Câu 19: Nguyên nhân và phân loại bệnh tâm căn?
1.
Định
nghĩa:
Bệnh tâm căn là
những bệnh tâm thần chức năng xuất hiện do những sang chấn tâm thần có ý nghĩa
thông tin riêng, tác động những nhân cách có cấu trúc đặc biệt, trong những điều
kiện ảnh hưởng của cơ thể và môi trường.
2.
Nguyên
nhân gây ra các bệnh tâm căn: các stress (sang chấn tâm thần)
*
Stress
(SCTT) là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã
hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần,
gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực, sợ hãi, lo lắng, buồn rầu,
ghen tuông, thất vọng....
*
Tính chất
và phương thức gây bệnh của stress: rất đa dạng và phức tạp.
(1)
Sang chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hay
không mạnh nhưng trường diễn.
(2)
Bệnh có thể do 1 SCTT duy nhất gây ra nhưng cũng
có thể do nhiều SCTT gây ra.
(3)
Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi có SCTT hoặc
sau một thời gian “ngấm” SCTT.
(4)
SCTT có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh
tâm căn hoặc là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới
phát sinh.
(5)
Tính gây bệnh của SCTT phụ thuộc vào ý nghĩa
thông tin đối với một cá thể nhất định. Ví dụ: người chồng chết có thể gây bệnh
hay không gây bệnh cho người vợ tuỳ theo mối quan hệ tình cảm giữa 2 người.
(6)
Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu người chịu
SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai.
(7)
Sang chấn càng bất ngờ càng có tính gây bệnh.
(8)
Những SCTT gây phân vân, dao động, xung động là
những sang chấn thường gây bệnh.
3.
Phân
loại: có 2 khuynh hướng đối lập.
a)
Khuynh
hướng thu hẹp:
*
Theo loại
hình thần kinh của Paplop:
-
Bệnh tâm căn Hysteria
-
Bệnh tâm căn suy nhược tâm thần.
-
Bệnh tâm căn suy nhược.
*
Các tác giả
Liên Xô thêm vào:
-
Bệnh tâm căn ám ảnh.
-
Bệnh tâm căn hệ thống chức năng (tức bệnh cơ thể
tâm sinh)
-
Bệnh tâm căn đơn chứng ở trẻ em: đái dầm, nói lắp.
b)
Khuynh
hướng mở rộng: Theo quan điểm bệnh sinh khác nhau, chia thêm (phương Tây):
-
Bệnh tâm căn lo âu.
-
Bệnh tâm căn trầm cảm.
-
Bệnh tâm căn nghi bệnh.
-
Bệnh tâm căn chấn thương.
-
Bệnh tâm căn tim, dạ dày, thực vật....
Câu 20: Trình bày các phương pháp gây bệnh của sang chấn tâm lý?
(Sang chấn tâm lý » Sang
chấn tâm thần »
stress)
*
Stress
(SCTT) là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã
hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần,
gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực, sợ hãi, lo lắng, buồn rầu,
ghen tuông, thất vọng....
*
Tính chất
và phương thức gây bệnh của stress: rất đa dạng và phức tạp.
(1)
Sang chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hay
không mạnh nhưng trường diễn.
(2)
Bệnh có thể do 1 SCTT duy nhất gây ra nhưng cũng
có thể do nhiều SCTT gây ra.
(3)
Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi có SCTT hoặc
sau một thời gian “ngấm” SCTT.
(4)
SCTT có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh
tâm căn hoặc là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới
phát sinh.
(5)
Tính gây bệnh của SCTT phụ thuộc vào ý nghĩa
thông tin đối với một cá thể nhất định. Ví dụ: người chồng chết có thể gây bệnh
hay không gây bệnh cho người vợ tuỳ theo mối quan hệ tình cảm giữa 2 người.
(6)
Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu người chịu
SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai.
(7)
Sang chấn càng bất ngờ càng có tính gây bệnh.
