CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 6

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

on thi tam than


Câu 28: Các biến chứng do thuốc an thần kinh điển hình gây ra và xử trí?

a)      Thuốc ATK dùng cho BN loạn thần thường dùng kéo dài nên có thể gây ra biến chứng. Một số biến chứng:

-        Các rối loạn vận động do thuốc (ngoại tháp).
-        Loạn trương lực cơ cấp.
-        Trạng thái bồn chồn, bất an.
-        Triệu chứng giống Parkinson: cứng cơ, run, tăng trương lực cơ...
-        Loạn động muộn.
-        Hội chứng an thần kinh ác tính.
-        Một số biến chứng khác:
+        Hạ HA tư thế.
+        Viêm da dị ứng.
+        Viêm gan nhiễm độc.
+        Giảm BC, mất BC đa nhân.
+        Ngấm độc cấp: u ám, hôn mê, sốt cao, run...

b)      Cần theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện biến chứng, cắt thuốc và điều trị biến chứng:

-        Phải khám xét LS và CLS cẩn thận để phát hiện những trường hợp chống chỉ định.
-        Theo dõi HA, đề phòng hiện tượng hạ HA những ngày điều trị đầu tiên hoặc đứng dậy...
-        Hội chứng giống Parkinson: cắt thuốc, điều trị Artane 6 – 10 mg/ngày.
-        Theo dõi màu da, phát hiện da dị ứng (mẩn đỏ).
-        XN huyết học định kỳ: giảm BC, mất BC đa nhân.
-        Khi ý thức bắt đầu u ám, theo dõi chặt chẽ kịp thời phát hiện triệu chứng ngấm độc cấp có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Câu 29: Cách sử dụng các thuốc bình thần (giải lo âu): tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và biến chứng?

1.      Tác dụng:

-        Chống lo âu (giảm kích thích và các RL thần kinh thực vật kèm theo lo âu).
-        Ngoài ra còn có tác dung: an dịu, giãn cơ, chống co giật.

 
*        Một số thuốc:
-        Đường tiêm: Seduxen 10 mg.
-        Đường uống:
+        Diazepam.
+        Stressam
+        Propranolon.

2.      Chỉ định: rất rộng.
-        Các bệnh có kèm lo âu: bệnh tâm căn, bệnh cơ thể tâm sinh và nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác.
-        Bệnh động kinh.
-        Các bệnh có kèm theo co thắt cơ.

3.      Chống chỉ định: 

Seduxen ít có tác dụng phụ và nếu có cũng không quan trọng:
-        Làm giảm sự chú ý ® không dùng khi đang lái xe, đang làm việc.
-        Làm giãn cơ à không dùng trong trường hợp nhược cơ.
4.      Liều lượng:
-        Trung bình 5 – 10 mg/ngày.
-        Trường hợp mất ngủ nhiều: 30 mg/ngày.

5.      Cách dùng: uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp.

6.      Biến chứng:

-        Dùng lâu ngày có thể gây yếu sinh dục, nghiện thuốc, cắt thuốc đột ngột có thể gây động kinh.
-        Giảm sự tập trung chú ý.
-        Gây giãn cơ.
-        Dị ứng thuốc, sạm da.
-        Hạ HA tư thế
-        Viêm gan, thận do nhiễm độc.
-        Giảm hoặc mất BC đa nhân.

Câu 30: Sử dụng thuốc chống trầm cảm: tác dụng, chỉ định, CCĐ, liều dùng và biến chứng?

1.      Tác dụng:

-        Chống trầm cảm.
-        Tăng mức hoạt động.

