế
bào thực bào, loại nào đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch mắc phải:
A. Tế bào lympho.
B.
Bạch cầu ưa kiềm.
C.
Bạch cầu trung tính.
D.
A và C đúng.
E.
B và C đúng.
16.
Xét nghiệm trực
tiếp để chẩn đoán bệnh do KST có thể tìm thấy:
A. KST ở giai đoạn con trưởng thành.
B.
KST ở giai đoạn ấu trùng.
C.
KST ở giai đoạn trứng.
D.
B và C đúng.
E.
A, B và C đúng.
17.
Yếu tố nào sau đây
góp phần quan trọng trong sự tồn tại và phát triển bệnh KST ở Việt Nam?
A. Khí hậu nóng & ẩm giúp sự phát triển của KST truyền bệnh.
B.
Thói quen ăn uống của người dân.
C.
Điều kiện sinh sống của người dân.
D.
Ý thức giữ vệ sinh công cộng chưa cao.
E. Tất
cả các yếu tố trên.
18.
Loài sinh vật nào
sau đây không thuộc KST truyền bệnh:
A. Anopheles minimus.
B.
Xenopxylla cheopis.
C.
Sarcoptes scabiei.
D.
Aedes agypti
E.
Musca domestica.
19.
Loài sinh vật nào
sau đây được xem là ký chủ trung gian của bệnh KST.
A. Musca domestica.
B.
Sarcoptes scabiei.
C.
Phthirus inguinalis.
D.
Ceratophyllus fasciatus.
E.
Cimex lectularius.
20.
Đất ô nhiễm phân có thể là nguồn nhiễm các ký sinh
trùng sau đây, trừ:
A. Trứng Ascaris lumbricoides.
B.
Ấu trùng Trichinella spiralis
C.
Ấu trùng Strongyloides stercoralis.
D.
Trứng Toenia saginata
E.
Ấu trùng Necator americanus.
21.
Xét nghiệm gián tiếp bệnh ký sinh trùng gồm các phương
pháp sau, trừ:
A. Phản
ứng ngưng kết hồng cầu.
B. Phản ứng miễn dịch men (ELISA).
C. Tập trung ký sinh
trùng bằng phương pháp thích hợp.
D. Miễn dịch điện di.
E. Gây bệnh KST thực nghiệm ở thú.
22.
Một loại KST chỉ sống ở một cơ quan nhất định của ký chủ,
KST này:
A. Có tính đặc thù về nơi ký
sinh hẹp.
B. Có tính đặc thù về ký chủ
hẹp.
C. Có thể lạc chủ và gây bệnh.
D. Có tính đặc thù về nơi ký
sinh rộng.
E. Có tính đặc thù về ký chủ
rộng.
23.
Một ký sinh trùng đường ruột có chu trình trực tiếp - ngắn
khi:
A. Vừa rời khỏi ký chủ đã có
khả năng lây nhiễm ngay.
B. Sau khi rời ký chủ có 1
giai đoạn sống ở ký chủ trung gian.
C. Sau khi rời cơ thể ký chủ
cần chuyển sang sống ở 2 ký chủ trung gian thuộc 2 loài khác nhau.
D. Sau khi rời ký chủ, cần 1
thời gian phát triển tiếp ở ngoại cảnh.
E. Trọn đời chỉ sống ở 1 ký
chủ duy nhất.
24.
Tác động gây hại chính của KST sống hoại sinh ở đường ruột
người:
A. Chiếm thức ăn.
B. Gây tổn thương niêm mạc
ruột.
C. Gây tắt ruột.
D. Kích thích niêm mạc ruột
gây tiêu chảy.
E. Chỉ gây tác hại khi có sự
mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột hoặc có những yếu tố nguy cơ.
25.
KST đường ruột, có giai đoạn xâm nhập mô, có thể gây các
xáo trộn cơ thể ký chủ biểu hiện bởi:
A. Gây thiếu máu.
B. Gây tăng bạch cầu đa nhân
trung tính.
C. Gây tăng bạch cầu đa nhân
toan tính.
D. Gây tăng bạch cầu đa nhân
kiềm tính.
E. Gây giảm bạch cầu đa nhân
toan tính.
26.
KST đường ruột nào sau
đây có chu trình phát triển trực tiếp dài?
A. Enterobius vermicularis
B.
