CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 1

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

Câu 1: So sánh ảo tưởng và ảo giác. Cho ví dụ?

Tri giác là một quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính riêng biệt của sự vật, hiện tượng, để nhận thức được một cách toàn bộ, thống nhất các sự vật hiện tượng ấy.
a)      Giống nhau:
-        Đều là rối loạn cảm giác.
-        Đều phân loại theo giác quan

tâm thần ảo giác

b)      Khác nhau:


Ảo tưởng
Ảo giác
Định nghĩa
Là tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật hay một hiện tượng bên ngoài.

Là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan.
Bản chất
Tri giác nhầm về sự vật có thực
Tri giác không có đối tượng
Xuất hiện
Có thể xuất hiện ở người bình thường trong những điều kiện làm việc trở ngại quá trình tri giác như: không chú ý đầy đủ, ánh sáng lờ mờ, tiếng nói không rõ ràng, quá mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi, chờ đợi lâu.
-        Là triệu chứng loạn thần gặp trong các bệnh loạn thần khác nhau, không bao giờ gặp ở người bình thường.
-        Có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ.
Mất đi
Ở người bình thường, ảo tưởng nhanh chóng mất đi khi các điều kiện trở ngại không còn nữa
-        Xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân.
-        Ảo giác có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình)
Phân loại
-        Phân loại theo giác quan: ảo tượng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo tưởng vị giác, khứu giác...
-        Phân loại theo trạng thái bệnh lý:
+        Ảo tưởng cảm xúc.
+        Ảo tưởng lời nói
+        Ảo ảnh kỳ lạ.
-        Theo giác quan: ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo giác xúc giác, ảo giác nội tạng.
-        Theo hình tượng kết cấu: ảo giác thô sơ, ảo giác phức tạp.
-        Theo nhận thức, thái độ của BN đối với ảo giác: ảo giác thật, ảo giác giả.
Thí dụ
-        Nhìn dây thừng tưởng là con rắn.
-        Ngửi thấy mùi thối trong cơm, ăn thấy đắng

Câu 2: So sánh ảo giác thật và ảo giác giả? Cho ví dụ.
a)      Giống nhau: đều là ảo giác:
-        Cảm giác, tri giác như có thật về 1 sự vật, 1 hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan
-        Xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân.
-        Có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình)
-        Có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ.


b)      Phân loại theo nhận thức và thai độ của BN đối với ảo giác:


Ảo giác thật
Ảo giác giả
Nhận thức
-        BN tiếp nhận ảo giác như những hiện tượng, sự vật có thật trong thực tại.
-        Không nghi ngờ về tính có thật của ảo giác.
-        Không phân biệt ảo giác với sự vật thật
-        BN xem ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng không giống với thực tại.

-        Nghi ngờ về tính có thật của ảo giác.

-        Phân biệt ảo giác với sự vật thật.
Nguồn gốc
Thường từ bên ngoài, hiện thực khách quan nên sự vật cụ thể rõ ràng.
BN thấy ảo giác xuất hiện trong chủ quan bên trong tư duy, trí tưởng tượng của mình nhiều hơn là trong thực tại khách quan nên hay thấy các hình ảnh hay biểu tượng không rõ ràng, mơ hồ.
Tính chất chi phối
Không nghĩ rằng có ai làm ra ảo giác, bắt mình phải tiếp thu.
Luôn mang tính chất bị chi phối (do người khác làm ra): BN cho rằng có người nào đó gây ảo thị cho mình, làm cho ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng...
Phân loại
-        Ảo thanh.
-        Ảo thị
-        Ảo vị và ảo khứu
-        Ảo giác xúc giác.
-        Ảo giác nội tạng và ảo giác về sơ đồ cơ thể.
-        Các ảo giác đặc biệt: ảo thanh chức năng, ảo giác lúc giờ thức giấc ngủ.
-        Ảo thanh giả.
-        Ảo thị giả
-        Ảo giác giả vận động.
Ví dụ
Vừa nghe vòi nước chảy, vừa nghe nước dặn dò
Tiếng người nói trong đầu không rõ đàn ông hay đàn bà, lạ quen...


Câu 3: So sánh ám ảnh và hoang tưởng? Cho ví dụ.

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức, có đặc tính phản ánh thực tại khách quan một cách gián tiếp và khái quát từ đó có thể nắm được bản chất và quy luật phát triển của sự vật.
a)      Giống nhau: Ám ảnh và hoang tưởng đều là các hình thức rối loạn nội dung tư duy.
b)      Khác nhau:


Ám ảnh
Hoang tưởng
Định nghĩa
Là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, BN còn biết phê phán ý tưởng đó là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng ấy đi nhưng không xua đuổi được.

