Blog trắc nghiệm y khoa Blog Trắc nghiệm y khoa
10 / 10 1500 bình chọn

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 6

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

on thi tam than


Câu 28: Các biến chứng do thuốc an thần kinh điển hình gây ra và xử trí?

a)      Thuốc ATK dùng cho BN loạn thần thường dùng kéo dài nên có thể gây ra biến chứng. Một số biến chứng:

-        Các rối loạn vận động do thuốc (ngoại tháp).
-        Loạn trương lực cơ cấp.
-        Trạng thái bồn chồn, bất an.
-        Triệu chứng giống Parkinson: cứng cơ, run, tăng trương lực cơ...
-        Loạn động muộn.
-        Hội chứng an thần kinh ác tính.
-        Một số biến chứng khác:
+        Hạ HA tư thế.
+        Viêm da dị ứng.
+        Viêm gan nhiễm độc.
+        Giảm BC, mất BC đa nhân.
+        Ngấm độc cấp: u ám, hôn mê, sốt cao, run...

b)      Cần theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện biến chứng, cắt thuốc và điều trị biến chứng:

-        Phải khám xét LS và CLS cẩn thận để phát hiện những trường hợp chống chỉ định.
-        Theo dõi HA, đề phòng hiện tượng hạ HA những ngày điều trị đầu tiên hoặc đứng dậy...
-        Hội chứng giống Parkinson: cắt thuốc, điều trị Artane 6 – 10 mg/ngày.
-        Theo dõi màu da, phát hiện da dị ứng (mẩn đỏ).
-        XN huyết học định kỳ: giảm BC, mất BC đa nhân.
-        Khi ý thức bắt đầu u ám, theo dõi chặt chẽ kịp thời phát hiện triệu chứng ngấm độc cấp có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Câu 29: Cách sử dụng các thuốc bình thần (giải lo âu): tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và biến chứng?

1.      Tác dụng:

-        Chống lo âu (giảm kích thích và các RL thần kinh thực vật kèm theo lo âu).
-        Ngoài ra còn có tác dung: an dịu, giãn cơ, chống co giật.

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 5

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

on thi tam than


Câu 24: Bệnh y sinh: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị?

1.      Khái niệm:
-        Bệnh y sinh (bệnh do thầy thuốc gây ra) làm một bệnh cơ thể mới hay một triệu chứng cơ thể mới hoặc là biến chứng của một bệnh cơ thể sẵn có, xuất hiện do lời nói hay thái độ tác phong không đúng của các cán bộ chữa bệnh, tác hại đến tâm thần bệnh nhân (ám thị mạnh mẽ BN) và từ đó ảnh hưởng tới cơ thể.
-        BN thường là những người có nét nhân cách lo lắng, chi li, dễ cảm xúc, dễ bị ám thị.
2.      Nguyên nhân:
-        Chẩn đoán sai.
-        Tiên lượng quá mức.
-        Hỏi bệnh vụng về.
-        Khám bệnh vụng về.
-        Dùng thuốc quá mức cần thiết hay không đúng bệnh.
-        Giảng về các triệu chứng trong sách nhưng không có thực trên BN.
-        Thầy thuốc thể hiện sự băn khoăn lo lắng của mình qua nét mặt cử chỉ.
-        Những bài phổ biến y học không chính xác gây hiểu nhầm cho cho người đọc.

3.      Tác hại của chứng bệnh y sinh:
-        Bệnh diễn biến phức tạp.
-        Xuất hiện các triệu chứng mới, sai lệch.
-        Xuất hiện các phản ứng thực thể khác nhau: loạn cảm giác bản thể, nghi bệnh kéo dài khó chữa.
-        Lâu ngày từ chức năng à thực thể.
-        Bi quan, lo lắng, tự sát.

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 4

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

tam than


Câu 19: Nguyên nhân và phân loại bệnh tâm căn?

1.      Định nghĩa:
Bệnh tâm căn là những bệnh tâm thần chức năng xuất hiện do những sang chấn tâm thần có ý nghĩa thông tin riêng, tác động những nhân cách có cấu trúc đặc biệt, trong những điều kiện ảnh hưởng của cơ thể và môi trường.

2.      Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm căn: các stress (sang chấn tâm thần)
*        Stress (SCTT) là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực, sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, ghen tuông, thất vọng....
*        Tính chất và phương thức gây bệnh của stress: rất đa dạng và phức tạp.
(1)   Sang chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hay không mạnh nhưng trường diễn.
(2)   Bệnh có thể do 1 SCTT duy nhất gây ra nhưng cũng có thể do nhiều SCTT gây ra.
(3)   Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi có SCTT hoặc sau một thời gian “ngấm” SCTT.
(4)   SCTT có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tâm căn hoặc là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới phát sinh.
(5)   Tính gây bệnh của SCTT phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định. Ví dụ: người chồng chết có thể gây bệnh hay không gây bệnh cho người vợ tuỳ theo mối quan hệ tình cảm giữa 2 người.
(6)   Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu người chịu SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai.
(7)   Sang chấn càng bất ngờ càng có tính gây bệnh.
(8)   Những SCTT gây phân vân, dao động, xung động là những sang chấn thường gây bệnh.

