TẠI SAO TRONG LÂM SÀNG KHÔNG CÓ 2 NGƯỜI MẮC BỆNH HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU



 Tại sao trong lâm sàng không có 2 người bệnh (mắc cùng một bệnh) hoàn toàn giống nhau về biểu hiện và diễn biến lâm sàng. Cho ví dụ chứng minh và nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề?

    Trong lâm sàng không có 2 người bệnh (mắc cùng một bệnh) hoàn toàn giống nhau về biểu hiện  và diễn biến lâm sang vìMỗi người luôn sống và tiếp xúc với ngoại cảnh, trong những điều kiện  sinh hoạt và ở một chế độ xã hội nhất định, cho nên bệnh tật phát sinh  rất phong phú đa dạng và phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau đây:                    
 1. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh: 
   
     là những yếu tố hiển nhiên quyết định sự phát sinh bệnh ở đa số trường hợp. Cùng một yếu tố bệnh nguyên nhưng bệnh sinh có thể thay đổi theo cường độ liều lượng thời gian tác dụng và vị trí tác dụng của bệnh nguyên 


 
-Số lượng, cường độ, độc lực của bệnh nguyên: 
yếu tố gây bệnh ko những phải có số lượng,mật độ nhất định mà pahỉ có cường độ, độc lực mạnh tới 1 mức nào đó mới gây bênh và sẽ thay đổi diễn biến bệnh nếu thay đổi các tính chất trên.
VD: nicotin nếu đưa vào cơ thể 1 lượng lớn qua đường hô hấp thì sẽ xảy ra ngộ độc cấp nhưng nếu chia ra liều nhỏ ,kéo dài thì sẽ gây VPQuản mạn, giảm khả năng đề kháng có thể gây ung thư phổi.
Một số yếu tố có cường độ thấp nhưng tác dụng liên tục trong thời gian dài cũng gây ra bệnh như tiếng ồn, ngộ độc rượu mạn tính.
-Nơi xâm nhập ,thời gian tác dụng của bệnh nguyên: cùng 1 chất độc cùng 1 VK sẽ gây nên các bệnh khác nhau và mức độ khác nhau khi chúng xâm nhập vào các bộ phận khác nhau của cơ thể vì mỗi cơ quan bộ phận lại có chức năng và phản ứng tính khác nhau.
VD: Tụ cầu vào da gây bệnh apxe, vào ruột gây bệnh tiêu chảy hay cùng là 1 cường độ va đạp nhưng vào sọ não sẽ có bệnh sinh khác hẳn với vào tay chân.
Cùng 1 nồng độ bệnh nguyên cùng nơi tiếp xúc nếu thời gian càng dài thì nói chung bệnh càng nặng

     2. Đặc điểm của cơ thể: 
với một số bệnh cụ thể, ngoài các nguyên nhân, điều kiện bệnh phát sinh còn phụ thuộc vào những đặc điểm cá thể của con người (tính phản ứng của cơ thể dối với bệnh tật, thể tạng, di truyền…). Trong những điều kiện như nhau, bệnh sinh ở mỗi cá thể có thể khác nhau điều này phụ thuộc và giới tuổi và tính phản ứng của từng cơ thể.
                                                                                                                        