Là những ý tưởng phán đoán sai, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, BN cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích đả thông được.
Chỉ mất đi khi bệnh khỏi hay thuyên giảm
Đặc điểm xuất hiện & tính chất chi phối
-        Luôn luôn xuất hiện trong ý thức BN với tính chất cưỡng bức, không chi phối cảm xúc, hành vi BN.
-        Ít khi xuất hiện riêng lẻ, thường kết hợp với nhiều hiện tượng ám ảnh khác (về cảm xúc, hành động, trí nhớ....) để hình thành hội chứng ám ảnh.
-        Là triệu chứng chủ yếu của bệnh loạn thần, chi phối cảm xúc, hành vi BN.
-        Thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của BN, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành phần hoạt động tâm thần khác.
Phân loại
-        Ý tưởng ám ảnh.
-        Ám ảnh sợ.
-        Xu hướng, hành vi ám ảnh
-        Hoang tưởng suy đoán
-        Hoang tưởng cảm thụ
Gặp trong
Tâm căn ám ảnh, tâm căm suy nhược TT, giai đoạn đầu của TTPL
TTPL và các bệnh loạn thần khác: LT trước tuổi già, LT do TBMMN
Điều trị:
LPTL
An thần
Ví dụ
Người thợ may có ý tưởng ám ảnh bỏ quên kim hay vải vụn trong đường khâu, luôn tháo đường khâu để xem lại


Câu 4: So sánh hoang tưởng suy đoán và hoang tưởng cảm thụ? Cho ví dụ.

*        Hoang tưởng:
-        Là những ý tưởng phán đoán sai, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, BN cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích đả thông được.
-        Chỉ mất đi khi bệnh khỏi hay thuyên giảm.
*        Phân loại hoang tưởng theo phương thức kết cấu:


Hoang tưởng suy đoán
Hoang tưởng cảm thụ
Nội dung hoang tưởng
Vô cùng phong phú, tất cả ước mơ, khuynh hướng, lo lắng, sợ hãi của con người đều có thể trở thành chủ đề hoang tưởng
Phong phú,
Nguồn gốc
Nguyên phát: thường xuất hiện không liên quan với ảo giác, ảo tưởng hay các rối loạn tri giác khác
-        Thứ phát: xuất hiện sau các rối loạn của tri giác hay cảm xúc hay ý thức.
Tính chất, đặc điểm xuất hiện.
-        Xây dựng thuần tuý theo logic lệch lạc của BN. Biểu hiện:
+        Sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên quan nội tại giữa các sự vật và hiện tượng.
+        Khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy chưa trưởng thành của BN.
-        Thường là những hoang tưởng chi ly dai dẳng, phát triển thành hệ thống.
-        BN không có logic lệch lạc







-        Ý tưởng rời rạc, không kế tục.
RL cảm xúc đi kèm
-        Lo lắng, sợ hãi, ghen tuông...
-        Tự ti.
-        Tự cao.
Cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng, ngơ ngác.
RL hành vi đi kèm
Rối loạn nhiều
Có rối loạn
Nhân cách
Làm biến đổi nhân cách một cách sâu sắc
Nhân cách không bị biến đổi nhiều
Phân loại
-        Nhóm hoang tưởng bị truy hại, bị chi phối.
-        Nhóm hoang tưởng tự tin, tự phủ định.
-        Nhóm hoang tưởng khuêch đại.
-        Hoang tưởng nhận nhầm.
-        Hoang tưởng gán ý.
-        Hong tưởng đóng kịch.
-        Hoang tưởng biến hình bản thân.
-        Hoang tưởng kỳ quái
Gặp trong
TTPL
TTPL
Tiên lượng
Nặng
Nhẹ hơn

*        Notes: khi học lâm sàng, thầy sẽ hỏi các giai đoạn hình thành hoang tưởng: Khí sắc HT à Tri giác HT à Suy đoán HT à Hoang tưởng kết tinh à HT tan biến.

Câu 5: Mô tả hội chứng tâm thần tự động? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?

-        Hội chứng tâm thần tự động:
+        Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình đã bị bộc lộ, bị đánh cắp, do người khác làm sẵn đặt vào...
+        Cảm giác tự động: người khác gây cho BN các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau, đói, khát...)
+        Vận động tự động: người khác dùng tay mình để mở cửa, dùng lưỡi của mình để nói.

Câu 6: Mô tả hội chứng Paranoid? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?

a)      Hội chứng Paranoid: gồm có 3 thành phần:
-        Hoang tưởng các loại không có hệ thống: bị truy hại, bị chi phối, ghen tuông...
-        Ảo giác giả (có thể có ảo giác thật nữa)
-        Hội chứng tâm thần tự động:
+        Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình đã bị bộc lộ, bị đánh cắp, do người khác làm sẵn đặt vào...
+        Cảm giác tự động: người khác gây cho BN các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau, đói, khát...)
+        Vận động tự động: người khác dùng tay mình để mở cửa, dùng lưỡi của mình để nói.

b)      Thường gặp trong:
-        Bệnh tâm thần phân liệt.
-        Các bệnh loạn thần khác: động kinh, loạn thần triệu chứng, loạn thần phản ứng...

c)      Trong hội chứng nếu nhân tố hoang tưởng nổi bật, còn nhân tố ảo giác giả và tâm thần tự động mờ đi thì gọi là hội chứng paranoid đơn thuần.