Phân
tích quy luật nhân quả trong bệnh tật.
Cho vd chứng minh và nêu ý nghĩa thực
tiễn?
Bệnh
là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể, do ảnh hưởng của những tác nhân
phá hoại khác nhau, sự rối loạn ấy dẫn tới một cân bằng mới kém bền vững, hạn chế
khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại mô và giảm khả năng lao động của
con người.
Bất
cứ bệnh nào cũng do những nguyên nhân nhất định gây nên.Nguyên nhân là những
yếu tố quyết định sự phát sinh bệnh tật và quyết định đặc điểm riêng từng bệnh
như trực khuẩn lao là nguyên nhân gây bệnh lao với những đặc điểm riêng của
bệnh…(tuy nhiên hiện nay còn 1 số bệnh chưa xác định đc nguyên nhân chứ ko phải
ko có nguyên nhân như bệnh bạch cầu,1 số bệnh tâm thần…).Có rất nhiều nguyên
nhân ta có thể chia ra nguyên nhân bên ngoài(là những mầm bệnh,những yếu tố
ngoại mô tác động lên cơ thể như yếu tố cơ học:chấn thương,tai nạn.yếu tố vật
lý :quá nóng,quá lạnh.yếu tố hoá học,yếu tố sinh học…) và nguyên nhân bên trong
như tuổi tác ,thể trạng,di truyền.Nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì khi
nó tác động vào cơ thể gây rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể,vượt quá
khả năng thích ứng của cơ thể thì đều gây ra hậu quả là cơ thể bị bệnh.
Những bệnh phức tạp thường diễn biến qua
nhiều khâu, tiếp nối nhau theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết
với nhau. Chính bệnh sinh học nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của các khâu đó
cung xnhư mối tương tác giữa chúng với nhau. Thí dụ liên cầu khuẩn gây viêm
họng, rồi từ đó có thể gây viêm màng trong tim, mà hậu quả là hở van và hẹp
van. Những thay đổi về cấu tạo của tim dẫn tới những rối loạn tuần hoàn máu
trong tim. Lúc đầu cơ tim còn mạnh, bù đắp được, song dần dần mất bù, tim bị
suy, dẫn tới ứ máu tĩnh mạch mà hậu quả là phù và tràn dịch, rối loạn chuyển
hoá và chức năng toàn thân, và cứ thế diễn biến làm cho bệnh ngày một nặng.
Cho nên trong quá trình bệnh sinh, nguyên nhân ban đầu gây ra những hậu quả nhất định, những thay đổi này lại trở thành nguyên nhân của những rối loạn mới và các rối loạn này lại có thể dẫn tới các hậu quả khác vv... Kết quả là một quá trình bệnh lý không ngừng phát triển và bệnh ngày một nặng.
Đặc biệt quan trọng là trong nhiều quá trình bệnh lý, những khâu sau tác động lại khâu trước làm cho bệnh nặng thêm. Thí dụ trong sốc chấn thương nặng gây rối loạn thần kinh trung ương nghiêm trọng (hưng phấn rồi ức chế) mà hậu quả là thiếu oxy do rối loạn tuần hoàn (suy mạch cấp), thiếu oxy lại tăng cường trạng thái ức chế thần kinh trung ương khiến rối loạn tuần hoàn và hô hấp thêm nặng, vv... Cứ như vậy khâu nọ tác động lên khâu kia làm cho sốc diễn biến nặng thêm , tạo ra vòng xoắn bệnh lý làm cho sốc không hồi phục.
Cho nên trong quá trình bệnh sinh, nguyên nhân ban đầu gây ra những hậu quả nhất định, những thay đổi này lại trở thành nguyên nhân của những rối loạn mới và các rối loạn này lại có thể dẫn tới các hậu quả khác vv... Kết quả là một quá trình bệnh lý không ngừng phát triển và bệnh ngày một nặng.
Đặc biệt quan trọng là trong nhiều quá trình bệnh lý, những khâu sau tác động lại khâu trước làm cho bệnh nặng thêm. Thí dụ trong sốc chấn thương nặng gây rối loạn thần kinh trung ương nghiêm trọng (hưng phấn rồi ức chế) mà hậu quả là thiếu oxy do rối loạn tuần hoàn (suy mạch cấp), thiếu oxy lại tăng cường trạng thái ức chế thần kinh trung ương khiến rối loạn tuần hoàn và hô hấp thêm nặng, vv... Cứ như vậy khâu nọ tác động lên khâu kia làm cho sốc diễn biến nặng thêm , tạo ra vòng xoắn bệnh lý làm cho sốc không hồi phục.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nhiệm vụ của người thầy thuốc là thấy rõ
mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng bệnh lý, đánh giá đúng những thay đổi
ấy và kịp thời phát hiện những thay đổi chủ yếu nghĩa là những khâu chính trong
quá trình bệnh sinh. Điều này rất quan trọng để có một cách điều trị thích đáng
(điều trị bệnh sinh ), để kịp thời ngăn chặn vòng xoắn bệnh lý khỏi xảy ra và
một khi đã xảy ra thì phải kịp thời cắt đứt., phá vỡ vòng xoắn, trừ bỏ các rối
loạn và phục hồi các chức năng .
Thí dụ trong suy tim, trọng tâm điều trị là
phục hồi sức co bóp cơ tim kết hợp với chế độ nghỉ ngơi để giảm bớt gánh nặng
đối với cơ tim đã bị suy. hoặc trong sốc, trọng tâm điều trị là phục hồi lượng
máu lưu thông bằng cách truyền dịch. Trong nhiều trường hợp, phải tìm cách tác
động lên nhiều khâu cùng một lúc, điển hình là trong sốc, phải tìm cách
tác động lên nhiều khâu : rối loạn thần kinh, rối loạn tuần hoàn, rối loạn hô
hấp, rối loạn chuyển hoá, vv...