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 3

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

trac nghiem tam than

Câu 11: So sánh hội chứng thiểu năng trí tuệ và sa sút trí tuệ?

Trí tuệ được xem như là sự tổng hợp nhiều mặt khác nhau của quá trình hoạt động nhận thức của con người: tri giác, tư duy, ngôn ngữ, hoạt động có ý chí...
a)      Giống nhau: đều là các hình thức của rối loạn trí tuệ
b)      Khác nhau:


Thiểu năng trí tuệ (« chậm phát triển tâm thần « chậm phát triển trí tuệ)
Sa sút trí tuệ
Xuất hiện
-        Thường bẩm sinh hoặc xuất hiện trong vài năm đầu sau khi sinh.
-        Không xuất hiện sau 18 tuổi
Thường là trạng thái cuối cùng của nhiều bệnh tâm thần khác nhau
Đặc điểm chung
-        Hoạt động chung của trí tuệ kém phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, nói chung thấp hơn mức độ trung bình trong nhân dân.
-        Trí nhớ thông hiểu kém hay không có. Có thể có trí nhớ máy móc.

-        Thường có những động tác vô nghĩa, những hành vi kích động vô lý.

-        Giảm sút năng lực thích ứng đối với các đòi hỏi của môi trường sinh hoạt
-        Mất toàn bộ hay một phần năng lực phán đoán.


-        Rối loạn trí nhớ: mất toàn bộ hay một phần những kiến thức, những thói quen đã thu nhận trước kia.
-        Nhân cách biến đổi nặng, cố định, không hồi phục (hành vi ứng xử rối loạn nhiều).
-        Mất khả năng thích ứng với cuộc sống: không tiếp thu được những kiến thức mới, phương tiện mới. Không thể giải quyết được những yêu cầu của cuộc sống.
Phân loại:
(mức độ)
ICD 10chia ra 4 mức độ CPTTT:
-        Mức độ nhẹ: có thể học ở những năm đầu của bậc tiểu học.
-        Mức độ vừa: có thể có vốn ngôn ngữ đủ cho giao tiếp thông thường, hầu như không học được
-        Mức độ nặng: chỉ nói được 1 số câu đơn giản.
-        Mức độ trầm trọng: hoàn toàn không có hoạt động nhận thức, chủ yếu là đời sống thực vật
-        Thường chia 2 loại trí tuệ sa sút:
+        Trí tuệ sa sút toàn bộ.
+        Trí tuệ sa sút một phần.
-        Trong tâm thần hay gặp:
+        Trí tuệ sa sút phân liệt.
+        Trí tuệ sa sút tuổi già
Gặp trong
-        Tổn thương não trong bào thai.
-        Những năm đầu sau đẻ (nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chấn thương).
-        Các bệnh của thể nhiễm sắc.
-        Các vấn đề của sản khoa
-        SCTT toàn bộ:
+        Liệt toàn thể tiến triển.
+        Bệnh thực thể nặng ở não.
-        SCTT từng phần:
+        Xơ cứng mạch não.
+        Bệnh nội tiết nặng, nhiễm độc nặng.

Câu 12: Mô tả hội chứng Korsakop? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?

a)      Hội chứng Korsakop (mô tả năm 1887, trong nghiện rượu mạn tính có viêm nhiều dây thần kinh), gồm có:

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 2

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

rối loạn cảm xúc


Câu 7: Mô tả hội chứng hưng cảm? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?

Một phức hợp các triệu chứng mà trong bệnh cảnh rối loạn cảm xúc hưng cảm chiếm ưu thế và các mặt khác của hoạt động tâm thần cũng biểu hiện rối loạn tương ứng. BN hưng phấn, khí sắc tăng cao cùng với sự tăng năng lượng hoạt động cơ thể - tâm thần và giảm nhu cầu ngủ.
1.      Hội chứng hưng cảm điển hình:
a)      Biểu hiện bằng tam chứng hưng cảm cổ điển.
*        Cảm xúc hưng phấn:
-        Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh.
-        BN vui vẻ, khoan khoái, dễ chịu, tràn đầy sinh lực, nhìn cuộc sống tưới sáng, lạc quan, tiền đồ xán lạn. Quá khứ và tương lai được đánh giá với một sắc thái hoan hỉ.

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN 1

CÂU HỎI ÔN TẬP THI TÂM THẦN

Câu 1: So sánh ảo tưởng và ảo giác. Cho ví dụ?

Tri giác là một quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính riêng biệt của sự vật, hiện tượng, để nhận thức được một cách toàn bộ, thống nhất các sự vật hiện tượng ấy.
a)      Giống nhau:
-        Đều là rối loạn cảm giác.
-        Đều phân loại theo giác quan

tâm thần ảo giác

CÁCH PHÁT HIỆN SỚM TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINH

CÁCH PHÁT HIỆN SỚM TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINH

trật khớp háng bẩm sinh

                                                     TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH

Các bệnh bẩm sinh hay gặp ở trẻ sơ sinh, để lại nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ mà các bậc cha mẹ và kể cả các nhân viên y tế cũng có thể bỏ qua, do trẻ lúc này còn quá nhỏ các triệu chứng của bệnh khó phát hiện sớm.

Nguyên nhân:

-         do ổ cối cạn
-         hệ thống dây chằng, cơ xung quanh nhão, yếu