*        Một số thuốc:

-        Thế hệ cũ:
+        Các dẫn chất 3 vòng: Amitriptylin, Anafranil.
+        Các IMAO: ít dùng (do ức chế hoạt động 1 số men à gây ứ đọng một số chất chuyển hóa độc trong cơ thể. Khi kết hợp với 1 số thuốc hướng thần khác hoặc 1 số thức uống (rượu) gây nhiều tai biến).
-        Thế hệ mới:
+        SSRIs: Zoloft, Paroxetine, Fluoxetin
+        Remeron.
+        Venlafaxin.
+        Stablon

2.      Chỉ định:  Điều trị các triệu chứng trầm cảm nội sinh, phản ứng và tâm căn.

3.      Chống chỉ định:
-        Không dùng kết hợp với IMAO
-        BN rối loạn tim mạch nặng.
-        BN glocom.
-        Phụ nữ có thai, người già, xơ mạch máu não kèm theo.
-        Động kinh, nghiện rượu.
-        Hoang tưởng, ảo giác.

4.      Liều dùng:
-        Anafranil: 50 – 200 mg/ngày
-        Amitriptylin: 90 – 200 mg/ngày.

5.      Biến chứng:

-        Loạn thần: ảo giác, hoang tưởng, lo lắng, lú lẫn, hưng cảm.
-        Rối loạn thần kinh thực vật (tác dụng kháng Cholin): tụt HA khi đứng, táo, khô miệng, vã mồ hôi.
-        Rối loạn thần kinh: mất thăng bằng, run đầu chi, co giật.
-        Rối loạn chuyển hoá: tăng cân (do ăn vô độ).
-        Rối  loạn nội tiết và tình dục: mất kinh, chậm khoái cảm cực độ

Câu 31: Liệu pháp sốc điện: chỉ định, chống chỉ định, cách tiến hành, tai biến?

1.      Định nghĩa:
Sốc điện là cho một dòng điện từ máy sốc điện có một điện thế, một cường độ, một thời gian nhất định chạy qua não gây một cơn co giật kiểu động kinh. BN mất ý thức trong một thời gian ngắn, sau đó tỉnh dần lại. Nhằm điều trị BN tâm thần mà không gây tổn hại cho não bộ.

2.      Chỉ định:
-        Tất cả những trường hợp trầm cảm.
-        Căng trương lực (bất động hay kích động).
-        Trong những trường hợp sử dụng an thần kinh lâu ngày nhưng không có kết quả. Hiện tượng kháng thuốc an thần kinh.
-        Hoang tưởng trường diễn, kém đáp ứng với các an thần kinh.
-        Kích động dữ dội, hưng cảm kéo dài.

3.      Chống chỉ định:
-        Trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi.
-        Phụ nữ có thai.
-        Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
-        Bệnh tim mạch: THA, suy vành, phồng và xơ vữa động mạch não.
-        Tăng nhãn áp.
-        Lao phổi.
-        Bệnh gan, thận, cường giáp, bệnh khớp.
-        Cơ thể suy yếu.

4.      Cách tiến hành:
a)      Chuẩn bị dụng cụ: máy sốc điện, gạc.
b)      Chuẩn bị bệnh nhân:
-        Giải thích cho BN và người nhà.
-        Căn dặn BN không được ăn uống ít nhất 2 giờ trước khi sốc điện.
-        Cất bỏ răng giả....
c)      Tiến hành:

*        Sốc điện thông thường (2 bên):
-        BN nằm ngửa, gối vai, thắt lưng, khoeo.
-        Một người giữ khớp vai, khớp gối, khớp hàm.
-        Một người đặt 2 điện cực ở 2 bên thái dương.
-        Sau khi bấm nút, BN  lên cơn co giật kiểu động kinh, hôn mê 2 – 5 phút sau đó tỉnh lại dần.
-        30’ – 1h sau sốc điện, ý thức BN trở lại bình thường.
-        Sau khi hết cơn, theo dõi M, nhiệt độ, HA, nhịp thở.
*        Sốc điện một bên:
-        Chỉ đặt 1 điện cực ở thái dương phía bán cầu não không ưu thế.
-        Ưu điểm: không gây lú lẫn, giảm trí nhớ, trí tuệ.

*        Sốc điện có gây mê:
-        Trước sốc 10 – 20 phút, kiểm tra M, HA, tim phổi cho BN.
-        Tiêm tĩnh mạch 1 ống 10 ml dung dịch 2,5% Pentothal 50 mg.
-        Sau khi BN ngủ sâu, tiến hành sốc điện như thông thường.
-        Sốc điện có gây mê BN không lên cơn co giật.