(8)
Những SCTT gây phân vân, dao động, xung động là
những sang chấn thường gây bệnh.
Câu 21: Bệnh tâm căn Hysteria: chẩn đoán và điều trị?
1.
Định
nghĩa:
Hysteria là một
bệnh tâm căn, tức là một bệnh căn nguyên tâm lý, xuất hiện sau những sang chấn tâm thần trên một nhân cách có những điểm riêng nhưng nói
chung là yếu.
2.
Chẩn
đoán:
2.1.
Lâm sàng:
2.1.1.
Các biểu hiện cơ thể:
a)
Các cơn Hysteria:
*
Cơn quá động:
-
Cơn co giật:
+
Xuất hiện lúc có người ở xung quanh.
+
Biết trước cơn, chuẩn bị tư thế nằm hay ngã.
+
Cơn kéo dài.
+
Ý thức không bị rối loạn nặng.
+
Sau cơn tỉnh ngảy.
-
Cơn kích động xúc động: vùng chạy, leo trèo, cười
khóc, chịu tác dụng của ám thị.
*
Cơn thiểu
động: cơn ngất, cơn ngủ.
b)
Các rối loạn vận động:
*
Hiện tượng
quá động:
-
Hay gặp run, run tăng khi chú ý.
-
Biểu hiện khác: lắc đầu, gật đầu, múa giật, múa
vờn.
*
Hiện tượng
thiểu động:
-
Liệt tay chân.
-
Rối loạn cơ quan phát âm.
c)
Rối loạn cảm giác:
-
Mất, giảm hoặc tăng cảm giác, thường là cảm giác
nông.
-
Không theo đúng quy luật phân phối của rễ và dây
thần kinh cảm giác.
d)
Rối loạn giác quan:
*
Mù
Hysteria:
-
Đột ngột, hoàn toàn.
-
Đáy mắt bình thường, phản xạ ánh sáng tốt.
-
Mắt còn linh hoạt.
*
Điếc
Hysteria: với tiếng động mạnh, bất ngờ, BN còn phản xạ nhắm mắt hay giãn đồng
tử.
e)
Rối loạn nội tặng thực vật:
-
Cơn nóng bừng.
-
Cơn lạnh.
-
Run
-
Đau bụng.
-
Đau ngực...
2.1.2.
Các biểu hiện tâm thần:
-
Rối loạn phân ly:
+
Quên phân ly: quên thuận chiều.
+
Cơn trốn nhà phân phân ly.
-
Rối loạn nhiều nhân cách.
-
Rối loạn giải thể nhân cách:
+
Tri giác sai về đặc điểm cơ thể (rối loạn sơ đồ
cơ thể): không có tim phổi...
+
Tri giác sai về đặc điểm tâm lý: cảm xúc ý nghĩ,
tác phong thay đổi; cái “ta” đã mất hay chia đôi...
2.2.
Chẩn đoán xác định: dựa vào.
-
Có sang chấn tâm thần hay hoàn cảnh xung đột gây
bệnh.
-
Nhân cách bệnh histeria:
*
Tiêu chuẩn
chẩn đoán nhân cách bệnh Histeria: ít nhất 4/8 biểu hiện:
(1)
Tìm kiếm hoặc đòi hỏi dai dẳng sự đảm bảo, tán đồng
khen ngợi.
(2)
Điệu bộ, hành vi quyến rũ không thích hợp.
(3)
Bận tâm thái quá về thương tích cơ thể.
(4)
Biểu lộ cảm xúc quá mức.
(5)
Khó chịu khi không được xem là trung tâm chú ý của
mọi người.
(6)
Biểu lộ cảm xúc hời hợt, dễ thay đổi.
(7)
Hành vi nhằm đạt được sự thoả mãn ngay lập tức.
(8)
Văn phong cực kỳ gây ấn tượng nhưng nội dung
nghèo nàn.