Entamoeba histolytica
C.
Toenia solium
D.
Ascaris lumbricoides
E.
Fasciolopsis buski
27.
Cho biết một loại KST sống hội sinh ở đường tiêu hóa của
người................................... ...........................................................................................................................................
28.
Ngoại KST thường sống ký sinh ở .....................................................của
ký chủ, thí dụ:......................................................................................................................................
29.
Nội KST có thể sống ký sinh ở..................................................................của
ký chủ, thí dụ:......................................................................................................................................
30.
Ký chủ trung gian là ký chủ tương ứng với sự phát triển của
KST ở giai đoạn:...................................................................................................................................thí
dụ:.................................................................................................................................
31.
Ký chủ chính là ký chủ tương ứng với sự phát triển của
KST ở giai đoạn ..........................................thí dụ:.......................................................................................
32.
Đề nghị 1 biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập KST từ ký chủ
trung gian vào người:.................................................................................................................................
33.
Vai trò chính của tác nhân truyền bệnh cơ học là...........................................................
cho thí dụ 1 KST là tác nhân truyền bệnh cơ học:.............................................................
34.
Khác biệt chính của tác nhân truyền bệnh cơ học và tác nhân
truyền bệnh sinh học là ...........................................................................................................................................
35.
Trọn chu trình phát triển của Pediculus humanus xảy ra ở
người, vậy KST này cần ...........ký chủ trong chu trình phát triển.
36.
Trong chu trình phát triển của một KST đường ruột cần 1 đến
2 ký chủ trung gian, KST này có chu trình phát triển
........................................................................................
37.
Để sinh sản và phát triển, KST cần lấy nguồn dinh dưỡng từ
ký chủ nhưng không sống liên tục trên cơ thể ký chủ, đây là loại
KST.......................................................................
38.
Đề nghị một biện pháp thích hợp để cắt đường lây nhiễm của
một KST có chu trình phát triển trực tiếp-dài:.......................................................................................................
39.
Cho thí dụ 1 loại KST có ký chủ chính là người hoặc động
vật và có giai đoạn sống ký sinh ở ký chủ trung gian là cá nước ngọt:..........................................................................
40.
pH thấp của dạ dày và dịch âm đạo là cơ chế đề kháng....................của
cơ thể, giúp cơ thể chống lại ....................................của KST.
41.
Cho biết 3 đặc điểm chính của đáp ứng miễn dịch của ký chủ
với ký sinh trùng:
(1).......................................................................................................................................
(2).......................................................................................................................................
(3).......................................................................................................................................
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
1. C
|
6. E
|
11. E
|
16. E
|
21. C
|
2. E
|
7. E
|
12. A
|
17. E
|
22. A
|
3. D
|
8. D
|
13. E
|
18. C
|
23. A
|
4. E
|
9. E
|
14. C
|
19. D
|
24. E
|
5. A
|
10. A
|
15. A
|
20. B
|
25. C
|
Đáp án phần điền vào chổ trống.
26
|
Entamoeba coli,
hoặc Iodamoeba butchlii…..
|
|
27.
|
Da
|
thí dụ: nấm da, cái ghẻ
|
28.
|
Gan
Máu
………….
|
Clonorchis
sinensis
Plasmodium sp.
…………………
|
29
|
Ấu trùng
|
Toenia saginata
ở bò.
|
30
|
Con trưởng thành
|
Toenia saginata
ở ruột người
|
31
|
Nấu chín thức
ăn, nước uống.
………………………………
|
|
32.
|
vận chuyển mầm
bệnh
|
Ruồi nhà.
|
33.
|
KST có sự chuyển
đổi giai đoạn ở cơ thể tác nhân truyền bệnh sinh học.
|
|
34.
|
Một.
|
|
35.
|
Gián tiếp.
|
|
36.
|
KST ký sinh tạm
thời.
|
|
37
|
Điều trị bệnh
cho ký chủ trung gian
/ diệt ký chủ
trung gian
|
|
38.
|
Clonorchis
sinensis.
|
|
39.
|
Tự nhiên
|
Chống sự xâm
nhập và cố định của KST.
|
40.
|
(1) Không hoàn
toàn
(2) Chỉ bảo vệ
cơ thể chống bội nhiễm
(3) Sự đề kháng
biến mất khi KST được loại trừ.
|