5.      Tai biến:
-        Những tai biến xảy ra khi không tuân thủ những CCĐ, kỹ thuật tiến hành không đúng.
-        Những tai biến thường gặp:
+        Trật khớp vai, khớp hàm, cắn phải lưỡi.
+        Ngừng thở lâu.
+        Áp xe phổi, suy hô hấp cấp do thức ăn trào ngược vào đường khí quản.
+        Nhịp tim nhanh nhất thời, rung nhĩ.
+        Trạng thái lú lẫn, trí nhớ giảm.

Câu 32: Trình bày phương pháp thư giãn luyện tập: nội dung, cơ chế tác dụng, chỉ định?

1.      Nội dung:
*        Chủ yếu dựa vào phương pháp thư giãn của Schultz nhưng có những cải tiến:
-        Rút ngắn từ 6 bài tập xuống 3 bài và thời gian tập từ 6 tháng xuống 3 tuần.
-        Sử dụng máy ghi âm hỗ trợ cho quá trình ám thị của người tập, giúp thành công nhanh chóng.
-        Kết hợp với phương pháp khí công.
-        Luyện tập các tư thế Yoga
*        Phương pháp thư giãn:
-        3 bài tập cơ bản:
+        Bài 1: bài tâm thần thư thái.
+        Bài 2: bài giãn mềm cơ bắp.
+        Bài 3: bài toả ấm cơ thể.
-        Bài tập chuyên biệt: cũng dựa vào cơ chế tự ám thị nhưng nội dung câu nhẩm đặt ra theo nguyên nhân & triệu chứng chủ yếu của mỗi trường hợp.
*        Phương pháp luyện tập:
-        Chủ yếu là tập thở bụng theo phương pháp khí công và tập 1 số tư thế theo phương pháp tập luyện Yoga: hoa sen, vặn vỏ đỗ...

2.      Cơ chế tác dụng:
*        Mục đích:
-        Làm cho tinh thần thư thái, cơ bắp giãn mềm.
-        Rèn luyện cơ thể bền bỉ, dẻo dai.
*        Cơ chế dựa vào:
-        Cơ chế tự ám thị: dùng ý nghĩ tập trung cao độ thông qua hệ TK, làm biến đổi trương lực cơ (ngoài ra còn làm biến đổi quá trình tâm sinh lý khác: làm yên tĩnh, nóng cơ thể, chậm nhịp tim...)
-        Dựa vào mối liên quan giữa trương lực cơ và trạng thái căng thẳng tâm thần: Căng thẳng tâm thần chủ yếu thể hiện trong hiện tượng căng thẳng các cơ bắp à Làm cho trương lực cơ giảm, à các cơ bắp giãn ra à trạng thái tâm thần trở nên yêu đời, mất căng thẳng.
-        Dựa vào tác động qua lại giữa tâm thần và cơ thể:
+        Dùng cơ thể tác động vào tâm thần (thở, giãn cơ, tư thế) làm cho tâm thần thoải mái, yên tĩnh, mất căng thẳng.
+        Dùng tâm thần tác động lại cơ thể (ý nghĩa, tập trung) điều chỉnh hoạt động cơ thể (cả hoạt động thực vật và nội tạng) theo phương hướng đã định, loại trừ các rối loạn.

3.      Chỉ định:
-        Các bệnh tâm căn.
-        Các bệnh cơ thể tâm sinh.
-        Các bệnh y sinh.
-        Các trạng thái suy nhược, các RLCH.
-        Các trường hợp thiểu năng sinh dục nam.
-        Người già, người có bệnh mạn tính.
-        Các vận động viên thể thao, nhà du hành vũ trụ cần rèn luyện tính cách vừa bình thản, vừa phản ứng cơ động.
-        CBCN cần thích nghi trong những hoàn cảnh công tác quá động hoặc quá khắc nghiệt.

-        Tập thức ngủ đúng giờ, rèn luyện trí nhớ, thích nghi thời tiết.