-
Triệu chứng lâm sàng: rối loạn chức năng:
+
Triệu chứng xuất hiện đột ngột, lên mức tối đa
ngay sau khi có sang chấn, không có quá trình tiến triển, không theo quy luật
nào (quy luật chi phối của TK)
+
Triệu chứng xuất hiện đơn độc, không có t/chứng
kèm theo để thành 1 hội chứng nhất định
+
Các triệu chứng thần kinh không phù hợp với định
khu giải phẫu và không có tổn thương thực thể kèm theo.
-
Áp dụng đúng đắn liệu pháp tâm lý thì bệnh khỏi
nhanh.
2.3.
Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh thực thể.
-
Nhiều khi rất khó.
-
Phải đánh giá chính xác các triệu chứng của bệnh
tâm căn Histeria, tìm chỗ khác biệt với các triệu chứng của các bệnh thực thể
và bệnh tâm thần khác.
-
Phải hiểu biết rộng về các chuyên khoa khác, nhất
là khoa TK và khoa nội. Nếu chưa chắc chắn thì phải hội chẩn với các chuyên
khoa có liên quan.
-
Phải nhớ rằng bệnh tâm căn có thể kết hợp với
các bệnh thực thể khác. Vì vậy, có triệu chứng thực thể nhẹ nhưng vẫn chưa loại
trừ chẩn đoán Histeria được và khi có triệu chứng của Histeria rõ ràng thì vẫn
phải theo dõi bệnh thực thể có kèm theo.
3.
Điều
trị:
-
Chủ yếu bằng
LPTL.
+
Thường chỉ cần dùng liệu pháp ám thị khi thức à mục đích: cắt cơn phân
ly.
+
Gặp trường hợp khó hoặc khi tuyến trước áp dụng
liệu pháp trên nhưng không có kết quả thì phải dùng liệu pháp ám thị trong giấc
ngủ thôi miên.
+
Trong LPTL cần chú ý thái độ đối với BN:
·
Tuyệt đối không được xem thường BN nhất là không
được xem đó là BN giả bệnh và có thái độ chế giễu, bỏ rơi, hắt hủi.
·
Tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng,
theo dõi quá chặt chẽ, vô tình ám thị cho BN về mức độ trầm trọng của bệnh.
-
Liệu pháp
nhận thức – hành vi:
+
Mục đích: điều chỉnh nhân cách.
+
Đây là 1 bệnh của nhân cách yếu, cần điều trị
LPTL lâu dài, động viên mặt tích cực nhân cách của BN, khắc phục mặt tiêu cực.
Liên hệ chặt chẽ với gia đình, đoàn thể để thay đổi cách sinh hoạt, công
tác...giúp BN rèn luyện nhân cách ngày càng vững vàng.
-
Liệu pháp
thư giãn, luyện tập, lao động: Tuỳ theo tình hình cụ thể mà áp dụng các biện
pháp tăng cường cơ địa, điều chỉnh hoạt động thần kinh cao cấp, an thần, giải
trí, lao động... (chữa bệnh toàn diện)
-
Điều trị
phối hợp:
+
Thuốc giải lo âu, liều thấp, ngắn hạn, đề phòng
lạm dụng.
+
Có thể dùng châm cứu, điện châm rất có tác dụng
trong khi ám thị để làm mất các triệu chứng rối loạn vào vận động, cảm giác,
giác quan.
Câu 22: Bệnh cơ thể tâm sinh: chẩn đoán và điều trị?
1.
Chẩn
đoán bệnh cơ thể tâm sinh:
a)
Định nghĩa:
Bệnh CTTS là một
bệnh liên quan đến stress, có những triệu chứng cơ thể rõ rệt, theo một hệ thống,
cố định, kéo dài, ít nhiều có kèm theo biến đổi thực thể và các triệu chứng này
chiếm vị trí trọng tâm trong bệnh cảnh.
b)
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-
Bệnh có nguyên nhân tâm lý rõ ràng và sâu sắc,
hoặc là nguyên nhân duy nhất, hoặc là nguyên nhân chủ yếu.
