Tại sao nói bệnh có tính chất một cân bằng mới kém bền vững ? cho vd
minh họa ?
Bệnh là bất kỳ sự sai lệch hoặc
tổn thương nào về cấu trúc , chức năng của bất kỳ bộ phận , cơ quan , hệ thống
nào của cơ thể , biểu hiện bằng một bộ TC đặc trưng giúp cho thầy thuốc có thể
chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt dù
nhiều khi ta chưa rõ về nguyên nhân , bệnh lý học và tiên lượng.
Khi nói về tính chất của bệnh
các nhà sinh lý bệnh đã coi bệnh là một cân bằng mới kém bền vững . điều đó được
chứng tỏ qua các luận điểm :
-Bình thường cơ thể luôn có sự cân bằng giữa các quá trình (đồng hóa và
dị hóa) , sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan về chức phận và cấu trúc.
-Khi bênh nguyên tác động vào cơ thể làm thay đổi về cấu trúc hoặc chức
phận của một hay nhiều co quan nào đó của cơ thể . điều này làm mất đi sự cân bằng
sinh lý của cơ thể . Lúc đó cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra một cân bằng mới(
chứ không phải mất cân bằng) để phòng ngự
.trong cân bằng này các bộ phận hoạt động không theo quy luật sinh ly sẵn có
-Nhưng cân bằng mới này không bền vững vì nó không thể kéo dài , do sự
hoạt động bất thường của các cơ quan sớm hay muộn cũng dẫn đến tác động vào các
cơ quan khác hoặc chính nó , do đó cân bằng này luôn có xu hướng thay đổi theo
các hướng khác nhau , có thể lập lại cân bằng trước đó ( hồi phục) hoặc tiến
triển lập nên một cân bằng bất lợi , khi vượt quá khả năng bảo vệ của cơ thể có
thể dẫn tới tử vong . sự tái lập cân bằng mới có thể rất nhanh nhưng cũng có thể
rất chậm tùy theo nguyên nhân và điều kiện của bệnh
Do đó trong điều trị phải biết đâu là các quá trình do bẹnh nguyên gây
ra , đâu là phản ứng bảo vệ của cơ thể để tác động đúng
Ví dụ điển hình là hội chứng sốc mất máu: khi cơ thể mất khoảng 30% lượng
máu bắt đầu có shock , lúc này cơ thể chuyển sang một cân bằng mới nhằm chống lại
sự thay đổi về khối lượng tuần hoàn ( co mạch ngoại vi, huy động máu ở gan ,
lách và các cơ quan ngoại vi………) để tập
trung máu cho các cơ quan sinh tồn ( não , các trung tâm sống ) . Nhưng cân bằng
mới đó không thể duy trì lâu , nếu tác đông điều trị đúng thì còn có khả năng hồi phục ( thiết lập cân bằng
mới theo hướng có lợi ) nhưng nếu vẫn tiếp
tục mất máu đến 60% thì cơ thể mất khả năng bù trừ sẽ xảy ra trụy mạch( thiết lập
cân bằng mới bất lợi ) rất khó điều trị.