- Tính phản ứng là khả năng đáp ứng của cơ thể với mọi kích thích bình thường hay bệnh lý. Ngoài những đặc tính do đời trước truyền lại thì tính phản ứng còn bao gồm những đặc tính của cá thể hình thành trong đời sống. Do đó ở những cá thể khác nhau thì tính phản ứng thường khác nhau, bệnh phát sinh hay không đặc điểm diễn biến ra sao kết quả như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào tính phản ứng của cơ thể.Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính phản ứng của cơ thể:
-Thần kinh, tâm thần: Trạng thái vỏ não hưng phấn hay ức chế làm thay đổi bộ mặt của bệnh sinh. Loại TK yếu thường kém chịu đựng 1 yếu tố kích thích nhệ cũng có thể gây bệnh, loại TK mạnh nhưng ko thăng bằng cũng dễ bị rối loạn nặng trước 1 số tác nhân gây bệnh.Hệ TK giao cảm chi phối các phản ứng đề kháng tích cực. Hệ TK phó giao cảm có vai trò tạo ra trạng thái trấn tĩnh,tiết kiệm năng lượng tăng chức năng tiêu hoá.
Yếu tố tâm lý:lời nói thái độ của người xung quanh đặc biệt thầy thuốc có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến tâm lý và diễn biên bệnh.
TK thực vật : Khi TK giao cảm bị HP thì chuyển hoá cơ sở tăng, thực bào tăng, sản xuất kháng thể đặc hiệu bị ƯC, sản xuất kháng thể không đặc hiệu tăng. Ngược lại khi TK phó giao cảm HP thì thực bào giảm sản xuất kháng thể không đặc hiệu giảm và sản xuất kháng thể đặc hiệu tăng,các hang rào bảo vệ như hạch bạch huyết tăng cường hoạt động.
- Nội tiết: các HM có ảnh hưởng rõ rệt tới bệnh sinh.Cùng 1 bệnh nhưng tình trạng nội tiết khác nhau có thể diễn biến bênh khác nhau VD người cường giáp dễ sốt cao khi nhiễm khuẩn.
ACTH và corticoid: có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Có tác dụng giảm tính thấm mao mạch, giảm phù nề và tiết dịch, ức chế thực bào
STH, DOC và Aldosteron : Ngược tác dụng của ACTH và Cortison làm tăng quá trình viêm kích thích tổ chức liên kết tăng sinh và chống nhiễm trùng. STH có tác dụng chống hoại tử, tăng tổng hợp Globulin và kháng thể còn DOC và Aldosteron thì có tác dụng tăng chuyển hoá nước và điện giải
-Ảnh hưởng của giới tính
Một số bệnh hay gặp ở nam giới như loét DD-HTT, nhồi máu cơ tim còn bệnh hay gặp ở nữ như viêm túi mật u vú ..
-Ảnh hưởng của lứa tuổi:Mỗi tuổi có đặc điểm phản ứng riêng đối với bệnh tật.Tính phản ứng của cơ thể yếu khi còn nhỏ,tăng tới tuổi dậy thì và giảm khi về già.Do đó các bệnh được chia thành bệnh của trẻ sơ sinh,bệnh của trẻ em,bệnh tuổi dậy thì và bệnh của người già
Ví dụ:Viêm hay sốt ở cơ thể trẻ thường mạnh hơn ở người già và triệu chứng lâm sàng thường điển hình, cơ thể trẻ có thể mau lành bệnh nhưng cũng có thể lâm vào tình trạng phản ứng quá mức còn cơ thể người già thì các biều hiện có thể kém rõ ràng dễ biến chứng nguy hiểm khi viêm sốt 

3.Yếu tố ngoài:
-Môi trường: Địa lý khí hậu ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình phát sinh phát triển của bệnh.Ví dụ: Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, khí hậu… đều ảnh hưởng đến bệnh sinh của nhiều bệnh như bệnh phổi, hen … Hóa chất , tia xạ,nghiện rượu… làm thay đổi khả năng phản ứng của cơ thể

-Yếu tố XH: Chế độ XH, trình độ văn hoá, dân trí cũng ảnh hưởng tới cơ cấu tình hình bệnh tật cảu quần thể dân cư
- Chế độ dinh dưỡng : Protein và vitamin ảnh hưởng rõ rệt tới bệnh sinh của nhiều bệnh, khi cơ thể thiếu hụt protein làm cơ thể dễ mắc bệnh phổi và bệnh nhiễm khuẩn. Vitamin có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể

         Các yếu tố này thường liên quan chặt chẽ với nhau trong từng trường hợp cụ thể, có thể yếu tố này hay yếu tố khác nổi bật lên hàng đầu. Cũng có thể xếp chung là “những nguyên nhân và điều kiện gây bệnh” vì điều kiện hoàn cảnh xã hội cũng như những mầm bệnh, điều kiện hoàn cảnh ngoại môi đều là các nguyên nhân, điều kiện bên ngoài và đặc điểm cơ thể là những nguyên  nhân, điều kiện bên trong, sự xuất hiện bệnh tật trong các trường hợp này không chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân, điều kiện bên ngoài.chính vì vây ma trong lâm sang ko có hai người beenh hoàn toàn giống nhau về biểu hiện lâm sang và diễn biến lâm sàng