-
Nguyên nhân cơ thể không có hoặc không đáng kể.
-
Bệnh tiến triển có liên quan chặt chẽ với trạng
thái tâm thần.
-
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý có kết quả rõ rệt.
c)
So sánh bệnh tâm căn, bệnh CTTS, bệnh cơ thể:
Bệnh
|
Tâm căn
|
Cơ thể tâm sinh
|
Cơ thể
|
Nguyên nhân
|
SCTT
|
SCTT
|
Thực thể
|
Vai trò nhân cách
|
Quan trọng
|
Quan trọng
|
Ít quan trọng
|
Biểu hiện lâm sàng
|
Rối loạn chức năng
|
Ít nhiều có kèm theo những biến
đổi thực thể
|
Triệu chứng thực thể
|
Chẩn đoán
|
SCTT
Nhân cách.
RL chức năng
|
4 tiêu chuẩn
|
Nguyên nhân
Lâm sàng.
Cận lâm sàng
|
Điều trị
|
LPTL
|
LPTL, thuốc
|
Thuốc
|
2.
Điều
trị:
*
Bệnh CTTS do nguyên nhân tâm lý và cơ thể hoà
quyện vào nhau nên điều trị rất khó khăn
*
Nguyên tắc điều trị:
(1)
Liệu pháp tâm lý là chính nhưng đồng thời phải
tích cực điều trị các triệu chứng thực thể.
(2)
Trong khi ĐT các triệu chứng thực thể cần kết hợp
chặt chẽ với các chuyên khoa có liên quan.
(3)
Cần điều trị nội trú các trường hợp có tổn
thương thực thể nặng.
(4)
Trường hợp nhẹ, có thể dùng LPTL đơn thuần để dễ
đánh giá kết quả, xác định chẩn đoán.
(5)
Có thể dùng các loại LPTL khác nhau cho phù hợp
với đặc điểm của BN và sở trường của thầy thuốc.
Câu 23: So sánh cơn giãy dụa Hysteria và cơn co giật động kinh?
Cơn giãy dụa Hysteria
|
Cơn co giật động kinh
|
|
Nguyên nhân
|
-
Các SCTT tác động vào 1 nhân cách yếu và loại
hình TK nghệ sĩ yếu.
|
-
Thực tổn do tổn thương não.
-
Bất kể loại nhân cách nào
|
Định nghĩa
|
Là rối loạn vận động do quá động
vận động trong tâm lý
|
Là rối loạn vận động do sự
phóng điện kịch phát của noron TK
|
Hoàn cảnh xuất hiện
|
-
Thường lên cơn lúc có người ở xung quanh.
-
Biết trước cơn và chuẩn bị tự thế nằm hay ngã.
|
Không biết trước cơn, xảy ra đột
ngột
|
Biểu hiện cơn
|
Cơn biểu hiện bằng cơn giật
không điển hình, động tác lộn xộn, không định hình; có thể cắt cơn bằng kích
thích mạnh hay ám thị.
|
Cơn giật biểu hiện qua 4 giai
đoạn: co cứng, co giật, giật cách, giật mềm.
|
Thời gian
|
Cơn thường kéo dài: vài phút ®
vài giờ
|
Ngắn: vài giây ®
vài phút
|
Trong cơn
|
Ý thức không bị rối loạn nặng,
vẫn có thể phản ứng theo thái độ và nhận xét của người xung quanh
|
Ý thức bị rối loạn, BN không biết
gì
|
Sau cơn
|
Tỉnh táo ngay, nhớ những việc vừa
xảy ra
|
Không nhớ gì, không tỉnh táo
ngay
|
Điện não đồ
|
Bình thường
|
Có sóng động kinh
|
Điều trị
|
LPTL: ám thị khi thức
|
Thuốc chống động kinh
|